Những sinh viên Hải Dương, Quảng Ninh và “Xuân này con không về”: Ừ thì buồn thật đấy, nhớ nhà đấy, nhưng vì cái chung thì thôi xa nhà 1 năm cũng chẳng hề
Tết vốn là dịp để mọi người sum vầy, quây quần bên gia đình và người thân nhưng Tết năm nay thì khác…
Ngày này tuần trước, chúng ta vẫn thấy không khí Tết chộn rộn quanh mình. Hội chị em tất bật sắm sửa váy vóc, đặt lịch tút tát lại giao diện của bản thân. Cánh đàn ông cũng chẳng kém cạnh, anh nào là “dân chơi hoa” thì hẳn nhiên cứ đến Tết là đi tìm hương tìm sắc, còn những “người chơi hệ cồn” thì rỉ tai nhau chỗ mua “nước thần” vừa ngon vừa an toàn.
Trong khi đám trẻ đang tất bật sắm Tết ở thành phố, thì ở quê, các cụ – thế hệ bố mẹ, ông bà chúng mình cũng rộn ràng chẳng kém.
Giò mua ở đâu ngon bác nhỉ?
Năm nay nhà bác gói bao nhiêu cái bánh chưng?
Rồi mùng mấy tụi trẻ con nhà bác về?
Ai xa quê đi làm đều biết: Từ ngõ nhỏ đến chợ lớn ở quê vào thời điểm cận Tết, thứ không khí hằn lên rõ nhất chính là nỗi háo hức mong con chờ cháu của các mẹ, các bà. Các bố, các ông cũng mong đấy, nhưng vì ít tụ tập gặp gỡ nên nỗi mong ở yên trong lòng thôi.
Nhưng đến thời điểm này, có lẽ dù là đám trẻ hay các cụ, không ai còn quan tâm chuyện bánh chưng, giò chả hay làm đẹp sắm Tết nữa. Tất cả chỉ băn khoăn mỗi một điều: Tết này liệu có về quê với gia đình được không?
Bạn Trần Hằng – Hiện đang làm việc tại Hà Nội, quê ở Hải Dương chia sẻ: ” Lúc nghe tin mình có thể không về quê ăn Tết cùng gia đình được, mình thấy vừa buồn, vừa lo. Buồn vì mình chưa bao giờ đón Tết xa nhà cả, nhưng lo nhiều hơn vì dù sao mình ở Hà Nội cũng an toàn hơn trong khi bố mẹ già rồi, không có ai chăm sóc lại còn ở giữa tâm dịch.
Video đang HOT
Hôm trước mẹ mình gọi điện mà cả hai mẹ con khóc trong điện thoại. Gia đình mình có 2 chị em gái, chị mình đã lấy chồng rồi nên Tết chỉ có mình đón giao thừa với bố mẹ được thôi.
Tết mà không về nhà được thì chắc chắn là buồn rồi, nhưng nếu nghĩ mình đang đóng góp cho cộng đồng thì cũng đỡ. Buồn nhưng mà có ích nên không sao! Nếu phải ở lại Hà Nội, mình nghĩ mình cũng sẽ hạn chế ra đường. Thay vào đó mình sẽ ngồi ở nhà, gọi điện cho bố mẹ, bạn bè và làm việc thôi. ”
Trong khi đó, Thảo Phương – Nàng dâu mới của Quảng Ninh lại trò chuyện với chúng tôi với ánh mắt rạng ngời: ” Em mới lấy chồng cách đây 2 tháng. Đúng ra Tết này sẽ là cái Tết đầu tiên của em ở nhà chồng. Nhưng hôm qua mẹ chồng em vừa gọi, bảo Tết này hai đứa về nhà ngoại ăn Tết cho an toàn. Nhà nào chẳng là nhà, bố mẹ nào cũng là bố mẹ.
Không có gì phải buồn hay áy náy. Đấy, nguyên văn lời mẹ chồng em nói với em là vậy. Cả nhà chồng em đều có suy nghĩ tích cực vậy luôn. Bố mẹ em bảo mấy lần trước nước mình kiểm soát dịch tốt, nên đang ở đâu – ở yên đấy là không có gì phải lo. ”
Con gái xa quê, xa bố mẹ dịp Tết thì buồn, đàn ông chắc chắn cũng vậy. Nhưng nỗi buồn đó có lẽ không chỉ xuất phát từ khoảng cách địa lý.
Thanh Phong – Quê Hải Dương, ông chủ của một quán cà phê nhỏ tại Hà Nội, chia sẻ với chúng tôi: ” Tết năm nào mình cũng vừa chạy quán cà phê của mình, vừa chạy thêm luôn cả một sạp hoa lan. Dịch trở lại vào đúng tầm dân tình đang sốt sắng sắm sửa, nên mấy hôm nay mình cũng chuẩn bị tinh thần rồi. Tết này bánh chưng có thể ít thịt, còn khỏe là được.
Cũng may là chăm hoa lan mất công nhưng nó không phải loại hoa mang tính thời vụ như đào. Giờ mình không bán được thì ra Tết mình chăm hoa, bán tiếp. ”
Nhìn chung, những bạn trẻ mà chúng tôi vô tình bắt gặp và trò chuyện đều chưa sẵn sàng cho một cái Tết xa nhà và cả gia đình họ cũng vậy.
Những người xa quê, đi làm ở thành phố, chẳng ai chuẩn bị cho một cái Tết ở nơi mình đã dành nguyên cả năm để kiếm sống. Người truyền thống sẽ về nhà với gia đình, người theo chủ nghĩa hiện đại sẽ xách vali lên và đi đến một nơi khác.
Đen Vâu đã bảo dù thành công, thất bại, chênh vênh hay hạnh phúc, hãy đi về nhà. Nhưng ngoài ngôi nhà và gia đình nhỏ của riêng mình, chúng ta đều có chung một ngôi nhà lớn là Việt Nam.
Chính vì thế:
” Hạnh phúc, khoan hãy về
Cô đơn, khoan hãy về
Thành công, khoan hãy về
Thất bại, khoan hãy về
Mệt quá, khoan hãy về
Mông lung, khoan hãy về
Chênh vênh, khoan hãy về
Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về
Không có việc gì, vậy thì khoan hãy về, khoan hãy về, khoan hãy về… ”
ẢNH: CHÁY, VIỆT PHỐ CỔ
Hình ảnh tiếp tế đồ ăn thức uống trong các khu cách ly ở Hải Dương khiến ai xem xong cũng cảm thấy ấm lòng
Mỗi người dân đều chung tay góp sức vào công tác phòng chống dịch bệnh.
Như đã biết, trong những ngày qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, mọi công tác chống dịch và phòng dịch bệnh lây lan đều được thực hiện chặt chẽ, gấp rút. Tại Chí Linh (Hải Dương), toàn thành phố phong toả nhằm nhanh chóng kiểm soát, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng.
Mới đây, một cư dân mạng được cho là đang sống tại TP. Chí Linh đã chia sẻ các hình ảnh bên trong các khu cách ly, trong đó, có rất nhiều hình ảnh tiếp tế đồ ăn, thức uống từ người dân khiến ai xem xong cũng cảm thấy ấm lòng.
Hình ảnh nước uống được đưa vào trong khu cách ly: "Bên trong thiếu cái gì bên ngoài sẽ chi viện cái đó".
"Các quán cà phê sau khi đóng cửa nghỉ dịch thì pha nước mang tặng các chốt và những người trong khu cách ly".
"Đây là đồ ăn của người dân tự làm mang tới các chốt gác".
"Cơm trong khu cách ly".
Hiện tại, mọi công tác chống dịch và phòng dịch đều đang được thực hiện nghiêm ngặt. Người dân ở khắp nơi chung tay cùng nhau chống dịch, hỗ trợ khi cần thiết.
Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, một cây xăng treo biển 'không đeo khẩu trang mời next' được dân tình hoan nghênh Đây được xem là một trong những giải pháp cứng rắn nhằm góp sức vào công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cả nước. Những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khi liên tục ghi nhận nhiều ca nhiễm cộng đồng, tâm dịch được xác định ở Hải Dương, Quảng Ninh. Ngành chức năng đã phát đi...