Những sát thủ dugong cuối cùng
Nhiều sát thủ dugong ở Phú Quốc giải nghệ đã quay trở lại để bảo vệ loài vật còn có tên là ‘nàng tiên cá’ này.
Dugong, một loài động vật quý hiếm tại khu bảo tồn biển Phú Quốc – Ảnh: do BQL khu bảo tồn biển Phú Quốc cung cấp
Ký ức săn “nàng tiên cá”
Trong ngôi nhà khang trang nằm dưới chân núi Hòn Một, bên con đường đất đỏ chạy qua xã Bãi Thơm (Phú Quốc), người đàn ông dáng nho nhã chậm rãi mang ra một kỷ vật được gói cẩn thận trong tấm vải đỏ úa màu. Kỷ vật cuối cùng trong cuộc đời biển cả của ông là cặp nanh dài của con dugong nặng gần một tấn, cũng là con dugong (còn gọi là bò biển hay “nàng tiên cá”) cuối cùng bị ông sát hại ngót cũng đã mười mấy năm rồi.
Lúc đó chúng tôi phải bán ghe với giá rẻ, còn lưới thì bán phế liệu chú à! Mà phải bán thôi. Con vật mọi người bảo vệ, mình thì lại đi săn giết nó là bất nhẫn
Vợ ông Sáu Khâu,
ấp Cây Sao, Hàm Ninh (Phú Quốc)
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Khanh nói đó là một trong những con dugong lớn nhất mà một ngư dân ở Phú Quốc có thể bắt được, nó quý cũng vì tới nay đã chẳng ai trên đảo còn theo nghề săn bò biển, và còn vì đó là tất cả những gì còn lại của nghề “gia truyền” của ông.
Mười chín tuổi, ông Khanh đã theo cha, là một ngư dân nổi tiếng thạo biển, lênh đênh đánh cá. Những tháng dài mưu sinh đã dạy cho ông biết coi nước, nhìn gió, hiểu đặc tính của nhiều loài cá trong vùng biển tây nam. Ví dụ như dugong không bao giờ đi ngang hướng nước chảy và di cư theo từng mùa ở những vùng có thảm cỏ biển non xanh. Có tháng chúng xuất hiện ở quần đảo Hải Tặc, có tháng chúng tìm cỏ ở vùng biển Phú Quốc, nhưng cũng có mùa chúng tập trung xa về hướng tây. Nắm được “lịch” này, những ngư dân kinh nghiệm thường phục kích thả một loại lưới đặc biệt, có sợi to, gọi là lưới hoàng để đón bắt. Cũng cần nói thêm về loại lưới hoàng, mà dân biển cả còn gọi là “lưới đại ca”, “lưới trời”… này, đến nay dường như đã biến mất trên vùng biển tây nam từ khi những người đánh cá mập, cá đuối ó, rùa biển, dugong… cuối cùng giải nghệ.
Dân bắt dugong thường đến vùng có nhiều cỏ biển, đợi con vật men đến tìm thức ăn sẽ dính lưới. Lưới hoàng được thả rất dùn. Khi mắc, dugong thường kéo lưới đi rất xa trước khi chúng “buông xuôi” đuối sức. Dugong là loài thú hiền, không tấn công người. Nên khó khăn duy nhất khi săn được dugong là làm sao đưa chúng lên tàu bởi chúng rất nặng. Một con dugong đánh bắt được nhẹ nhất cũng phải trên 100kg, trong khi tàu của ngư dân thường nhỏ, nên khi kéo lưới lên rất vất vả. Thậm chí có không ít lần đánh được dugong, khi kéo lên thì bị sức nặng của chúng làm cho tàu bị lật úp. Ông Khanh kể, lúc kéo được con dugong nặng trên 800 kg lên thì tàu của ông cũng đã ngập nước, may nhờ lúc đó biển êm, chứ chỉ cần sóng gió cấp 4, cấp 5 thôi cũng đủ nhận chìm chiếc tàu nhỏ.
Bảng cổ động không tiêu thụ dugong, rùa biển tại xã Hàm Ninh, nơi trước đây có nhiều ngư dân sống bằng nghề bắt dugong
Thời gian trước, dugong đem về róc da, xẻ thịt bán ở các chợ với giá rẻ bèo. Tuy nhiên, ông Khanh nói một đêm ra khơi bắt được dugong, đem bán cũng đủ tiền sống cả tháng. Một thời gian, nhiều ngư dân ở Phú Quốc cũng mua ghe, sắm lưới đi đánh dugong. Trong số đó, không ít nhà đã lâm nợ… vì không tìm được dugong. Trong khi ghe ông Khanh lại đều đều bắt được loài vật này. Thậm chí, có đêm một mẻ lưới của ông dính đến năm, sáu con. Tiếp theo người cha, ông Khanh một thời cũng được xem là “sát thủ” dugong. Ông nhẩm, đến khi giải nghệ, ông đã bắt bán trên 200 “nàng tiên cá”.
Trả nợ biển cả
Thời gian trước, nhờ bán vài công đất, ông Sáu Khâu ( Nguyễn Văn Khâu) đã xây được căn nhà to trên phần đất tại ấp Cây Sao, Hàm Ninh (Phú Quốc). Còn trước đó, gia đình ông đã lâm vào cảnh nợ nần khi phải bán chiếc tàu biển và tấm lưới hoàng, là cần câu cơm duy nhất.
Sau năm 1975, ông Sáu Khâu trở về quê tiếp tục nghề biển. Từ sự giúp đỡ của một người họ hàng, vợ chồng ông mua được chiếc ghe đánh lưới ghẹ. Được một thời gian, khi ông Tư Bạch bên Rạch Hàm bỏ nghề săn dugong, ông Sáu Khâu đã mua lại tấm lưới hoàng cũ với giá trên 1 triệu đồng.
Ghe nhỏ, ông Khâu cũng ít khi đi xa, mà chỉ quanh quẩn ở những khu vực Cây Sao, Bãi Bổn gần đảo Phú Quốc, nơi có những dãy cỏ biển tốt mà dugong thường tới. Mỗi năm, ông Khâu chỉ có một mùa đánh được dugong, từ tháng mười đến tháng chạp âm lịch, thời gian còn lại chúng di cư qua những vùng biển khác. Đánh được ngoài chục con, ông Khâu lại bất ngờ đưa ra quyết định bán lưới, bán ghe để đi làm rẫy, vì “làm nghề này trước sau gì cũng trả giá”… Nhắc đến chuyện này, tới giờ, vợ ông Sáu Khâu còn nguyên tâm trạng: “Lúc đó chúng tôi phải bán ghe với giá rẻ, còn lưới thì bán phế liệu chú à! Mà phải bán thôi. Con vật mọi người bảo vệ, mình thì lại đi săn giết nó là bất nhẫn”. Trò chuyện với chúng tôi, ông Khâu nói: trước gốc dừa phía vườn nhà ông chất đầy xương dugong. Nhiều người tới lui xin về làm thuốc, ông đều cho, chỉ chừa lại 2 cái hộp sọ làm kỷ niệm. Nhưng rồi mấy ngày trước, đứa cháu nhà ông bị nóng sốt, khi ông chạy ra vườn để nhặt mảnh xương về cho nó uống thì không còn lại gì, ai đó đã lấy sạch xương con bò biển.
Ông Khanh, một “sát thủ” dugong giữ cặp nanh con dugong trên 800 kg làm kỷ niệm
Không phải riêng ông Khâu, ông Bạch, ông Khanh, những sát thủ dugong ở Phú Quốc lần lượt tuyên bố bỏ nghề. Những thợ săn dugong nổi tiếng nhất xứ đảo quay trở lại… bảo vệ loài vật đáng thương này. Thậm chí nhiều người còn tham gia tổ tình nguyện viên đi khuyên những ngư dân khác không đánh bắt dugong, rùa biển.
Nhiều ngư dân lão luyện ở Phú Quốc vẫn quả quyết rằng dugong vẫn còn xuất hiện tại vùng biển này. Chúng không còn bị de dọa bởi những sát thủ đánh lưới hoàng. Nhưng ngược lại, loài vật này lại đối diện với những “sát thủ” khác còn ghê gớm hơn, đó là các ghe cào bay. Ông Khanh cho rằng ghe lưới hoàng ngày trước độc không bằng một phần so với ghe cào bay bây giờ. Không bị bắt bởi lưới hoàng, dugong, rùa biển cũng khó thoát khỏi những dàn lưới cào kéo dài trên biển, vốn nuốt sạch tất cả những sinh vật lớn bé mà chúng đi qua.
Dugong là loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ của thế giới. Ở Việt Nam chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển Côn Đảo và bắc đảo Phú Quốc. Dugong có thể nổi lên mặt biển những đêm trăng và phát ra những âm điệu du dương, chính đặc điểm này đã hình thành nên những huyền thoại về “nàng tiên cá”.
Theo TNO
Người trồng bắp cải điêu đứng
Nhiều ngày nay, người qua lại trên quốc lộ (QL) 91 (TP.Cần Thơ) không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều rẫy bắp cải bị bỏ chết khô. Nông dân Lê Văn Sua (45 tuổi, ngụ ấp Tân Phước, P.Tân Hưng, Q.Thốt Nốt) thở dài: "Cầm chắc lỗ nên tôi cứ bỏ phế đó chờ giá lên, nhưng giá càng ngày càng xuống, lỗ lại càng thêm lỗ".
Nông dân Lê Văn Sua (Q.Thốt Nốt, Cần Thơ) nghẹn ngào bên rẫy bắp cải bỏ khô - Ảnh: Tiến Trình
Ông Sua đầu tư 4 triệu đồng để trồng 1 công bắp cải lúc trước tết, thời điểm đó giá là 5.000 đồng/kg. Sau hơn 2 tháng, đến khi thu hoạch thì giá bắp cải xuống còn 3.000 đồng/kg, người trồng phải vận chuyển tới vựa. Nhiều nông dân phải bán tháo để trồng loại khác. Riêng ông Sua thì cứ giữ bắp cải với hy vọng giá sẽ tốt hơn. Thế nhưng giờ thì giá chỉ còn 1.300 đồng/kg, cũng chẳng có ai mua.
Nông dân Sơn Văn Đê (xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) chua chát: "Hơn 10 năm nay chưa từng thấy bắp cải rớt giá đau như vậy...". Ông Đê đầu tư 10 triệu đồng để trồng 3 công bắp cải. Đến khi thu hoạch, ông chạy đôn chạy đáo tìm thương lái để bán. Cuối cùng cũng có người chịu mua với giá 800 đồng/kg. Ông phải bấm bụng bán tháo vì càng để giá càng sụt.
Nhiều nông dân ở Đồng Tháp đã phải bỏ bắp cải hư luôn trên ruộng, có người còn đổ xuống sông vì không có người mua. Xã Bình Thạnh, H.Châu Thành (An Giang) có hàng trăm hộ trồng bắp cải. Giá quá thấp, nhiều hộ dân đã tặng cho các cơ sở từ thiện, nhưng các cơ sở này cũng... chịu thua vì bắp cải nhiều quá không thể chở hết.
Theo TNO
Thầy giáo tạt axít vào mặt 4 đồng nghiệp bị khởi tố Chiều 24/3, cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Minh Tiên, nguyên giáo viên Trường THCS Thanh Bình về hành vi "cố ý gây thương tích". Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Minh Tiên (35 tuổi, trú ở thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh...