Những sai lầm tai hại khi vào cua của người điều khiển ô tô
Không về số, giảm ga, đánh lái quá nhiều là những hành động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi ô tô đang đi ở khúc cua.
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua
Không chịu về số trước khi cua (đối với xe số sàn)
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua. Nhờ cách này, xe sẽ đi chậm hơn và vẫn có phanh. Khi cua xong xe có thể tiếp tục tăng tốc mà không bị chậm lại. Còn nếu không thực hiện điều này sẽ khiến xe bị giật hoặc chết máy, vô cùng nguy hiểm.
Lái xe cần phải tiến hành giảm tốc độ, sẽ rất khó để có thể vào cua với 1 tốc độ lao trên đường thẳng
Không giảm tốc độ
Lái xe cần phải giảm tốc độ. Sẽ rất khó để có thể vào cua với một tốc độ lao trên đường thẳng. Bởi khi tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn, rất dễ khiến xe bị trượt trên mặt đường. Vì vậy, dù tài xế có muốn giữ tốc độ như thế nào thì khi đến gần khúc cua, hãy nhả nhẹ chân ga để giảm nhẹ tốc độ. Nếu cần thiết thì có thể đạp phanh để xe đi chậm hơn.
Nếu phanh quá nhiều khi vào cua thì góc lái sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tiếp đó, hãy về số thấp khi bắt đầu vào cua, ngoài ra thả lỏng chân ga. Chuẩn bị chân côn sẵn sàng, nếu có thể đỡ côn xe thì nên đỡ.
Khi vào cua, tài xế cần quan sát khi nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh
Không quan sát nền đường
Video đang HOT
Khi vào cua, tài xế cần quan sát nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh. Nếu không thể tránh những chỗ này, hãy giảm nhẹ tốc độ khi đi qua nó. Lưu ý là giảm nhẹ ga thay vì đạp phanh. Trong điều kiện trời mưa, bùn lầy, gập gềnh thì càng cần phải chú ý khi vào cua. Nếu bỏ qua tình tiết này rất dễ rơi vào nguy hiểm bất thình lình sẽ không kịp trở tay.
Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi
Đánh vô lăng chưa thạo
Điểm quan trọng nhất trong quá trình vào cua, đó là xoay vô lăng. Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi. Dù vậy, phương pháp này cũng đòi hỏi luyện tập nhiều và áp dụng thường xuyên. Chính những khó khăn này nên nhiều tài xế thường không thực hiện tới cùng nên thường gặp khó khăn khi vào cua.
Đánh lái quá nhiều
Việc đánh lái quá nhiều khi đi tốc độ cao rất dễ khiến xe bị văng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy nên, không cần đánh lái khi cảm thấy không cần thiết.
Thực tế, tốc độ của xe nên ngược với tốc độ đánh lái. Xe chạy càng nhanh thì đánh lái càng phải chậm. Vậy nên khi lái xe vào cua thì nên hạn chế đánh lái để giữ được tốc độ cho xe.
6 lỗi cơ bản của lái xe khi đổ đèo có thể nguy hiểm đến tính mạng
Về N rồi thả trôi, lấn làn và vượt ẩu, vào cua quá rộng,...là những tật xấu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi di chuyển ô tô trên đường đèo dốc.
Khi xe lăn bánh ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm
Về N và thả trôi
Khi xe lăn bánh ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm. Nếu cần cho xe dừng lại, tài xế phải đạp phanh rất sớm, và xe cần một khoảng đường dài hơn bình thường để trượt đi trước khi có thể ngừng hẳn. Làm như vậy, bộ phận phanh xe hao mòn nhiều hơn. Và vì không thể kềm chế với hiệu quả tức thì qua hệ thống phanh, chiếc xe có thể trở thành một "phi đạn" nguy hiểm, dễ gây tai nạn trên đường phố. Chính vì vậy mà tại Mỹ, cho xe đổ dốc với cần số tại điểm N bị coi là bất hợp pháp, mặc dầu phải thừa nhận rằng nhà chức trách khó có thể phát hiện vi phạm này.
Khi đổ dốc, lái xe vẫn phải để cần gạt số ở vị trí D, nhưng bàn chân phải luôn trong tư thế sẵn sàng chân phanh. Làm như vậy vừa an toàn, thậm chí lại còn tiết kiệm xăng hơn là thả dốc ở số N.
Bất kể đường thẳng hay đường cua, tài xế phải quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể
Lấn làn, vượt ẩu
Lấn làn đối diện và vượt xe khác khi đang leo hoặc đổ đèo cực kỳ nguy hiểm, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn thương tâm nhưng nhiều tài xế mắc. Bởi chỉ một chút lơ là, một chút tính toán sai là có thể đánh đổi cả tính mạng mình.
Do đó, một nguyên tắc quan trọng là nên hạn chế vượt khi leo đèo và cả đổ đèo. Trong trường hợp vượt nên quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể. Khi vượt nên quyết đoán, vượt nhanh, không chần chừ, lưỡng lự. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, cua gấp, cua khuất nguy hiểm.
Ôm cua rộng dễ bị trượt bánh, đặc biệt lái xe sẽ bị giật mình khi có xe đi ngược chiều
Vào cua rộng, không dùng còi khi cần
Ôm cua rộng dễ bị trượt bánh, đặc biệt lái xe sẽ bị giật mình khi có xe đi ngược chiều. Vì thế, nên tránh ôm cua quá rộng vì đường đèo thường chất lượng không tốt như thành phố. Những chiếc xe tải lớn chở vật liệu xây dựng có thể bị vương vãi ra đường và nó sẽ là nguyên nhân của hiện tượng trượt bánh cho những xe đi sau nếu đánh cua rộng và đi vào chỗ có vật liệu bị vương vãi đó. Ngoài ra, nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất: ra tín hiệu thông báo bằng cách nháy pha nếu có người đi ngược chiều. Lưu thông trên đèo không chỉ riêng 1 xe mà còn nhiều xe máy, xe ô tô, container lưu thông cùng hoặc ngược chiều.
Nếu chạy quá gần xe phía trước, nguy cơ va chạm là rất cao
Không giữ khoảng cách an toàn
Khi chạy xe trên đèo nếu có nhiều xe khác chạy cùng nên giữ khoảng cách an toàn tối thiểu. Tránh tối đa trường hợp xe trước phanh gấp, phanh không kịp dễ dẫn tới tai nạn. Nếu lái xe có ít kinh ngiệm trong chạy đường đèo thì nên chạy chậm, không nên chạy nhanh, bám theo xe đi trước để an toàn hơn. Nên chạy trong tốc độ có thể kiểm soát được, một số người chạy nhanh không kiểm soát được tốc độ gây ra nhiều tai nạn thương tâm.
Vì thế khi đổ đèo không nên giữ phanh liên tục, nhất là khi xuống dốc, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh
Giữ phanh liên tục
Một sai lầm khác rất phổ biến khi lái xe đường đèo, nhất là khi đổ đèo là giữ phanh liên tục. Điều này vô cùng nguy hiểm vì như vậy sẽ dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh. Khi đó tác dụng của phanh sẽ không còn hiệu lực như ban đầu nữa.
Để không nhầm chân phanh với chân ga, nên học thói quen để chân chữ V, giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga
Nhầm chân ga
Khi đổ đèo nhiều lái xe thay vì đạp chân phanh lại đạp nhầm chân ga. Thậm chí nhiều lái xe dù kinh nghiệm lâu năm vẫn đạp nhầm chân phanh. Nguy hiểm nhất là vào các khúc cua, nếu bị nhầm chân phanh sẽ gây hoang mang cho các người lái khiến họ không làm chủ được tốc độ lái của mình.
Do đó, để không nhầm chân phanh với chân ga, nên học thói quen để chân chữ V. Giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển chân sang đặt hờ ở chân phanh, để khi xuống dốc đèo hay khúc cua là đạp thẳng, không bị nhầm.
Hoàng Anh
3 lưu ý quan trọng khi sử dụng ghế da ô tô Thời hạn sử dụng, không dùng ghế đã cũ và dùng ghế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là những lưu ý hàng đầu về sử dụng ghế da trên ô tô. Những chiếc xe sang trên 10 năm tuổi đã được thay ghế da mới Thời hạn sử dụng của ghế da trên ô tô Ghế xe ô tô hầu...