Những siêu đại bác khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh
Ngay từ khi ra đời và cho đến tận ngày nay, pháo binh vẫn giữ vững được vai trò hỏa lực chủ yếu của lục quân nhiều quốc gia trên thế giới.
1. Khẩu pháo có trọng lượng lớn nhất
Đại pháo Schwerer Gustav
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã chế tạo khẩu đại pháo Schwerer Gustav (tiếng Anh Heavy Gustaf hoặc Great Gustaf) nặng tới 1.350 tấn, đây là khẩu pháo lớn nhất thế giới được ghi chép lại.
Đại pháo Schwerer Gustav được thiết kế năm 1934, chính thức đi vào phục vụ năm 1941 và sản xuất với số lượng chỉ 2 khẩu. Đến năm 1954, người ta đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của khẩu đại pháo này tại khu vực gần Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức.
Đạn pháo Schwerer Gustav bên cạnh một chiếc xe tăng T-34-85
Khẩu pháo nặng nhất thế giới này có đường kính nòng 800 mm; dài 47,3 m; rộng 7,1 m; cao 11,6 m; nòng dài 32,6 m L/40,6. Đạn pháo có trọng lượng 4,8 tấn, tầm bắn xa nhất đạt 55 km. Ngoài ra đại pháo Schwerer Gustav còn có thể bắn viên đạn nặng tới 7 tấn đi xa 35 km. Khẩu pháo khổng lồ này cần tới 1.500 người tham gia công tác đảm bảo và thao tác.
Ngoài ra, năm 1942 nước Đức còn chế tạo một khẩu pháo đường sắt khác nặng tới 1.329 tấn, là một trong những khẩu pháo nặng nhất thế giới.
2. Khẩu pháo có nòng dài nhất
Đại pháo Paris Gun
Pháo có nòng dài nhất thế giới là Đại pháo Paris cũng do Đức quốc xã chế tạo với chiều dài nòng lên đến 39,3 m, loại pháo này được thiết kế chuyên để tấn công Paris nên mới được đặt tên là Paris Gun. Pháo Paris Gun được Hải quân Đức và công ty Friedrich Krupp A.G liên kết chế tạo vào năm 1916 trên cơ sở tư tưởng thiết kế của Ludendorff.
Video đang HOT
Đạn của đại pháo Paris Gun
Đại pháo Paris sử dụng loại đạn đặc biệt cỡ nòng 211 mm (về sau Paris Gun được sửa đổi để bắn đạn 238 mm), mỗi quả đạn nặng 120 kg, tiêu tốn hết 200 kg thuốc súng cho mỗi phát bắn, do đó khi sử dụng đòi hỏi phải tính toán hết sức chính xác.
Năm 1917 sau khi ra đời, Đại pháo Paris được bí mật vận chuyển đến khu rừng gần Lyon nhằm chuẩn bị cho trận địa pháo đặc biệt. Tháng 3/1918, Paris Gun chính thức được đưa vào sử dụng. Sáng ngày 23/3/1918, quả đạn đầu tiên của khẩu pháo này được bắn đi, sau hành trình bay 113 km, nó đã rơi trúng thủ đô Paris.
3. Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất
Pháo hạm cỡ nòng 460 mm trên thiết giáp hạm Musashi
Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất thế giới là 457,2 mm, lắp đặt trên thiết giáp hạm Musashi thuộc lớp Yamato có lượng giãn nước 70.000 tấn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Theo Hiệp ước hạn chế trang bị hải quân London thì lượng giãn nước tiêu chuẩn của chiến hạm chủ lực không được vượt quá 35.000 tấn, pháo hạm không quá 406 mm, có thể thấy cả 2 tiêu chuẩn trên của chiến hạm Musashi đều vượt quá quy định.
Ngày 24/10/1944, thiết giáp hạm Musashi đã bị 6 lượt tấn công của gần 200 máy bay chiến đấu thuộc Hải quân Mỹ đánh chìm bằng 20 ngư lôi Mk 13 và 17 quả bom, trong trận đánh này pháo hạm đã không thể phát huy tác dụng.
4. Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên
Pháo phản lực BM-13 Katyusha
Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên trên thế giới là BM-13, thường gọi là Katyusha của Liên Xô. Hệ thống pháo phản lực này được lắp đặt thiết bị định hướng quỹ đạo, mỗi loạt có thể bắn 16 quả đạn rocket 132 mm đi xa 8,5 km. Đạn rocket M-13 kiểu cánh đuôi có tốc độ ban đầu đạt 70 m/s, tốc độ tối đa 355 m/s, thời gian tái nạp đạn mất 5 – 10 phút. Do pháo phản lực khi bắn tạo quầng lửa khá rộng, dễ bị lộ trận địa nên nhà thiết kế đã lắp đặt pháo Katyusha lên xe ô tô tải có tính cơ động cao, khiến nó có thể đánh nhanh rút nhanh.
Ngày 30/6/1941, Nhà máy Quốc tế cộng sản thuộc bang Voronezh được giao nhiệm vụ sản xuất lô hàng pháo phản lực BM-13 đầu tiên. Để giữ bí mật, trên thân xe chở pháo được viết một chữ “K”, đó là chữ cái Nga đầu tiên trong tên của nhà máy này.
“Dàn đồng ca đỏ” BM-13 lên tiếng
Ngày 14/7/1941, Quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng pháo phản lực Katyusha tại khu vực Orsha, giáng cho quân Đức một đòn trí mạng. Do pháo phản lực có hỏa lực mạnh mẽ với khả năng bắn nhiều quả đạn trong một thời gian ngắn và có hình dạng đặc biệt khiến nó trở nên nổi tiếng trong trận chiến này.
Khi đó binh lính Đức không biết loại pháo lạ này có tên gọi là gì, lại nhìn thấy chữ “K” trên thân xe tải nên đã liên tưởng tới cái tên Katyusha của cô gái Nga trong một ca khúc rất quen thuộc. Từ đó pháo phản lực phóng loạt BM-13 được gọi khắp Liên Xô và thế giới bằng tên gọi Katyusha.
5. Pháo cao xạ có cỡ nòng lớn nhất
Pháo cao xạ KS-30 của Liên Xô
Pháo cao xạ KS-30 đời 1955 của Liên Xô là loại pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất thế giới, lên tới 130 mm. Khẩu pháo này có nòng dài 8,4 m; trọng lượng chiến đấu 250 tấn; tầm bắn hiệu quả 13,72 km (một số tài liệu cho rằng con số thực đạt tới 15 km), mỗi phút chỉ có thể bắn tối đa 10 – 20 phát đạn.
6. Pháo cối lớn nhất thế giới
Pháo cối Mallet
Pháo cối Mallet do Nhà máy công binh Woolwich của anh chế tạo năm 1951 và Little David của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận là 2 loại pháo cối lớn nhất thế giới.
Pháo cối Little David
Hai loại pháo cối trên có cỡ nòng 920 mm, nhưng đều chưa từng được triển khai sử dụng trong thực chiến.
Theo Tri Thức
Tham vọng của Trung Quốc đã biến ĐNÁ thành thùng thuốc súng
Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 với chi tiêu quốc phòng chiếm 11% trên tổng số toàn cầu. Con số này nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995 trong khi chi tiêu toàn khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu"
Sự trỗi dậy của Trung Quốc bị xem là đáng ngại
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực thống trị mới trong khu vực và trên thế giới không chỉ là thách thức đối với Mỹ và Đông Á, mà còn cho cả Nga. Các vấn đề bất ổn chính trị, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với Trung Quốc, cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc có thể trở thành những mối đe dọa mới cho Moscow.
"Trong bối cảnh các cuộc xung đột khu vực đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây, các nước Châu Á - Thái Bình Dương đang tìm cách mở rộng quy mô cũng như hiện đại hóa quân đội của chính mình", Bà Anna Kireeva thuộc Viện quan hệ quốc tế Moscow cho biết.
"Hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á được bắt đầu vào những năm 1980 song song với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng, từ 11% trên tổng số toàn cầu vào những năm 1980 nhanh chóng tăng lên 20% vào năm 1995. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng khu vực Đông Á hiện chiếm 24% trên toàn cầu", bà cảnh báo.
Theo Viện Ngiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 1980 đến năm 2012, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 750%, từ 18 tỉ USD đến 157 tỉ USD. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt kỷ lục khi chi tới 188 tỉ USD.
"Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng đã tạo điều kiện cho Nga đa dạng hóa các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Và việc các nước này gia tăng chi phí quốc phòng thể hiện sự cẩn trọng trong mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia láng giềng", bà Kireeva nói.
Trong khi đó, ông Pert Topychkanov thuộc Trung tâm nghiên cứu Moscow lại cảnh báo về mối nguy của vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng sự phát triển của các chương trình hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đại diện cho hai mối đe dọa cơ bản đó là sự mở rộng vũ khí hạt nhân giữa các nước và nguy cơ chiếm hữu vũ khí của các tổ chức khủng bố.
"Nếu sự phân chia thế giới tiếp tục phát triển, Nga, Mỹ và Trung Quốc sẽ không đủ khả năng phòng thủ trước số lượng lớn đầu đạn tên lửa với công nghệ hiện đại, trong trường hợp đó, nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực sẽ leo thang và dẫn đến chiến tranh", ông Topychkanov đề cập đến những thách thức của việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) trong khu vực.
Ông kết luận, cuộc chạy đua vũ trang của các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tạo nên một mối nguy cho an ninh không chỉ riêng khu vực này, mà bao gồm cả Nga, Mỹ và toàn thế giới.
Theo NTD/Russia Direct
Ấn Độ cường quốc quân sự thế giới Ấn Độ được xếp vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ ba thứ nhất dĩ nhiên gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga) cùng Bắc Triều Tiên và Ixrael. 1. Một số nét chung về Quân đội Ấn Độ Các chuyên gia quân sự thế giới xếp Ấn Độ vào bộ ba thứ hai về tiềm lực quân sự (bộ...