Những “sát thủ” tự do gây án
Người bệnh cho rằng mình không bị bệnh, còn gia đình, người thân thì thờ ơ, chủ quan, thậm chí hắt hủi, bỏ rơi khiến nhiều người bệnh ngày càng nặng thêm, có những hành động bất thường, gây tổn hại cho xã hội.
Tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa hiện có khoảng 200 bệnh nhân tâm thần được điều trị tại đây, trong số đó có nhiều người không có người thân hoặc người thân đưa đến viện rồi bỏ mặc. Ngoài ra, bệnh viện này đang cấp phát thuốc thường xuyên cho khoảng 2.000 người bị tâm thần phân liệt sống trong cộng đồng.
Bệnh rất nặng mới đưa vào viện
Nhiều người nhà bệnh nhân kém hiểu biết quan niệm người thân của họ bị điên là do… động mồ động mả, do “ma làm” nên thường nhờ đến các “giải pháp tâm linh”. Nhiều năm sau, đến lúc người bệnh đập phá, hành hung, thậm chí giết người, họ mới đưa người bệnh đến bệnh viện. Khi đó việc chữa bệnh đã trở nên rất khó khăn.
Có mặt tại khu nội trú Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, chúng tôi được chứng kiến muôn mặt trạng thái của những bệnh nhân tâm thần. Tất cả họ đều nhìn chúng tôi bằng ánh mắt vô hồn.
Thường bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng mới được người thân đưa vào bệnh viện
Theo bác sĩ Bùi Khắc Tiến, Trưởng khoa Lão khoa, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, hơn 30 năm làm việc tại bệnh viện, ông đã chứng kiến vô số những trường hợp cười ra nước mắt, nhiều lúc cảm thấy mình cũng muốn “phát điên” với người bệnh.
“Những người điều trị nội trú thường là những người khi bệnh nặng mới được đưa vào. Có lẽ do hoàn cảnh khó khăn hoặc ý thức chủ quan của gia đình và chính người bệnh, nên khi vào viện họ hầu như không nhận thức được chính mình. Đặc biệt, những bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đầu óc họ luôn tồn tại một người nào khác ngoài mình. Vì thế khi bình thường họ không sao, nhưng khi “lên cơn” họ lại biến thành một người khác. Lúc này đầu óc họ nghĩ ra cái gì là họ làm cái đó và luôn luôn lo sợ có ai đó trả thù, giết mình. Nên hành vi của họ rất khó lường, nếu không được điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho cộng đồng” – bác sĩ Tiến cho biết.
Theo bác sĩ Tiến, điều trị cho những người không bình thường như thế này, bệnh viện đã gặp vô vàn những tình huống oái oăm. Có hôm đang đi thăm khám bệnh nhân, đi ngang qua một người bệnh, bác sĩ bị họ nhổ cả nước bọt vào mặt rồi cười khanh khách. Có người trời nóng cởi sạch quần áo chạy khắp khuôn viên bệnh viện, dội nước cả ngày. Có bệnh nhân phát điên đuổi đánh cả bác sĩ và các bệnh nhân khác.
Video đang HOT
Người tâm thần không được điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho cộng đồng
32 năm làm việc tại Bệnh viện Tâm thần, Điều dưỡng trưởng – Khoa lão khoa Trịnh Minh Hùng nhớ không biết bao chuyện vui buồn từ những người bệnh. Ông kể có lần đang đi khám, tiêm phát thuốc cho người bệnh, bất ngờ có một bệnh nhân nữ lao tới ôm cứng lấy ông rồi sợ soạng cả vào vùng nhạy cảm, đòi hôn hít. “Có nhiều bệnh nhân trong cùng một phòng, nếu phát quần áo, cho ăn uống không khéo sẽ sinh ra ghen tỵ, đánh nhau. Có nhiều trường hợp còn đập phá bệnh viện, lật tung cả nhà vệ sinh rồi nhảy xuống hố nước bẩn tắm. Bác sĩ khuyên giải còn bị hắt cả nước vào người” – bác sĩ Hùng nhớ lại.
Còn nhiều người tâm thần sống trong cộng đồng
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Anh, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, cho biết, mỗi năm bệnh viện có khoảng 15 – 17 nghìn lượt người đến khám bệnh. Con số này rất ít so với thực tế, bởi người bị bệnh bao giờ cũng phủ nhận mình bị bệnh, trong khi nhiều gia đình chưa quyết liệt đưa người bệnh đi thăm khám, điều trị mà cứ thờ ơ xem nhẹ.
“Bệnh viện chúng tôi nhận được rất nhiều bệnh nhân được người nhà đưa đến, nhưng họ không chu đáo nhiệt tình chăm lo mà cứ lấy cớ do bận bịu hoặc công việc không cho phép để phó mặc người bệnh cho bệnh viện. Chính điều này xảy ra một nghịch lý là nhiều người sau khi điều trị khỏi bệnh cho về gia đình cộng đồng lại phát bệnh trở lại” – ông Anh chia sẻ.
Phần đông người nhà bệnh nhân quan niệm người thân của họ bị điên là do “ma làm” nên thường nhờ đến các giải pháp tâm linh
Cũng theo ông Anh thì hiện nay việc quản lý người bệnh nội trú cũng rất khó khăn. Người phát bệnh thường xuyên có những biểu hiện khó lường như xé màn, xé quần áo, đập vỡ bát chén, đánh nhau, đi lang thang… Những người được tự do sống chung với cộng đồng đã có những việc làm, hành động tàn ác mà chúng ta không thể lường trước, ngăn chặn kịp thời.
“Đơn cử như vụ con tâm thần đánh chết bố chỉ vì một câu chửi ở xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn; người tâm thần giết rồi hiếp dâm nữ sinh ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương; đánh chết người buôn đồng nát ở phường Đông Hải, TP Thanh Hóa… Tất cả những hung thủ đều bị bệnh nặng, gia đình biết điều đó nhưng do hoàn cảnh hoặc họ thờ ơ không quan tâm nên người bệnh “được” tự do thỏa sức lộng hành. Vì thế mới xảy ra những vụ án đau lòng” – ông Anh nói.
Được biết hiện nay Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa đang cấp phát thuốc miễn phí (mỗi tháng 1 lần) cho những bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt đang sống ở cộng đồng. Đây là dự án chăm sóc sức khỏe cộng đồng – Chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện. Thanh Hóa có 115 xã được hưởng chính sách này với trên 2.000 bệnh nhân đang dùng thuốc.
“Dù có chính sách gì đi nữa, nếu người bệnh không tự nhận mình có bệnh, gia đình và chính quyền địa phương không quyết liệt trong việc đưa người bệnh đi điều trị và có cái nhìn thân thiện, yêu thương gần gũi đối với họ, xem họ như một con người bình thường, thì căn bệnh rất khó khỏi. Đó mới đây chính là “liều thuốc” rất hữu hiệu để người tâm thần hòa nhập cộng đồng” – bác sĩ Bùi Khắc Tiến nói.
Nguyễn Thùy
Theo dantri
Hàng chục thanh niên hỗn chiến, 1 người chết
Do mâu thuẫn, hai thanh niên cầm đầu hai nhóm đã thách thức giao đấu. Sau vụ hỗn chiến kinh hoàng bằng hung khí, 1 người chết, nhiều người bị thương.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, đêm ngày 10/4/2013, Nguyễn Văn Thoại (SN 1992, quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) đang là sính viên của trường ĐH Công Nghiệp TP HCM (đóng trên địa bàn xã Quảng Tâm- TP Thanh Hóa) đi ăn tối tại ngã ba Môi, xã Quảng Tâm thì va chạm với nhóm của Hà Anh Trung và bị một người trong nhóm này đánh một cái vào mặt.
Thoại trở về nhà kể chuyện mình bị đánh cho Phạm Văn Quân (SN 1980, Quảng Cát- TP Thanh Hóa) và Phạm Văn Thắng (SN 1987, em trai Quân). Sáng ngày 11/4/2013, Quân gọi điện cho Trung thách thức đánh nhau đồng thời đưa cho Thoại 400 nghìn đồng để mua hung khí. Sau đó Quân gọi điện huy động thêm 11 thanh niên thuộc một số nhóm khác để tăng lực lượng.
Các bị cáo trong hai băng nhóm hỗn chiến
Ngoài số hung khí mua, nhóm này còn lấy thêm hung khí có sẵn ở nhà rồi bỏ vào bì mang theo. Chúng gọi 1 taxi, số còn lại đi xe máy kéo đến nhà Trung.
Cùng thời gian đó, Đặng Quốc Bảo (SN 1977, Đông Hải, TP Thanh Hóa) đến nhà Trung chơi và biết chuyện. Do Bảo quen cả hai bên nên nhận đứng ra giảng hòa.
Khi nhóm của Quân đến, Bảo ra nói với Quân về việc Trung xin lỗi nhưng Quân không chấp nhận mà yêu cầu phải đích thân Trung ra xin lỗi mới bỏ qua. Thấy căng thẳng, Bảo gọi cho bạn của Quân là Lê Văn Dũng (SN 1977), Vũ Văn Báo (SN 1977) (cả hai cùng ngụ tại Quảng Thọ- Quảng Xương) đến để tiếp tục giảng hòa.
Quân cay cú vì Dũng và Báo là bạn của mình nhưng lại bênh bên kia, Quân đã gọi điện chửi bới Dũng rồi kéo cả nhóm đến nhà Dũng "nghênh chiến".
13h cùng ngày, nhóm của Quân đến đoạn vào làng Văn Phú (Quảng Thọ) gặp Dũng, Báo và một số người nữa nên Quân đã cho nhóm dừng ở đó rồi hai bên dùng hung khí lao ra QL 47 để hỗn chiến. Các đối tượng dùng dao, súng, tuýp sắt, cuốc, gậy gộc... đánh chém nhau loạn xạ trên đường QL 47. Hậu quả làm Vũ Văn Báo tử vong, Quân và Thoại, Dũng bị thương.
Phòng xử án chật kín nên người dân đến xem tràn cả ra sân tòa
Sáng ngày 14/1, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử nhóm đối tượng Phạm Văn Thắng, Phạm Ngọc Tân (SN 1991, P. Ba Đình), Lê Văn Dũng về tội "Giết người". Tội "Gây rối trật tự công cộng" đối với kẻ cầm đầu Phạm Văn Quân cùng 16 đối tượng trong băng nhóm.
Sau hơn 1 ngày diễn ra xét xử, HĐXX tuyên phạt các bị cáo Thắng 16 năm tù, Tân 14 năm tù, Dũng 12 năm tù giam. Bị cáo Quân cầm đầu gây rối trật tự công cộng nên chịu mức án cao nhất 5 năm tù giam, số bị cáo còn lại chịu mức án từ 16 đến 42 tháng tù và bồi thường cho gia đình bị hại theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Bị bán sang Trung Quốc vì đi... xem bói Từ việc đi bói, hai nạn nhân là chị em đã bị "thầy" đấu mối với "mẹ mìn" dụ dỗ sang Trung Quốc làm ăn. Sau 5 tháng bị lừa sang Trung Quốc ép lấy chồng, đẻ thuê, 2 nạn nhân mới được gia đình giải cứu trở về với 44 triệu đồng tiền chuộc. Hai nạn nhân là N.T.H (SN 1983) và...