Những sai sót khi kết tội ông Chấn
Không giám định vân tay dính máu, bắt người chỉ căn cứ dấu chân “gần đúng”, lờ đi chứng cứu ngoại phạm là những lỗi mà Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chỉ ra trong quá trình xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn.
Chiều nay, một lãnh đạo VKSND Tối cao cho biết, trong phiên tái thẩm mở chiều qua, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thấy kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao là “có căn cứ” nên đã chấp nhận. Do vậy, hai bản án kết tội ông Nguyễn Thanh Chấn giết người với hình phạt tù chung thân bị tuyên hủy. Bản án bị đánh giá có nhiều sai sót; việc xác định sự liên quan của ông Chấn tại hiện trường là không có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Ông Chấn về nhà sau 10 năm thụ án. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo văn bản kháng nghị của Viện, sau khi lật lại toàn bộ quá trình hỏi cung, xem xét các bút lục cùng các hồ sơ khác của vụ án, VKSND Tối cao nhận thấy không ai chứng kiến hay bắt quả tang việc ông Chấn cầm dao đâm vào mặt, đầu, bụng gây ra cái chết thảm của bà mẹ đơn thân Nguyễn Thị Hoan đang nuôi con nhỏ 16 tháng tuổi. Vậy mà việc thu thập dấu vết làm căn cứ xác định thủ phạm không được thực hiện đầy đủ, tổ chức trưng cầu giám định. Trong khi thực tế tại hiện trường ghi nhận có nhiều dấu chân dưới nền nhà, dấu vết tay có máu trên cửa, dấu vết trên công tắc điện…
Đặc biệt, việc căn cứ kích thước chân của ông Chấn “gần đúng” với vết chân thu ở hiện trường và lấy làm chứng cứ quy kết ông này có mặt tại hiện trường là không có cơ sở khoa học.
Thời điểm xảy ra án mạng (khoảng 19h15-19h30 ngày 15/8/2003), ông Chấn đang có mặt tại quán của gia đình, có người làm chứng, nhưng đã bị lờ đi. Việc hai cấp xét xử trừ thời gian ông Chấn vắng mặt tại quán để đi xin nước nhà hàng xóm và cho rằng ông Chấn còn “dư thừa 5-10 phút để làm những việc bất minh khác” được VKSND Tối cao cho là không có cơ sở thực tế.
Tiếp tục chỉ ra lỗi của cơ quan xét xử trong bản án tuyên ông Chấn phạm tội, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận thấy việc kết tội không căn cứ vào diễn biến phiên tòa mà dựa vào các bản cung, hồ sơ. Trong lời khai tại tòa, ông Chấn không nhận tội, một mực kêu oan, cho rằng bị ép cung, bị điều tra viên hướng dẫn khai báo, phải luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra…
Quá trình điều tra còn bỏ lọt tội phạm khi gia đình nạn nhân thông báo chị Hoan bị mất 2 nhẫn vàng, tiền… song không được đề cập. Với các phân tích trên, VKSND Tối cao thấy rằng tòa án các cấp kết án Nguyễn Thanh Chấn giết người là “chưa đủ căn cứ”.
Lý do khác khiến VKSND Tối cao ra kháng nghị đề nghị hủy hai bản án kết tội ông Chấn để điều tra xét xử lại còn bởi vụ án xuất hiện tình tiết mới.Hơn 10 năm sau ngày xảy ra vụ án, ngày 25/10, Lý Nguyễn Chung, 25 tuổi, đến đầu thú, khai nhận hành vi giết chị Hoan để lấy tiền, hai nhẫn vàng vào tối 25/8/2003.
Chung khai sau khi gây án đã về nhà ngâm bộ quần áo dính máu ra chậu. Hôm sau, mẹ kế của Chung, bà Nguyễn Thị Lành, khi giặt thấy lạ đã hỏi và Chung thừa nhận hành vi. Ngay sau đó, Chung được cha đưa về quê ở Lạng Sơn để lánh mặt. Hai chiếc nhẫn cướp được, Chung đưa cho anh trai. Còn 59.000 đồng, Chung ăn tiêu hết.
Video đang HOT
Ngày 29/10, VKSND Tối cao khởi tố vụ án hình sự Giết người, cướp tài sản; khởi tố bị can với Chung về hai hành vi này. Cuối tháng 10, bố của Chung là Lý Văn Chúc bị bắt khẩn cấp về hành vi đe dọa giết nhân chứng của vụ án.
Gần một tuần sau đó, sáng 4/11, ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành án, trở về nhà sau 10 năm bị bắt, theo quyết định Viện phó VKSND Tối cao Nguyễn Hữu Thể.
Ngày 15/8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố vụ án Giết người Ngày 30/8/2003, Nguyễn Thanh Chấn, trú cùng thôn với nạn nhân, bị công an triệu tập. Ngày 29/9/2003, Nguyễn Thanh Chấn bị khởi tố bị can, tạm giam về tội Giết người. Ngày 3/12/2003, công an hoàn tất kết luận điều tra vụ án. Ngày 10/2/2004, VKSND tỉnh Bắc Giang ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thanh Chấn về hành vi giết người có tính chất côn đồ. Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên Nguyễn Thanh Chấn phạm tội Giết người, án tù chung thân. Ngày 26-27/7/2004, TAND Tối cao tuyên y án sơ thẩm, bác kháng cáo kêu oan của bị cáo. Bản án phúc thẩm có hiệu lực. Ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ Nguyễn Thanh Chấn) có đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng thủ phạm giết người là Lý Nguyễn Chung. Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản. Ngày 29/10/2013, VKSND Tối cao khởi tố vụ án hình sự Giết người, cướp tài sản; khởi tố bị can với Chung về hai hành vi này. Cuối tháng 10, bố của Chung là Lý Văn Chúc bị bắt khẩn cấp về hành vi đe dọa giết nhân chứng của vụ án. Ngày 4/11/2013, ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành án, trở về.
Theo VNE
Hoang mang thịt heo tiêm thuốc an thần
Theo tìm hiểu của PV, nhiều cơ sở giết mổ heo tự phát tại TP.HCM thường xuyên tiêm thuốc an thần cho heo để trục lợi. Hiện nhiều người dân hết sức hoang mang và đang tẩy chay loại thực phẩm thông dụng này.
Người dân hoang mang
Thực tế của PV cho thấy, thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil sẽ giúp thịt heo "thối" tươi và ngon hơn. Chị Nguyễn Thị Sen (32 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cho biết: "Trước đây, ra chợ mua thịt heo cứ loại nào tươi, ngửi không có mùi hôi thì tôi mua.
Tuy nhiên, khi mang về nhà chế biến xong thấy miếng thịt heo có dấu hiệu rỗ hoa trên bề mặt, bạc trắng nhìn không thấy ngon nữa, nhất là món luộc. Thành thử, từ lâu nay nhà tôi toàn ăn thủy sản".
Nhiều lò mổ lớn có thể bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của thịt heo tiêm thuốc an thần
Hiện nhiều người dân tỏ vẻ sợ sệt không dám dùng thịt heo trong bữa ăn hàng ngày vì sợ nhiễm bệnh. Chị Trần Thị Dung (43 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) hoang mang cho hay: "Nhà tôi ăn sáng là bữa chính, cứ sáng sớm là đi chợ mua thịt heo về nấu ăn. Gần đây có thông tin cơ sở giết mổ tiêm thuốc an thần cho heo, tôi tiệt hẳn món này. Ngộ nhỡ ăn phải thịt heo có chứa thuốc an thần, chạy xe buồn ngủ gây tai nạn hay mắc bệnh gì về thần kinh thì nguy hiểm lắm. Hiện chúng tôi mua các loại thủy sản, đồ ăn hộp để chế biến món ăn hàng ngày.
Theo tìm hiểu của nhóm PV, nhiều cửa hàng bán thịt heo đã bớt đi lượng khách hàng đáng kể. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng thịt ở các chợ tại TP.HCM, những ngày gần đây các cửa hàng này tỏ ra ế ẩm, còn các loại thủy sản, rau củ quả thì bán chạy, tăng giá liên tục.
Chị Nguyễn Thị Mùi, chủ một cửa hàng bán thịt heo ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Thời gian gần đây, khách hàng đến mua thịt heo ít hẳn. Tôi không dám lấy nhiều về sợ tiêu thụ không hết lại lỗ. Tình hình này chắc chỉ có nước đổi mặt hàng kinh doanh".
Vừa qua, tổ kiểm tra liên ngành VSATTP huyện Bình Chánh (TP.HCM) phát hiện ra một vụ việc gây chấn động người dân khi ập vào một điểm giết mổ heo lậu trên địa bàn huyện. Theo Tổ kiểm tra này cho biết, gần cuối tháng 8/2012, đơn vị này tổ chức kiểm tra đột xuất địa chỉ C5A/30U tổ 5, ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh thì bắt quả tang Bùi Anh Hiền (31 tuổi, ngụ Bình Phước) đang tổ chức giết mổ heo lậu.
Đồng thời, đơn vị này phát hiện có 19 lọ thuôc rozil 20 ml (có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật) được Bùi Anh Hiên dùng để tiêm cho heo trước khi đưa heo đi giết mổ, trong đó có 16 lọ đã được Hiền sử dụng tiêm vào heo.
Trăm phương ngàn kế trục lợi nhờ thuốc an thần
Nhiều người dân bức cho biết, những người chăn nuôi lẫn chủ lò mổ đã bỏ mặc những nguy hiểm với người dân sang một bên vì chạy theo lợi nhuận. Họ dùng tất cả các thủ đoạn, mánh khóe để che mắt chính quyền rồi tận dụng tất cả các loại thuốc trôi nổi trên thị trường để chế biến, làm đẹp cho các mặt hàng thịt thành phẩm của mình. Chính họ là những kẻ rắp tâm gieo rắc bệnh tật, mầm họa cho người dân một cách vô tội vạ.
Mẫu thịt heo bị tiêm Prozil
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, các chủ trang trại, chủ lò mổ có đủ hàng trăm chiêu thức với hàng trăm loại thuốc khác nhau để tiêm vào thịt heo. Với người nuôi heo, ngoài việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng ra họ thường bơm nước hoặc tiêm các loại thuốc tích nước có gốc corticoid, dexamethason nhằm làm căng da và giúp heo nặng kí hơn. Bình quân cứ mỗi lít nước bơm vào heo, các chủ trại sẽ đút túi thêm từ 40-50 ngàn đồng.
Anh Nguyễn Duy P., một chủ trang trại heo tại TP.HCM tiết lộ: "Giá cả các loại bột, heo giống lên cao nên chúng tôi phải tìm cách để kiếm tiền thôi, thời đại bây giờ, chăn nuôi mà không có chiêu thì không bao giờ có lời.
Bên cạnh đó, PV ghi nhận thấy không chỉ tồn tại nhiều cơ sở giết mổ trái phép mà ở những cơ sở ấy, quá trình giết thịt cũng không đảm bảo vệ sinh, rất dơ bẩn, dễ nhiễm kí sinh trùng và dịch bệnh.Những chủ lò mổ luôn tìm cách tiêm vào heo những loại thuốc độc hại với con người để làm cho thịt được tươi, dẻo, đỏ tự nhiên.
Điều đáng nói hơn nữa là khi thuốc chưa được heo hấp thụ, phân giải hết họ đã đem ra giết thịt. Những lượng thuốc còn tồn đọng trong thịt heo dễ gây ra hiểm họa khôn lường cho người tiêu dùng.
Chị Trần Phương T., một chủ quầy thịt heo tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Người dân thích mua thịt heo với màu sắc tươi, đỏ nếu không tìm cách giữ cho màu sắc thịt luôn đẹp mắt thì sao chúng tôi bán hàng được.
Nhiều người lưỡng lự khi mua thịt heo chợ Phạm Văn Hai
Theo tìm hiểu của PV thì mỗi lọ thuốc an thần Prozil được bán với giá 15 ngàn đồng/lọ 20ml, các chủ lò mổ thường tiêm khoảng 2ml thuốc cho một con heo trước ngày giết thịt. Nhẩm tính sơ sơ, chỉ cần tốn 15 ngàn đồng người ta đã có thể đảm bảo cho một khối lượng thịt luôn tươi, dẻo, đỏ và bán chạy tuyệt đối.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Bệnh viện Thủ Đức (TP.HCM), cho biết nếu ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt Hơn nữa, khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ.
Hiện nay, theo ghi nhận của PV mặc dù chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan đã nhiều lầ tổ chức kiểm tra, tiêu hủy nhiều cơ sở, nhiều xe chở thịt heo ô nhiễm, quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều kẽ hở trong công tác kiểm tra, kiểm định để những kẻ vô lương tâm, hám lợi có cơ hội gieo rắc tai họa lên người dân.
Thiết nghĩ, cần phải tăng thêm mức phạt với những kẻ cố tình vi phạm pháp luật, bên cạnh đó phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, cấp giấy phép kiểm định cho các gian hàng bán thịt thì may ra người dân mới bớt được phần nào những mầm họa từ thịt heo.
Cần siết chặt quản lý, kiểm tra
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết: Đối với thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, con người chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Để kiểm tra thịt heo có chứa Prozil hay không cần có các xét nghiệm mới biết được. Trả lời về vấn đề quản lý ông Nguyên bày tỏ lo ngại: "Về việc này, có thể kiểm soát bằng cách tăng cường kiểm tra các lò giết mổ chính quy nhưng đối với các lò giết mổ lậu thì chúng tôi chịu thua".
Theo 24h
Nghẹn lòng trước cặp song sinh dính liền ngực Ngày 2/10, TS-BS Trương Quang Định, Phó giám đốc BV Nhi đồng 2 TPHCM, cho biết vừa tiếp nhận 2 bé trai dính nhau là con của chị Nguyễn Thị Hồng L, ở xã Hồ Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận. Chị L. sinh mổ ngày 25/9 tại BV Ninh Thuận, một ngày sau đó cặp song sinh thở mệt nên chuyển...