Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ
Tại khoa dinh dưỡng các bệnh viện nhi trên địa bàn TP.HCM, trẻ đến khám suy dinh dưỡng luôn chiếm tỷ lệ hơn 50% số trẻ đến khám.
Một thống kê mới nhất ở Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy, tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em vẫn đang ở mức báo động với tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng đến 31,9%. Việt Nam hiện có khoảng 1,6 triệu trẻ nhẹ cân, 2,56 triệu trẻ em thấp còi và hàng nghìn trẻ tử vong do những nguyên nhân liên quan đến SDD.
Tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP.HCM, hiện trung bình mỗi ngày, Khoa Dinh dưỡng tiếp nhận trên 100 trẻ SDD, nhẹ cân, biếng ăn đến khám. Theo ThS-BS Mai Quang Huỳnh Mai, Khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM, hầu hết các trường hợp trẻ biếng ăn, nhẹ cân đều bắt nguồn từ sai lầm của các bà mẹ.
BS Huỳnh Mai cho biết, có đến… 90% trường hợp trẻ SDD là do mẹ chế biến bữa ăn sai cách. Hầu hết các bà mẹ không nắm được cần cho trẻ cần ăn số lượng bao nhiêu trong ngày. Ví dụ, trung bình trẻ cần ăn bốn-năm chén cháo hoặc cơm nát mỗi ngày, thế nhưng các bà mẹ đều cho trẻ ăn không đủ bữa khiến trẻ SDD. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn, ba bữa là đủ, và không biết rằng, ngoài ba bữa, trẻ cần được ăn thêm hai-ba bữa phụ như: sữa, cháo, chè, chuối…
Bữa ăn cho trẻ không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như chất đạm, chất bột đường, chất béo cũng khiến trẻ SDD. Ví dụ khi nấu cháo, mẹ chỉ chú trọng sao cho thật nhiều thịt, cá, nhưng lại quên cho vào muỗng dầu ăn, vì thế trẻ dư chất đạm nhưng lại thiếu chất béo.
Suy dinh dưỡng cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hai-ba tháng tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất là do các bà mẹ không biết cách cho con bú. Thay vì cho bé bú cạn hết một bên sữa rồi mới đổi bên (vì sữa cuối nguồn mới là sữa nhiều chất dinh dưỡng) thì các bà mẹ cứ thấy con lưng lửng bụng là ngừng hoặc cho bú bên này một chút rồi chuyển sang bên kia.
Video đang HOT
Cha mẹ cần trau dồi kiến thức chăm trẻ để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng cho con – Ảnh: L.V.
Một sai lầm thường gặp nữa là cho bé uống nước quá nhiều. Cứ thấy trẻ chép miệng là cho trẻ uống nước khiến bé no, bú ít. Một số bà mẹ thì cho con ăn dặm, ăn trái cây quá sớm, khi mới hai-ba tháng tuổi khiến trẻ giảm lượng bú.
Một số cha mẹ bận đi làm, không có thời gian chăm sóc trẻ nên thường gửi trẻ ở các nhà giữ trẻ, hoặc nhờ người trông coi. Hầu hết các trẻ SDD quá mức đều nằm trong trường hợp này. Cũng có nhiều bà mẹ bận công việc nên chế biến thức ăn sẵn cho trẻ, chia làm nhiều gói để sẵn trong tủ lạnh, đến bữa ăn thì rã đông và hâm lại.
Do ăn đi ăn lại một món nên trẻ có tâm lý chán, dẫn đến biếng ăn, SDD. Một số trẻ biếng ăn được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm, vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa sẽ càng SDD, thậm chí thiếu canxi trầm trọng vì không đủ sữa. Ngoài các trường hợp thiếu các chất dinh dưỡng cơ bản, nhiều trẻ còn SDD vì thiếu vi chất như thiếu canxi, thiếu sắt, thậm chí ở một số nơi, vẫn còn có trẻ thiếu vitamin A.
Các bé “thiếu chất” đều có những triệu chứng giống nhau là hay quấy khóc, kém linh hoạt, các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to. Thậm chí, nhiều trẻ còn chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng, ít vui chơi…
Để nhận biết SDD, ngoài các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3kg, sau năm tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2kg. Khi bé sáu tuổi thì cân nặng khoảng 20kg.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ sáu đến 24 tháng tuổi
Trẻ dễ bị SDD nhất trong khoảng thời gian từ sáu đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang dần thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật, nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đôi, sinh ba… Những bé ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị SDD.
Để phòng tránh SDD, theo bác sĩ Huỳnh Mai, ngay khi cha mẹ thấy trẻ dừng tăng cân, nên đưa trẻ đến khám sớm để có kế hoạch can thiệp chống SDD. Các bà mẹ cũng có thể đến khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện nhi, trung tâm dinh dưỡng để được hướng dẫn cách thực hiện bữa ăn cân đối và đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Theo Long Vân (Phụ nữ Online)
Kỹ năng sống và tiếng Anh ngữ âm cho trẻ em
Những năm trở lại đây, việc đầu tư cho con học thêm những bộ môn ngoại khóa để hỗ trợ cho việc phát triển tính cách, trau dồi kiến thức cho trẻ luôn thu hút mối quan tâm của phụ huynh. Nổi bật trong số đó là Kỹ năng sống và Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ.
Trẻ em được tiếp xúc với hai bộ môn này từ rất sớm, hiệu quả nhất từ 4 đến 10 tuổi. Các khóa học Kỹ năng sống được tổ chức theo nhiều chủ điểm: ứng xử hàng ngày, giao tiếp, vệ sinh cá nhân và thực phẩm, văn hóa giao thông, cách thể hiện bản thân, các kiến thức xã hội cần thiết được trang bị. Học sinh được học cách khẳng định mình, thể hiện tình cảm của bản thân với những người xung quanh, điều mà các con cảm thấy rất khó nói, đặc biệt với lứa tuổi trước dậy thì (8-10 tuổi). Tại một số trung tâm lớn, học sinh còn được sử dụng những thiết bị hiện đại và được trải nghiệm nhiều hình thức học đa dạng để tìm hiểu về thế giới. Bằng cách này, kiến thức dễ ăn sâu vào trí nhớ của trẻ thơ.
Năm nay, chương trình 12 Giá Trị Sống là chương trình kỹ năng sống dành cho trẻ em duy nhất tại Việt Nam được Unesco công nhận và đào tạo đội ngũ giảng dạy. Chương trình giúp các em khám phá 12 giá trị của cuộc sống, đó là: Hạnh phúc, Tôn trọng, Yêu thương, Trung thực, Giản dị, Trách nhiệm, Hòa bình, Khiêm tốn, Tự do, Khoan dung, Đoàn kết, Hợp tác.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Toan, một giáo viên đã qua khóa đào tạo của Unesco và hiện đang giảng dạy chương trình này tại Trường tiểu học song ngữ Brendon (Hà Nội), học sinh khi tham gia tiết học Giá trị sống rất chủ động, bởi tiết học được thể hiện bằng nhiều hình thức như: thảo luận, vẽ tranh, làm thủ công, hát múa, kể chuyện, đóng tiểu phẩm, tập bài tập thư giãn, chơi trò chơi... Học về Giá Trị Sống khiến học sinh biết trân trọng cuộc sống, yêu thương những người xung quanh và đặc biệt, biết chia sẻ cộng đồng.
Học sinh học Kỹ năng sống ở Trường tiểu học Brendon - ứng xử trong tiệc buffet.
Học Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài cũng đang được các bậc phụ huynh sát sao tìm thầy, tìm lớp tại các trung tâm, bởi không phải trường mẫu giáo và tiểu học nào cũng có giáo viên nước ngoài, mặc dù môn Tiếng Anh đang được phổ cập. Chị Thanh Hằng, phụ huynh của một học sinh lớp 3H, Trường tiểu học Khương Thượng cho biết: "Dù cháu vẫn được học tiếng Anh ở trường, nhưng tôi vẫn đăng ký cho cháu học thêm lớp Ngữ Âm bên ngoài, một tuần hai buổi. Hy vọng cháu sẽ phát âm chuẩn từ mới dù chưa biết nghĩa của từ". Khóa học Tiếng Anh Ngữ Âm (Phonics) còn tương đối mới mẻ với học sinh Việt Nam, nhưng nó lại rất phổ biến sau khi được thử nghiệm thành công tại Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Phonics là phương pháp giảng dạy nhằm huấn luyện học sinh hiểu đúng cách phát âm từ, cấu tạo của chữ. Nói nôm na đây là cách "đánh vần" Tiếng Anh vốn rất gần gũi với học sinh tiểu học Việt Nam trong việc ghép vần Tiếng Việt. Từ đó, học sinh có thể phát âm và đọc chuẩn, nói Tiếng Anh lưu loát và tự nhiên.
Tiến sỹ Mel Blunt, Giám Đốc Đào Tạo chương trình quốc tế của Trường tiểu học song ngữ Brendon, một trong những đơn vị đầu tiên đưa ra khóa học này tại Việt Nam, cho biết thêm: "Khi biên soạn chương trình này để áp dụng giảng dạy cho trẻ em Việt Nam, chúng tôi luôn cố gắng tìm các phương pháp truyền đạt, hình ảnh thực tiễn, ví dụ sống động gắn liền với cuộc sống và văn hóa Việt Nam, để học sinh có thể hiểu về âm tiết và ghép vần, dễ nhớ và nhớ lâu. Chương trình bao gồm hai phần: Single Phonograms (học về 24 chữ cái) và Multiple Phonograms (học về 36 cặp từ ghép). Chỉ cần qua hai khóa học này, chắc chắn các em sẽ có nền tảng vững chắc về phát âm, một sự bổ sung hiệu quả cho những giờ lên lớp Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài sau này".
Theo Dân Trí
Khi nữ sinh coi việc "make-up" là... không thể thiếu Một số teen girl có thói quen make-up, làm đẹp hàng ngày trước khi đi học. Như thế liệu có nên không nhỉ? Trước hết chúng ta cần hiểu ở đây "tới trường" ở đây tức là đi học chính khóa trên lớp, không bao gồm những hoạt động ngoại khóa thông thường như các buổi dạ tiệc, lễ tổng kết cuối năm...