Những sinh viên ‘căng mình’ truy vết F0 ở Hải Dương
Lấy mẫu xét nghiệm, thu quần áo bẩn, rác thải của bệnh nhân Covid-19… những sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đang căng mình cùng đội ngũ y bác sĩ chống dịch.
Hải Dương là ‘điểm nóng’ khi có nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Những ngày này, thầy và trò Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng đang căng mình tham gia chống dịch Covid-19.
Sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia truy vết F0
Để có được thông tin dịch tễ của từng bệnh nhân cung cấp cho tổ truy vết tại địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập một “Sở Chỉ huy” đặc biệt hoạt động dưới sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và đội ngũ chủ lực là các sinh viên từ trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Hơn 600 sinh viên năm thứ 3, 4 của trường được huy động. Trong đó, 150 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Các viên còn lại chia làm hai lực lượng, một cánh tỏa xuống các địa phương truy vết và một nhóm tập trung tại CDC Hải Dương truy vết các ca bệnh F0 điều tra dịch tễ liên quan, danh sách tiếp xúc gần chuyển xuống địa phương thực hiện cách ly.
Sau khi các đối tượng lấy mẫu cộng đồng có thông tin về ca bệnh, tổ truy vết sẽ thực hiện truy vết dịch tễ, các đối tượng tiếp xúc gần và thống kê báo cáo, lập danh sách chuyển đi cho địa phương.
Hơn 600 sinh viên năm 3 và 4 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, trong đó 300 sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm.
Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên năm 4, khoa Xét nghiệm, cho hay công việc của nhóm Tiên khi tham gia chống dịch Covid-19 là hỗ trợ CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm.
“Hằng ngày chúng e sẽ đi từ sáng đến tối khi hết mẫu. Thường là sáng 1 điểm lấy mẫu, chiều 1 điểm. Có buổi sáng thì có thể 1-2h mới xong, sau đó thay đồ bảo hộ ra và ăn cơm. Rồi lại di chuyển đến điểm khác lấy tiếp. Có những hôm, 10h đêm, Tiên và các bạn của mình mới có thể trở về nơi nghỉ. Tất cả đều theo sự phân công, sắp xếp từ CDC và bên Khoa Xét nghiệm”.
Cũng theo Thủy Tiên, trước khi làm nhiệm vụ, sinh viên đều được tập huấn để bảo vệ bản thân, bảo vệ mọi người xung quanh và đảm bảo lấy đúng, lấy đủ mẫu bệnh phẩm.
Tận dụng thời gian ít ỏi khi nghỉ trưa ăn cơm, Tiên mới đi vệ sinh và chợp mắt.
Video đang HOT
Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia chống dịch (Ảnh: NVCC)
“Đây là hình ảnh sau 1 ngày lấy tới 6.000 mẫu xét nghiệm, chúng em cảm giác như gục ngã. Ảnh do thầy giáo Ngụy Đình Hoàn – giảng viên Khoa Xét nghiệm chụp lại” – Thủy Tiên chia sẻ.
Không nghỉ Tết để phục vụ Bệnh viện dã chiến
Hôm 30/1, 19 sinh viên Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương cũng gia nhập đội chống dịch sau khi viết đơn tình nguyện không nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiệm vụ của các em là khử khuẩn tại bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.
19 sinh viên khoa Điều dưỡng năm thứ 3 của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương tự nguyện không nghỉ Tết để chống dịch
“Hơn 60 năm qua các thế hệ thầy và trò Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương luôn đoàn kết, không quản ngại khó khăn, gian khổ, chung sức, đồng lòng, dâng hiến quên mình cùng chính quyền và người dân Hải Dương trong kháng chiến chống Mỹ, trong trận lụt lịch sử năm 1971…đến nay là chiến dịch phòng chống dịch Covid-19.
Cùng một lúc những khó khăn, thách thức đối với thầy và trò nhà trường vừa tham gia điều tra dịch tễ, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm vừa tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Ngoài lực lượng bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện đang thiếu và rất cần nguồn lực phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh khử khuẩn”- lãnh đạo nhà trường nhắn nhủ.
Phạm Anh Tú, sinh năm 2000 (quê ở Quảng Ninh) là trưởng nhóm 19 sinh viên Khoa điều dưỡng năm thứ 3.
Những sinh viên tham gia truy vết F0 ở Hải Dương
Ngày 31/1, nhóm của Tú bắt đầu công việc được giao. Lúc này 5 bạn trong nhóm tham gia, một số bạn khác chưa thu xếp xong công việc nên tập trung muộn. Tới chiều nay (1/2), nhóm có thêm 4 bạn nữa.
“Bọn em phân công nhau, bạn ở khu Nhân viên, bạn ở khu Bệnh nhân, bạn ở khu Kiểm soát nhiễm khuẩn, bạn ở khu chất thải”- Tú kể.
Một ngày làm việc sẽ bắt đầu từ 6h sáng bắt đầu từ việc đi pha hóa chất, khử khuẩn dụng cụ, sau đó sẽ đi thu quần áo bẩn của bệnh nhân để giặt sạch, đi lấy rác bệnh nhân thải ra để đưa về nơi tập kết…
Tú cho hay, công việc không vất vả nhưng lần đầu mặc đồ bảo hộ nên ban đầu ai cũng cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
“Có lúc em cảm thấy như mình không có đủ ôxy để thở nên mất nhiều sức. Mặc bộ đồ này chúng em bảo nhau hạn chế uống nước để hạn chế đi vệ sinh. Nếu “muốn” đi vệ sinh thì cố gắng cho tới giờ nghỉ…”- Tú thật thà chia sẻ.
Chia sẻ trên mạng xã hội, một giảng viên xúc động: “Tối hôm trước, lãnh đạo CDC Hải Dương báo cần 2 nhóm sinh viên cho 2 điểm Chí Linh, Kinh Môn đang nước sôi lửa bỏng. Cô trò thống nhất lên đường 1 ngày, nghỉ 1 ngày để lấy sức. Nhưng 5h sáng hôm sau điện thoại đã reo dồn dập, cần thêm gấp 1 số lượng sinh viên. Lại vội vàng kích hoạt các nhóm. Lúc này đa phần chúng còn mơ màng ngon giấc sau 1 ngày mệt nhoài. Chỉ một vài “chiến sĩ” thức giấc nhưng nhanh chóng chíu chíu “để em đi lùa các bạn”.
Thế mà chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, chúng hô hào nhau, 7h30 cô trò đã có mặt ở sân trường xếp hàng ngay ngắn. Có đứa còn hiện rõ sự mệt mỏi, ngáp vội vàng. Đứa nhồm nhoàm nhai nhanh chóng miếng bánh mì. Đứa hớt hải chạy đến: cô ơi hôm qua mệt em dậy muộn.
Xong 3 điểm đi, 11h trưa lại chuông điện thoại đổ dồn báo 1 công ty Chí Linh phong tỏa, nhanh chóng lấy 1.500 mẫu. 1 tiếng đồng hồ thống nhất cô trò chúng lại lên đường”.
(Ảnh: Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương)
Sức khoẻ các ca COVID-19 ở Hải Dương và Quảng Ninh hiện ra sao?
Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế có buổi hội chẩn các ca COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện dã chiến ở Hải Dương và Quảng Ninh.
Tại buổi hội chẩn trực tuyến ngày 31/1, báo cáo tình hình điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế TP.Chí Linh, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây tiếp nhận 100 ca COVID-19.
Đa số các bệnh nhân đều đang có sức khoẻ ổn định và được phân điều trị tại các khoa Nhi, Nội Tổng hợp, Đông y, Ngoại sản, Cấp cứu và Truyền nhiễm.
Các thành viên Hội đồng chuyên môn hội chẩn cho các ca bệnh COVID-19.
Ở Bệnh viện Dã chiến số 2 - Bệnh viện Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 34 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị cũng có sức khoẻ ổn định. Tuy nhiên, một bệnh nhân bị tăng huyết áp nên các bác sĩ vẫn đang theo dõi thêm.
Báo cáo Hội đồng, Bệnh viện Dã chiến số 2, Bệnh viện Phổi Quảng Ninh thông tin hội chẩn về 6 ca COVID-19 mắc kèm bệnh lý nền, đặc biệt, chú ý BN1658. Trước đó từ 24/1 đến 29/1, bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.
Trong ngày 29/1, bệnh nhân xuất hiện sốt nhẹ. Ngày 30/1, bệnh nhân còn đau mỏi người, không tức ngực, không khó thở.
Về trường hợp này, các chuyên gia đề nghị BV Phổi số 2 triển khai đánh giá tình trạng của người bệnh, theo dõi sát bệnh nhân vì men gan tăng.
Cùng tham gia hội chẩn, đại diện Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho hay đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhất và nặng nhất trong giai đoạn hiện nay. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường nhiều năm, đã sử dụng nhiều thuốc. Bệnh nhân cũng có tình trạng mức lọc thận cầu cao. Ngày hôm qua bệnh nhân này cũng đã được hội chẩn quốc gia và đây là lần thứ 4, các chuyên gia hội chẩn đối với BN1536.
Báo cáo về ca bệnh này, bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, đến ngày 31/1, BN1536 vẫn tiếp tục thở máy, nằm yên dưới an thần giãn cơ, phù 2 mu bàn tay, bàn chân, mạn sườn 2 bên.
Bệnh viện đã liên hệ làm các xét nghiệm chuyên sâu, xem xét tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Trước tình trạng trên của bệnh nhân, các thành viên Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tính lại liều thuốc cho bệnh nhân, xem xét tình trạng lọc thận, lượng nước tiểu thải ra, tăng cường dinh dưỡng người bệnh.
Tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị ngành y tế các địa phương đảm bảo các máy móc thiết yếu theo mức độ điều trị của bệnh viện.
Ông Khuê đề nghị các bệnh viện thực hiện trực Teleheath Khám chữa bệnh từ xa 24/24, thực hiện Hướng dẫn của Bộ Y tế về các hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, đảm bảo trực công nghệ thông tin, đường truyền ổn định.
"Tôi đề nghị các cán bộ y tế, các bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua những khó khăn vất vả để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân", ông Khuê nhấn mạnh.
Ninh Bình: Trường học rốt ráo phòng chống Covid-19 Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ban hành văn bản số 89/SGDĐT-CTTT về việc khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các trường học tại Ninh Bình duy trì vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp để phòng chống dịch Covid-19. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT đã yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc,...