Những sản phẩm dành cho người cô đơn
Nếu bạn cảm thấy buồn và không có người nói chuyện cùng thì hãy sử dụng sản phẩm này. Với nó, bạn có thể tự nói để cho… chính mình nghe.
Có khi nào bạn cảm thấy cô đơn và cần có ai đó ở bên cạnh? Chắc hẳn là cũng đã từng phải không? Nắm bắt được điều này, nhiều công ty đã làm ra những sản phầm dành cho những người cảm thấy cô đơn.
Nếu bạn cảm thấy buồn và không có người nói chuyện cùng thì hãy sử dụng sản phẩm này. Với nó, bạn có thể tự nói để cho… chính mình nghe
Có khi nào bạn ngủ một mình và cảm thấy quá cô đơn? Nếu vậy thì bạn hãy mua sản phẩm gối ôm độc đáo này nhé!
Với chiếc gối này, bạn sẽ có cảm giác như đang ôm một ai đó
Video đang HOT
Ngủ một mình ư? Giờ thì không “một mình” nữa rồi
Thế này thì cũng hơi “bó tay” nhỉ?
Còn đây là những chiếc gối dành cho người luôn muốn được ngủ gối đầu lên… đùi người khác
Có vẻ thoái mải quá nhỉ?
Đây là bộ sản phẩm độc đáo gồm ghế sofa “biết ôm” và gối “đầu người”.
Ngồi đây, bạn sẽ được chiếc ghế “ôm” và trò chuyện cùng những cái gối chăng?
Nhìn đằng sau giống đầu người không nè!
Tấm thảm này không khéo làm nhiều người cảm thấy sợ hơn
Theo BĐVN
Trầm cảm Bệnh lý thời hiện đại
Một cuộc sống năng động, thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao và gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, vợ chồng yêu thương, thông cảm và chia sẻ là những yếu tố quan trọng đẩy lùi trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày càng tăng
Theo số liệu thống kê ba tháng đầu năm 2011 của Bệnh viện Tâm thần TP. HCM về số lần khám của bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú trên tổng số lần khám của các loại bệnh tâm thần khám tại bệnh viện thì tháng 1 là 1.834/8.889, tháng 2 là 1.404/6.762, tháng 3 là 1.869/9.174. Và số lượng bệnh nhân trầm cảm bao giờ nữ cũng gấp đôi nam.
Đây là những số liệu với tỷ lệ bệnh trầm cảm đến khám khá cao so với những bệnh lý tâm thần khác. Thực tế này đã khiến cho nhiều người đặt câu hỏi phải chăng cuộc sống hiện đại khiến con người tự do hơn, đầy đủ hơn về vật chất nhưng cũng độc lập, cô đơn hơn trong đời sống tinh thần. Và chính "chủ nghĩa cá nhân thái quá có thể khiến ngày càng có nhiều người cô đơn, trầm cảm"?
Dù đã đến gần buổi trưa một sáng giữa tháng 5, nhưng số lượng bệnh nhân đến BV Tâm thần TP. HCM khám vẫn rất đông, đầy kín sân chờ khám. Mọi người ai cũng có vẻ ngại ngần, che mặt đi khi có người nhìn mình. Chị V. T. (28 tuổi) ở quận 3 là điển hình của việc áp lực công việc đã khiến cho không ít người hiện nay luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Trước khi đảm đương chức thư ký tòa soạn của một tạp chí dành cho phụ nữ, chị là một nhà báo chuyên viết về giới nghệ sĩ, công việc cũng không căng thẳng lắm, nhưng khi phải lo toàn bộ nội dung cho cuốn tạp chí dày 120 trang xuất bản 2 tuần/số thì áp lực chị V. T. phải gánh lớn hơn rất nhiều.
Vì tòa soạn hầu như không có phóng viên, chị V. T. chủ yếu phải đặt bài cộng tác viên và chính chị ngoài việc lên ý tưởng đề tài, biên tập bài của cộng tác viên, chị V. T. còn phụ trách viết và chụp hình một số trang bài đáng kể của tạp chí, ngoài ra còn nhiều công việc lặt vặt khác. Chính khối lượng công việc đồ sộ như vậy đã khiến chị V. T. luôn trong tình trạng căng thẳng, áp lực đè nặng, cứ gần đến ngày đi in báo thì chuyện chị thức khuya dậy sớm là chuyện thường tình. Nhịp sinh học thường ngày bị đảo lộn, đầu óc căng thẳng nhiều khi khiến chị quên trước quên sau, tiếp đó tình trạng khó ngủ bắt đầu xuất hiện và dẫn đến không ngủ được khiến cho thể trạng của chị ngày càng suy sụp... Tình trạng này kéo dài cộng với việc các sếp luôn yêu cầu nâng cao chất lượng và tiến độ bài vở đã khiến chị rơi vào cảm giác chán nản, phiền muộn, đau đầu, nhiều lúc cáu giận vô cớ... và cuối cùng là phải tìm đến bệnh viện để khám.
Trước khi rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn bã kéo dài và được gia đình đưa vào bệnh viện, Hoài Hương (quận Tân Bình) là một cô gái vừa học xong đại học đang tràn trề cho những dự định tương lai. Thế nhưng mọi việc đã theo một hướng khác từ khi Hương yêu một chàng giáo viên dạy toán ở gần nhà. Hai người đã có những dự định cho tương lai nhưng khi chàng giáo viên đưa Hương về nhà mình để giới thiệu chính thức thì ba mẹ chàng trai đã biểu lộ sự không đồng ý. Điều đáng buồn là ngay sau đó có lẽ do nghe lời ba mẹ mà chàng trai đã muốn chấm dứt mối quan hệ và lẩn tránh Hương. Chính tình cảm sâu sắc dành cho người mình yêu mà Hương trở nên u buồn, ăn, ngủ không ngon, thường xuyên khóc lóc... Dù đã được người nhà và bạn bè chia sẻ và khuyên bảo nhưng Hương vẫn không thoát khỏi được tình trạng này...
Những câu chuyện trên đây cho thấy áp lực căng thẳng hay thất bại trong công việc, rồi lo âu, buồn bã với những điều không may mắn trong cuộc sống, tình yêu: những ức chế dồn dập, stress liên tục, một sang chấn nào đó về mặt tinh thần... dễ dàng khiến chị em phụ nữ luôn cảm thấy bất an, buồn bã, suy sụp về tinh thần, chán nản, lười vận động, không muốn gượng dậy nữa. Từ đó, họ bị suy giảm trầm trọng về khả năng tư duy cũng như khả năng vận động. Và nếu không được chữa trị, không nhanh chóng thoát khỏi tâm lý này, đây sẽ là môi trường thuận lợi để đẩy những người trẻ tuổi rơi vào chứng trầm cảm nguy hiểm.
Người mắc chứng trầm cảm không nên giấu bệnh. (Ảnh minh họa)
Không nên mặc cảm giấu bệnh
Theo BS. Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Tâm thần TP. HCM, triệu chứng của bệnh trầm cảm có nhiều, trong đó bắt buộc phải có một trong hai triệu chứng sau mới bị xem là trầm cảm: thứ nhất là khí sắc trầm - bệnh nhân lúc nào cũng buồn, buồn phần lớn thời gian trong ngày, phần lớn ngày trong tuần, buồn mang tính cách trường diện kéo dài như vậy: thứ hai là tình trạng chán nản mất hứng thú, tức là tất cả những cái gì làm cho họ vui, thoải mái, ham muốn thì họ không thích nữa.
Bên cạnh đó là những dấu hiệu phụ: ăn kém, ngủ kém, vận động chậm chạp, kém trí nhớ, nóng nảy, hay gây gổ, có ý tưởng tự sát... tất cả những dấu hiệu đó phải tồn tại ít nhất hai tuần lễ mới xác nhận là bệnh trầm cảm.
BS. Trần Duy Tâm cho biết thêm, trầm cảm là một bệnh lý có nhiều yếu tố cùng giao thoa với nhau chứ không phải chỉ có một nguyên nhân gây nên: yếu tố di truyền - trầm cảm nội sinh, bệnh có khuynh hướng di truyền khá rõ; thứ hai là yếu tố phát triển tâm lý cá nhân, một số người trong quá trình sống của họ, do cách giáo dục, do môi trường sống, họ mang tâm lý dễ bị suy sụp - quan điểm của họ nhìn cuộc sống kém lạc quan và dễ rơi vào tình trạng suy sụp mỗi lần có chuyện không tích cực; thứ ba là do những yếu tố liên quan đến môi trường sống gây căng thẳng, gây stress nhiều, những yếu tố đó cứ lặp đi lặp lại đến một lúc nó sẽ tạo nên hiệu ứng tích tụ lại, góp phần gây nên hiệu ứng trầm cảm; thứ tư là yếu tố rối loạn nhịp sinh học của con người cũng có thể góp phần làm nên trầm cảm...
Trầm cảm là một bệnh lý chủ yếu hiện được BV Tâm thần TP. HCM điều trị ngoại trú. Hướng điều trị chủ yếu hiện nay, BV Tâm thần TP. HCM sử dụng hai cách chữa trị bệnh trầm cảm là uống thuốc và liệu pháp tâm lý. Do thời gian điều trị kéo dài (6 tháng) nên việc duy trì thuốc đúng liều, đúng thời gian quy định là rất quan trọng. Nếu tuân thủ việc uống đúng thuốc, đúng liều lượng và phù hợp với phác đồ điều trị thì tỷ lệ đáp ứng với điều trị ổn định cũng ít nhất trên 70%. Điều đáng nói đây là một bệnh lý đặc biệt, do đó bên cạnh việc uống thuốc điều trị thì liệu pháp tâm lý trị liệu cũng giúp giữ cho tinh thần bệnh nhân ổn định và bình thường trở lại.
Bệnh trầm cảm liên quan đến vấn đề cảm xúc. Do đó, để tránh mắc phải bệnh trầm cảm, mỗi người nên tạo ra một cuộc sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời. Người bệnh cố khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống, có nhân cách vững vàng trước mọi thử thách. Nếu bạn đang có ý định có em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn để mình có thai. Nếu bạn vô tình có thai lúc đang dùng thuốc, hãy trò chuyện ngay với bác sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ biết được loại thuốc bạn đang dùng có an toàn hay không. Đặc biệt, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tâm lý tâm thần, không nên mặc cảm giấu bệnh.
Theo PNO
Robot "ma" cho người cô đơn Hiroshi Ishiguro là một chuyên gia sáng tạo rô bốt của trường đại học Osaka Nhật Bản. Sở thích của ông là tạo nên những chú rô bốt có dáng vẻ bề ngoài rất khác thường. Gần đây ông vừa sáng chế nên một con rô bốt kỳ lạ, được đặt tên là "rô bốt ma bé". "Telenoid R1" - con rô bốt...