Những sai lầm trong ăn uống khiến “bệnh từ miệng vào”
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng, có rất nhiều sai lầm trong ăn uống khiến nhiều người rước bệnh.
Coi bữa ăn “đại khái, qua loa”
Hiện nay, nhiều người có ít thời gian và ăn nhanh, uống nhanh đã và đang trở thành một trào lưu.
Chính vì thế, các quán ăn, quán cà phê và ăn trưa văn phòng ngày càng phát triển để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Bữa ăn nhanh để mọi người vừa ăn, vừa làm việc, trao đổi,… chính vì vậy, người ta coi bữa ăn “đại khái, qua loa”. Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, có thể dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu, cao huyết áp,..
Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần.
Ăn quá nhiều chất đạm, ăn đồ chiên rán
Bữa ăn quá nhiều chất đạm, nhiều mỡ, ít tinh bột, ít vitamin và khoáng chất có chứa nhiều chất béo. Đây lại chính là những chất có thể khiến tăng trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng và dẫn đến căn bệnh nguy hiểm, đó là béo phì.
Khi mắc phải bệnh này sẽ kéo theo hàng loạt các nguy cơ, biến chứng bệnh khác như: mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm nhất là có thể mắc phải căn bệnh thế kỷ ung thư….
Video đang HOT
Không rửa rau dưới vòi nước sạch
Nhiều gia đình rửa rau vào chậu, không rửa rau dưới vòi nước sạch sẽ tồn dư nhiều hóa chất hay giun sán trên rau.
Do đó, người tiêu dùng cũng nên lưu ý tới cách chế biến để hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm: Rửa rau dưới vòi nước sạch giúp tẩy rửa hóa chất tồn dư trong thực phẩm, loại bỏ được giun sán, hóa chất trừ sâu sẽ bay hơi khi đun nấu thức ăn.
Trong khi chế biến thực phẩm có mùi vị bất thường thì không nên ăn.
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh “vô tội vạ”
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh là quan niệm sai lầm.
Với quan niệm coi tủ lạnh là phương tiện vạn năng, có thể lợi dụng nhiệt độ mà giữ lại những dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm cũng như tiêu diệt vi khuẩn vì nhiệt độ quá lạnh chỉ đúng một phần vì nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn sẵn, bảo quản trong tủ lạnh càng làm thức ăn nhiễm khuẩn nặng hơn.
Chỉ đúng đối với thức ăn sạch được để vào tủ lạnh bảo quản với nhiệt độ phù hợp có thể làm chậm lại quá trình nhiễm khuẩn cũng như sự phát triển. Tuy nhiên nếu bảo quản bằng tủ lạnh, dinh dưỡng trong thực phẩm không thể nào nguyên vẹn như lúc đầu.
Bảo quản thực phẩm không đúng cách khiến vi khuẩn lây chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín
Nhiều người bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh nhưng lại không dùng ngay vào bữa ăn sau là việc cần hạn chế. Tốt nhất vẫn nên nấu và ăn hết lượng thức ăn của mỗi bữa ăn. Vì không ăn ngay sẽ tồn tại nguy cơ tăng lượng vi khuẩn tìêm ẩn trong thức ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm. Người dùng có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu, nếu năng cần phải vào bệnh viện để cấp cứu.
BS Tiến khuyến cáo, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn có các chất sinh năng lượng là chất bột, đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín cung cấp vitamin và chất xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.
Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 68%, chất đạm là 14%, chất béo là 18%.
Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, a cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả.
Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Tại sao người mỡ máu cao có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?
Gan và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong đó, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này.
Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy Việt Nam hiện có khoảng gần 30 triệu người (tương đương khoảng 30% dân số) bị gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, thống kê khác Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có 29% người trưởng thành bị tăng mỡ máu, tỷ lệ này ở dân thành thị khoảng 44%.
Theo BSCKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống nhất TP.HCM, gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, chúng thường đi cạnh nhau.
Máu mỡ nhiễm có tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Ở người khỏe mạnh, máu có tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Với người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan. Nhưng khi mắc bệnh, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan.
Người bị mỡ máu cao thường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Ảnh: The Independent.
Về cơ bản, người mắc gan nhiễm mỡ thường không có nhiều nguy cơ cao mắc đồng thời máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mỡ trong máu cao, nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ là rất lớn.
Nguyên nhân là người bị mỡ máu cao, lượng mỡ trong máu vượt quá khả năng sử dụng và chuyển hóa của cơ thể, mỡ sẽ tích tụ các cơ quan trong cơ thể, ở dưới da (mông, đùi, cổ..) và các tạng đặc biệt như gan.
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc ngày càng tăng cao. Theo Hội Gan Mật Tụy TP.HCM, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này. Những bệnh nhân thừa cân, béo phì, đái tháo đường, hội chứng thận hư,... thường là đối tượng mắc kèm cả hai bệnh này.
Đặc biệt, bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ do viêm gan siêu vi nếu không theo dõi và điều trị đúng sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Trong khi đó, máu nhiễm mỡ có thể gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, sỏi mật và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Loan khuyến cáo bệnh nhân gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ không do di truyền có điều trị. Bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để theo dõi, điều trị đúng chuyên khoa tiêu hóa, gan mật tụy, tim mạch.
Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động thể lực và được tư vấn dinh dưỡng hợp lý, giảm chất béo, bột đường, đặc biệt là đường hấp thu nhanh, tăng cường chất xơ...
Theo Zing
Ăn cháo lòng bạn nhất định phải biết những kiêng kỵ này Rất nhiều người thích ăn cháo lòng vì vị ngon đặc biệt, đưa miệng, ăn một lần không thể quên. Tuy nhiên, món ăn này có những kiêng kỵ đặc biệt mà mọi người cần biết để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế cho thấy, cháo lòng chứa nhiều nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày, lòng lợn... nên...