Những sếp lớn từ chức sau… mấy ngày nắm quyền
Vừa nhậm chức chưa được nóng ghế, không ít lãnh đạo đã bất ngờ thoái vị khiến cho dư luận xôn xao.
8 ngày
Mặc dù mức lương 80 triệu đồng/tháng kèm khoản thưởng 200.000 cổ phiếu Mai Linh cho thời gian làm việc từ 12/8/2013 đến 11/11/2013 nhưng chỉ sau 8 ngày chính thức điều hành hãng taxi này, bà Bùi Bích Lân đã quyết định từ nhiệm chiếc ghế tổng giám đốc.
Những năm vừa qua, Mai Linh vẫn loay hay xử lý nợ nần, kết quả kinh doanh nhiều năm thua lỗ và bị đối thủ lớn Vinasun vượt qua trên phương diện. Với việc từ chức của bà Lân thì Chủ tịch Mai Linh, ông Hồ Huy, quay trở lại chức vụ Tổng giám đốc kể từ chiều 13/9.
18 ngày
Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, ông Phạm Văn Trung được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) chọn giữ cương vị Tổng giám đốc. Tuy nhiên, mới đảm đương 18 ngày, ông đã xin từ chức. Lý do xin thôi việc được ông Trung đưa ra là do cá nhân. Ý nguyện này của ông Trung đã được Hội đồng quản trị duyệt.
Ông Trung là một trong những người gắn bó với Tập đoàn Hoa Sen ngay từ những ngày đầu thành lập. Khởi đầu là trợ lý Tổng giám đốc, sau đó ông đảm nhiệm nhiều vị trí khác.
32 ngày
Ông Phạm Văn Thăng được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngày 20/6. Ngay sau đó, ông đã quyết định thôi giữ chức vụ này từ ngày 22/7. Như vậy, chỉ sau 32 ngày ông đã rời chiếc ghế “nóng” này.
Theo quyết định của hội đồng quản trị SHB, ngân hàng này chấp thuận cho ông Phạm Văn Thăng được chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và bàn giao toàn bộ các công việc, tài sản, hồ sơ quản lý cho tổng giám đốc.
Video đang HOT
4 tháng
Cuối tháng 11 năm ngoái, CEO Air Mekong Lương Hoài Nam cũng bất ngờ xin từ chức sau 4 tháng ở vị trí giám đốc điều hành hãng hàng không này, với lý do cá nhân. Thời điểm đó, chia sẻ trên trang cá nhân, ông Nam cho hay, lý do từ nhiệm của mình là muốn được sum họp cùng gia đình.
Hồi đầu tháng 7/2012, ông chính thức nhận vị trí giám đốc điều hành tại Air Mekong. Trước đó, ông có 11 năm công tác tại Vietnam Airlines. Từ năm 2004 đến 2010, ông làm cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.
Phó tổng Giám đốc Nguyễn Văn Đức của Công ty CP ôtô Hàng Xanh bất ngờ nghỉ việc chỉ sau 4 tháng tại vị. Trước đó, ông Đức là Tổng giám đốc HAX, nhưng xin từ chức do năm 2012 công ty thua lỗ và lui xuống vị trí Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh.
5 tháng
Bà Đàm Bích Thủy – Tổng giám đốc VIB mới được bổ nhiệm hồi tháng 5/2013 thay bà Dương Thị Mai Hoa đã tạm thời “nhường ghế” cho ông Hàn Ngọc Vũ. Ông Vũ cũng đồng thời là thành viên HĐQT. VIB cho biết, lý do thay Tổng giám đốc của ngân hàng này là bà Thủy mong muốn từ nhiệm khỏi vị trí CEO để tập trung cho công việc mới, và được HĐQT VIB đồng ý
Trước đó, bà Dương Thị Mai Hoa bất ngờ ngờ từ chức Tổng Giám đốc VIB vào cuối tháng 1/2013 để chuyển sang làm Maritime Bank.
Hơn 1 năm
Ông Trương Đình Anh bất ngờ từ nhiệm Tổng Giám đốc FPT vào tháng 9/2012. Ông là tổng giám đốc thế hệ thứ ba của tập đoàn, sau ông Trương Gia Bình và ông Nguyễn Thành Nam.
Ông được bổ nhiệm từ tháng 3/2011 sau những thành tích ấn tượng tại Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom), đưa công ty này từ chỗ là một trung tâm Internet với 4 nhân sự trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu và là một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển Internet tại Việt Nam.
Theo Duy Anh
Hơn 2 năm vẫn chưa xử vụ chìm tàu Dìn Ký
Nhiều người vẫn chưa thể quên vụ chìm tàu Dìn Ký trên sông Sài Gòn ở Thuận An (Bình Dương) ngày 20/5/2011 làm 16 người chết.
Nhà hàng Dìn Ký Cầu Ngang bây giờ (ảnh lớn) và vụ chìm tàu Dìn Ký năm 2011 (ảnh nhỏ)
Một ngày sau, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án. Thế nhưng 27 tháng đã trôi qua, vụ án vẫn chưa được đem ra xét xử và đã tạm đình chỉ điều tra.
Chúng tôi trở lại thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) tìm câu trả lời cho điều khó hiểu này. Ở Thuận An, nhà hàng Dìn Ký Cầu Ngang, nơi 16 thực khách xấu số chìm xuống sông Sài Gòn, đã hoạt động trở lại sau vụ chìm tàu ba tháng, được sửa sang to đẹp hơn ngày trước. Còn ở Thủ Dầu Một, Công an và Viện KSND tỉnh Bình Dương đã phải mất 10 ngày lục tìm trong chồng hồ sơ lưu trữ và thống nhất những tài liệu sẽ cung cấp cho báo chí, bởi vụ án đã đình chỉ điều tra từ ngày 30/5/2012.
Hai bị can đang được tự do
Theo hồ sơ của Viện KSND tỉnh Bình Dương, ngày 21/5/2011 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và điều động hoặc giao cho người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy" và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Đức (lái tàu) và Lao Văn Quang (nhân viên quản lý nhà hàng) để điều tra. Đến ngày 29/5/2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Văn Đức và Lao Văn Quang với tội danh đã nêu và Viện KSND tỉnh Bình Dương đã phê chuẩn cùng ngày.
Sau đó, Viện KSND tỉnh Bình Dương đã hai lần ra quyết định gia hạn thời hạn điều tra hình sự của vụ án và lệnh tạm giam với Lao Văn Quang và Nguyễn Văn Đức. Tuy nhiên, những quyết định gia hạn trên vẫn không đủ thời gian để kết thúc điều tra. Đúng một năm sau vụ chìm tàu Dìn Ký, ngày 30/5/2012 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, trả tự do cho Nguyễn Văn Đức và Lao Văn Quang.
Việc trả tự do cho hai bị can Đức và Quang, đại úy Đặng Hoàng Định - đội phó đội 4 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương - cho biết không kèm theo biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo hồ sơ, cả hai hiện đang tạm trú tại khu phố Đông, phường Vĩnh Phú, Thuận An. Tuy nhiên, đại úy Định thừa nhận không rõ hiện Đức và Quang còn cư trú tại nơi đã khai báo hay không. Khi chúng tôi đặt câu hỏi nếu bị can có thể bỏ trốn và việc đưa vụ án ra xét xử sẽ bị ảnh hưởng, đại úy Định nói:"Khi nào phục hồi điều tra sẽ triệu tập hai bị can trở lại. Nếu bỏ trốn thì bị truy nã".
Lần theo địa chỉ, chúng tôi không tìm được Đức, còn Quang sau khi được trả tự do đã được Dìn Ký tiếp nhận trở lại và chuyển từ Dìn Ký Cầu Ngang về làm nhân viên quản lý nhà hàng Dìn Ký Thuận An. Tuy nhiên, khi chúng tôi điện thoại đề nghị nói chuyện, Quang từ chối, cho biết đang về quê và không nói khi nào trở lại Bình Dương.
Chậm vì chờ... Trung Quốc!
Đây là lý do được cả Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương và Viện KSND tỉnh Bình Dương lý giải cho việc đã 27 tháng kể từ khi khởi tố vụ án vẫn chưa kết thúc điều tra, đưa ra xét xử.
Đại tá Trần Văn Chính, phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, cho biết trong 16 nạn nhân có bốn người Trung Quốc là Jiang Li, Zhuo Ying Hua, Guo De Cai và Guo Dong Hui. Do Dìn Ký chưa thỏa thuận được phần dân sự với cả bốn nạn nhân Trung Quốc nên ngày 26/12/2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp gửi Viện KSND tối cao để gửi đến Viện KSND tối cao Trung Quốc ủy thác tư pháp yêu cầu dân sự trong vụ án hình sự đối với đại diện các bị hại. Tuy nhiên, cho đến khi tạm đình chỉ điều tra, các cơ quan tố tụng của Bình Dương vẫn không nhận được kết quả ủy thác tư pháp.
Mãi đến ngày 27/8/2012, nghĩa là gần ba tháng sau khi vụ án đã tạm đình chỉ điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra mới nhận được bản fax kết quả ủy thác tư pháp của Jiang Li, Zhuo Ying Hua, hai nạn nhân còn lại vẫn chưa có. Nhưng ngay cả hai kết quả ủy thác tư pháp này cũng không có giá trị pháp lý vì phía Trung Quốc không cung cấp bản chính mà chỉ là bản fax, tương tự như bản photocopy. Vụ án vì thế vẫn đi vào ngõ cụt. Vì vậy "đến khi nào có kết quả ủy thác của cả bốn nạn nhân Trung Quốc thì vụ án sẽ được tiếp tục điều tra" - đại tá Trần Văn Chính khẳng định.
Khi chúng tôi đặt vấn đề vì sao không tách phần dân sự và hình sự của vụ việc thành vụ án khác nhau để dễ dàng điều tra xét xử, còn nếu để như hiện nay thì phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả ủy thác tư pháp từ phía Trung Quốc, đại úy Đặng Hoàng Định - người trực tiếp điều tra vụ án - nói: "Quy trình tố tụng là phải làm tròn trịa, không chỉ phần dân sự mà còn phải xem phía bị hại có kiến nghị gì về phần hình sự. Do đó không tách phần dân sự và hình sự trong vụ việc này".
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Nhiều - phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương - thừa nhận việc tách phần dân sự và hình sự để xét xử là đúng luật. Tuy nhiên, quan điểm của các cơ quan tố tụng là vẫn ráng chờ kết quả ủy thác tư pháp. "Chúng tôi chỉ có thể khẳng định sẽ đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất. Còn thời gian đó là bao lâu thì không thể trả lời được" - ông Nhiều nói.
Tiệc sinh nhật bi thảm
Vụ chìm nhà hàng du thuyền Dìn Ký làm 16 người thiệt mạng ngày 20/5/2011 được cho là vụ chìm tàu bi thảm nhất trên sông Sài Gòn kể từ năm 1966 (sau vụ chìm tàu khách Thuận Phong trong chiến tranh). Đa số thực khách trên tàu đều dự sinh nhật cháu Quách Hồng Đạt (sinh năm 2008), con ông Guo Liang Cai (Quách Lương Tài) và bà Trần Thị Tương. 19g cùng ngày, do gặp cơn dông lớn, tàu bị gió thổi nghiêng. Lái tàu Nguyễn Văn Đức vốn chỉ là nhân viên phục vụ, không có bằng lái tàu đã không điều khiển được tàu về bờ khiến tàu lật nghiêng, chìm nhanh xuống sông Sài Gòn. 16 thực khách (trong đó có cháu Quách Hồng Đạt và mẹ là Trần Thị Tương cùng bảy người thân trong gia đình) đã tử nạn.
Sau khi tai nạn xảy ra, nhà hàng Dìn Ký Cầu Ngang đã dành một số tiền lớn lo mai táng và bồi thường cho các nạn nhân. Đồng thời trả lời ngày 23/5/2011, ông Châu Hoàn Tâm, chủ nhà hàng Dìn Ký Cầu Ngang, đã xin lỗi các nạn nhân và nói: "Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan chức năng có hướng xử lý như thế nào chúng tôi sẽ chấp hành theo quy định của pháp luật".
Luật sư BÙI QUANG NGHIÊM (Đoàn luật sư TP.HCM): Có thể tách phần hình sự xét xử riêng
Theo điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Như vậy trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự có thể xét xử riêng, không nhất thiết phải vì phần trách nhiệm dân sự mà không xét xử vụ án hình sự.
Trong vụ liên quan đến cái chết 16 nạn nhân của vụ chìm tàu, ngoài việc bồi thường về mặt dân sự dù có đạt được thỏa thuận hay không thì phần trách nhiệm hình sự vẫn phải được cơ quan tố tụng tiến hành các bước theo đúng thẩm quyền. Việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho rằng do chưa nhận được kết quả ủy thác tư pháp về mặt dân sự đối với bốn nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc nên chưa phục hồi điều tra là khiên cưỡng.
Bởi theo điều khoản của hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết ngày 19/10/1998 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngoài phần tương trợ tư pháp về hình sự còn bao gồm các vấn đề khác về dân sự. Khi nhận được yêu cầu ủy thác Viện KSND tối cao hoặc Bộ Tư pháp của bên yêu cầu ủy thác gửi tới thì bên nhận ủy thác phải gửi kết quả thông tin ủy thác tư pháp bằng bản dịch có công chứng sang ngôn ngữ mà bên yêu cầu ủy thác yêu cầu hoặc bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể của vụ án này liên quan đến bốn nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc không gửi được kết quả ủy thác tư pháp thì vẫn phải xét xử phần hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Còn khi nào có kết quả ủy thác tư pháp được chuyển từ Trung Quốc sang thì sẽ xét xử phần dân sự.
Theo Xahoi
27 tháng vẫn chưa xử vụ chìm tàu Dìn Ký Nhiều người vẫn chưa thể quên vụ chìm tàu Dìn Ký trên sông Sài Gòn ở Thuận An (Bình Dương) ngày 20-5-2011 làm 16 người chết. Một ngày sau, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án. Thế nhưng 27 tháng đã trôi qua, vụ án vẫn chưa được đem ra xét xử và đã tạm đình chỉ điều tra. Nhà hàng...