Những sân bay nguy hiểm nhất hành tinh
Thở phào nhẹ nhõm là việc mà hầu hết các hành khách sẽ làm khi máy bay chở họ hạ cánh an toàn tại những phi trường được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất trên trái đất.
Sân bay Lukla, Nepal Đây là một phi trường nhỏ ở thị trấn Lukla, miền đông Nepal. Sân bay này ở độ cao 2.900 m và nổi tiếng vì một mặt là núi cao, một mặt là vực sâu 1.000 m. Năm 2008, nó được đổi tên thành Tenzing-Hillary để vinh danh hai người đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest. Ảnh: Incredibledairy
Sân bay Courchevel, Pháp Courchevel là tên của khu trượt tuyết lớn nhất tại nước Pháp. Khu trượt tuyết này có một sân bay với đường băng cực ngắn mà các phi công buộc phải hạ cánh theo chiều lên đỉnh dốc để giảm tốc độ. Khi cất cánh, các phi công lại phải cho máy bay chạy xuống chân dốc để tăng tốc. Chỉ các máy bay tư và phi cơ thuê cũng như trực thăng được phép hạ cánh tại đây. Sân bay Courchevel xuất hiện trong cảnh mở đầu của tập phim Tomorrow Never Dies trong loạt phim về điệp viên 007. Ảnh: Incredibledairy
Sân bay Quốc tế Công chúa Juliana, Sint Maarten, Đông Caribbean Đây là phi trường bận rộn thứ hai tại Sint Maarten, lãnh thổ hải ngoại của Hà Lan tại Đông Caribbean. Sân bay này được đặt tên theo Công chúa Juliana của Hà Lan, người là đã tới Sint Maarten trong vai trò vương phi hồi năm 1944. Phi trường có đường hạ cánh ngắn, chỉ khoảng 2.180 m, nhưng rất nổi tiếng. Vì đường băng ngắn, các máy bay buộc phải tiếp cận với hòn đảo bằng cách bay thật thấp. Rất nhiều bức ảnh đã ghi lại cảnh những chiếc phi cơ chở khách bay chỉ 10 tới 20 m phía trên hòn đảo, khi người dân vẫn đi lại hay tắm biển một cách bình thường. Ảnh: Incredibledairy
Sân bay trên băng tuyết ở đảo Ross, Nam Cực Đường băng trên băng tuyết là một trong ba đường băng được sử dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm tới cho các nhà nghiên cứu ở Nam Cực. Không có đường băng được lát đá nào ở đây. Tất cả các máy bay đều phải hạ cánh trên những con đường được tạo thành bởi tuyết và băng. Tuy nhiên, chúng đều được chăm sóc cẩn thận. Thử thách duy nhất đối với các phi công là hạ cánh một cách an toàn để máy bay không bị mắc kẹt trong lớp tuyết mỏng. Ảnh: Incredibledairy
Video đang HOT
Sân bay Juancho E. Yrausquin, Antilles Đây là phi trường duy nhất trên đảo Saba, thuộc Antilles, lãnh thổ hải ngoại của Hà Lan ở Caribbean. Nó nằm trên một phần nhô ra khá nhỏ của đảo. Chưa có thảm kịch nào từng xảy ra ở đây, nhưng các chuyên gia hàng không vẫn cho rằng đây là một trong những sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới. Cả hai đầu của đường băng ở đây đều là các vách đá, một đầu gối biển, một đầu là chân của ngọn đồi cao. Điều này đồng nghĩa với việc một chiếc máy bay có thể đi quá đường băng khi hạ cánh, hoặc lao xuống biển khi cất cánh. Ảnh: Sina
Sân bay Madeira, Santa Cruz, Bồ Đào Nha Phi trường quốc tế này nổi tiếng vì đường băng ngắn được bao quanh bởi những ngọn núi cao và đại dương. Điều kiện địa hình này là bài toán khó khi hạ cánh đối với ngay cả những phi công giàu kinh nghiệm nhất. Đường băng duy nhất ở sân bay này ban đầu chỉ dài 1.400 m, sau đó mới được mở rộng thêm 400 m. Vào năm 2003, tổng độ dài dường băng lại được tăng gấp đôi theo hướng đua ra biển. Thay vì lấp đất lấn biển, đoạn mở rộng của đường băng được xây dựng trên 180 cây cột, mỗi cột cao khoảng 70 m. Ảnh: Incredibledairy
Sân bay Paro, Bhutan Phi trường Paro là sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan, quốc gia nhỏ bé dưới chân dãy Himalayas. Nó từng đứng đầu trong bảng xếp hạng những sân bay có đường băng nguy hiểm nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí du lịch Travel Leisure. Không có nhiều phi công được cấp phép hạ cánh tại Paro, và số người ít ỏi được điều khiển phi cơ đáp xuống phi trường này cũng luôn gặp phải thử thách. Họ vừa phải giữ máy bay thăng bằng trước những luồng gió mạnh trong thung lũng, vừa phải điều khiển phi cơ lách qua những ngôi nhà gần đường băng. Ảnh: Sina
Sân bay quốc tế Gibraltar Sự nguy hiểm của phi trường này đó là đường băng chạy cắt ngang một con đường của Gibraltar, lãnh thổ hải ngoại của vương quốc Anh và ở phía nam của Tây Ban Nha. Mỗi khi các máy bay hạ cánh, các phương tiện đang di chuyển trên đường đều phải dừng lại. Mặc dù nguy hiểm luôn cận kề nhưng chưa từng có vụ tai nạn nào xảy ra ở sân bay này. Ảnh: Sina
Sân bay Barra, Scotland Barra là sân bay duy nhất mà các máy bay phải hạ cánh trên bãi biển. Phi trường này nằm trên một bãi biển rộng ở đảo Barra của Scotland. Nó bị ngập theo đúng nghĩa đen bởi thủy triều lên xuống mỗi ngày.
Sân bay Quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản Phi trường này được xây dựng trên một đảo nhân tạo có chiều dài 4 km và chiều rộng 2,5 km. Sân bay này lớn đến nỗi nó có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Hành khách tới sân bay Kansai có thể vào thành phố bằng ôtô, tàu hỏa hoặc phà cao tốc. Sân bay này được cho là sẽ bị chìm trong vòng hơn 50 năm nữa vì biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng do tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh: Jnto
Theo VNE
Chưa rõ vì sao máy bay Asiana mất tốc độ
Cơ quan điều tra về vụ tai nạn máy bay Boeing 777 tại sân bay San Francisco tuyên bố không có dấu hiệu cho thấy bộ phận lái tự động trên máy bay bị hỏng, và nguyên nhân nó bay ở tốc độ quá thấp còn là bí ẩn.
Hộp lưu dữ liệu chuyến bay của chiếc Boeing 777, thuộc hãng Asiana Airlines. Ảnh:AP
Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ, bà Deborah Hersman hôm qua cho biết theo hộp lưu dữ liệu bay từ chiếc Boeing 777, không có động thái bất thường nào của bộ phận bay tự động, ga tự động tính đến nay.
Chiếc máy bay chở 291 hành khách và 16 người của tổ bay từ Seoul tới San Francisco va vào đê chắn biển trước đường băng hôm 6/7, làm hai hành khách thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Thông tin ban đầu từ cuộc điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ (NTSB) cho thấy nó bay quá chậm vào giai đoạn chuẩn bị tiếp đất.
Các phi công khi trả lời thẩm vấn cho biết một thiết bị điều khiển tự động gọi là ga tự động đã được cài đặt để giữ phi cơ bay ở vận tốc thích hợp, nhưng vẫn chưa rõ tại sao máy bay mất tốc độ và vì sao các phi công không nhận ra trục trặc.
Hersman nói thiết bị ghi âm giọng nói cho thấy không ai trong số ba phi công trong buồng lái nói gì về tốc độ cho tới khoảng 9 giây trước vụ va chạm. Một trong số họ đã nêu mối quan ngại về "tốc độ chìm" trước đó, Hersman cho biết.
Xác máy bay tối qua bắt đầu được mổ xẻ và di dời khỏi sân bay. Một báo cáo cuối cùng về vụ tai nạn nhiều khả năng sẽ được đưa ra sau một năm.
Xác máy bay được xử lý như thế nào
Trong 5 cuộc họp báo về vụ va chạm, Hersman đã vẽ lên hình ảnh một tổ lái không hiểu sao đã thất bại trong cú tiếp đất, máy bay bay quá thấp, quá chậm trong một ngày trời trong, gió nhẹ. Bà từ chối phỏng đoán nguyên nhân tai nạn.
Phi công lái chiếc máy bay xấu số của Asiana đang trong quá trình huấn luyện bay Boeing 777, còn phi công giàu kinh nghiệm hơn bay cùng với ông cũng đang trong lần đầu tiên làm người huấn luyện.
Hiệp hội phi công hàng không và những cơ quan khác đã chỉ trích những cuộc họp báo này và cho rằng việc công bố quá nhiều thông tin từ hộp dữ liệu bay cùng các nguồn khác vào giai đoạn đầu của điều tra có thể khiến người ta nghĩ ngay rằng lỗi là ở phi công. Họ cho đây là điều không công bằng.
Theo VNE
Hai máy bay phải hạ cánh khẩn cấp ở Amsterdam Hai chiếc phi cơ chở khách của các hãng Delta và KLM hôm nay phải có những cú hạ cánh khẩn cấp, không lâu sau khi cất cánh từ phi trường ở thủ đô của Hà Lan. Một chiếc máy bay của hãng KLM tại phi trường Schiphol. Ảnh minh họa: Fikrealem "Hai chiếc máy bay đã liên lạc với chúng tôi vì...