Những sai lầm tai hại khi cho trẻ dùng kháng sinh
Sốt hay viêm mới phải dùng kháng sinh và có thể giảm liều hoặc ngưng hẳn việc sử dụng thuốc trong những ngày cuối khi đã cảm thấy khỏe hơn.
Theo BS Huỳnh Tiểu Bình, Khoa Nhi BV quận 11, TP.HCM, nhiều trẻ em đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết hoặc dùng kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ… Chính điều này làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém.
Dùng kháng sinh mới nhanh hết bệnh?
Theo BS Bình, kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi. Vì vậy hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… đều không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi. Nếu cho trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
Cha mẹ thường có hai tâm lý khi dùng kháng sinh cho trẻ. Thứ nhất là muốn BS cho kháng sinh với quan niệm phải có kháng sinh mới nhanh hết bệnh, chứ không là phải tái khám nhiều lần. Quan niệm này không đúng vì chỉ khi đúng chỉ định thì BS mới kê toa có kháng sinh để giảm tình trạng lạm dụng dẫn đến kháng thuốc và tăng chi phí khám chữa bệnh.
Thứ hai, một số người có tâm lý không muốn cho trẻ dùng kháng sinh vì lo ngại ảnh hưởng sức khỏe trẻ. Việc này khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn, có khi trẻ phải nhập viện cũng như phải dùng kháng sinh cao cấp hơn hoặc kháng sinh chích, khá tốn kém.
Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi khuẩn. Ảnh: Internet
Ngoài ra, việc cha mẹ tự ý cho trẻ giảm liều hoặc dừng kháng sinh trong những ngày điều trị cuối khi thấy trẻ khỏe hơn cũng là cơ hội cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển. Thực tế các triệu chứng thường được cải thiện trước một khoảng thời gian nhưng vẫn còn vi khuẩn gây bệnh sót lại. Nếu tự ý cắt giảm thuốc, số lượng kháng sinh sẽ không đủ để tiêu diệt những vi khuẩn này. Những vi khuẩn còn sót lại có thể sẽ sinh sản và tái tạo lại quần thể. Kết quả là trẻ sẽ dễ bị tái phát bệnh sau một thời gian.
Việc cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: Tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh. Về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, trẻ sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ
Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau có thể trạng, cân nặng khác nhau nên liều lượng thuốc được bào chế cũng khác nhau. Vì vậy cha mẹ không nên xem trẻ em là người lớn thu nhỏ và không nên nghĩ rằng người lớn dùng thuốc gì thì trẻ em dùng thuốc nấy, chỉ cần bớt liều lượng đi là được.
Đặc biệt, khi trẻ bị ốm và phải dùng tới kháng sinh, cha mẹ nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh để BS chẩn đoán và kê toa thuốc chính xác, đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc cho trẻ cho sử dụng hoặc điều trị theo sự mách nước của những người không có chuyên môn.
Khi trẻ có các dấu hiệu cảm sốt, ho, sổ mũi… cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần áo thông thoáng dễ hút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho được bào chế từ thảo dược an toàn cho trẻ có thể dùng trong trường hợp này. Cạnh đó còn có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm sạch mũi trẻ, giúp cho đường hô hấp của trẻ được thông thoáng.
Nên cho trẻ chích ngừa cúm hằng năm để giảm ho, sốt, sổ mũi. Ảnh: Internet
Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để khám bệnh. Khi trẻ được BS chỉ định thuốc, cha mẹ cũng nên hỏi BS về toa thuốc của trẻ bao gồm loại nào là kháng sinh. Trong trường hợp trẻ đã từng dị ứng với loại thuốc nào hoặc với loại chất hóa học nào thì cha mẹ cần trao đổi với BS để BS lựa chọn một loại thuốc khác cùng tác dụng nhưng không gây dị ứng cho trẻ.
Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, cha mẹ nên cho con uống đầy đủ theo chỉ định. Sau khi uống hết toa thuốc, cần đưa con đi tái khám đúng hẹn. Không nên khi uống thuốc được vài ngày, thấy bé khỏe hơn thì tự động ngưng thuốc hoặc đến hẹn không tái khám. Bởi vì mặc dù các biểu hiện như ho, sưng họng, sốt… triệu chứng của trẻ đã giảm nhưng các vi khuẩn vẫn còn.
Sau cùng, việc dùng kháng sinh chỉ là trị bệnh, có thể phòng bệnh bằng nhiều cách như cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng hoạt động thể chất phù hợp với trẻ, và quan trọng là chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế. Nên cho trẻ chích ngừa thêm vaccine cúm hằng năm để giảm các triệu chứng cảm cúm như sốt, ho, sổ mũi… Điều này cũng góp phần làm giảm việc lạm dụng kháng sinh.
Theo PLO
Bé 7 tháng tuổi bị sốt liên tục 5 ngày, đi khám cha mẹ sốc khi biết kết quả
Trẻ nữ trên 1 tuổi, do niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, do đó khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn bé trai.
Bác sĩ Trần Kiếm Thao, trưởng Khoa Thận của Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Á Châu cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhi tên Tiểu Hoàng, 7 tháng tuổi bị sốt liên tục trong nhiều ngày, nhưng vì không có triệu chứng rõ ràng, cha mẹ cho rằng "chỉ cần qua vài ngày đứa trẻ sẽ khỏe lại", nên chỉ cho uống thuốc.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày uống thuốc, tình trạng của cậu bé không thuyên giảm, cha mẹ lúc này mới đưa Tiểu Hoàng đến bệnh viện kiểm tra. Thông qua kết quả xét nghiệm máy phát hiện chỉ số bạch cầu cao tới 35.000, chỉ số máu bị viêm cao gấp 13 lần so với bình thường, đồng thời khi kiểm tra nước tiểu thường quy, chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cũng có hàng ngàn.
Kết quả khiến bố mẹ Tiểu Hoàng khá sốc, không nghĩ rằng biểu hiệt sốt thông thường lại là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Sau 7 ngày điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, cậu bé đã được xuất viện thuận lợi, nhưng Tiểu Hoàng vẫn cần dùng kháng sinh trong hơn 3 tuần sau khi xuất viện.
Bác sĩ Trần Kiếm Thao cho biết, viêm thận bể thận là một loại điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn trong ruột hoặc phân. Nó từ đáy chậu qua niệu đạo chạy đến bàng quang hoặc đến đài bể thận và gây tổn thương nhu mô thận.
Triệu chứng của viêm thận bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém. Kèm theo đau vùng thắt lưng, đau cạnh hông hoặc đau vùng khớp háng.
Triệu chứng của viêm thận bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém.
Thông thường, trẻ nam dưới 1 tuổi có những bất thường về kiến tạo bẩm sinh phổ biến ở đường tiết niệu, nên tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu tương đối cao. Trẻ nữ trên 1 tuổi, do niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, do đó khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn bé trai.
Bác sĩ Trần Kiếm Thao cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng, nếu họ thấy con mình bị sốt hơn 3 ngày, lập tức tìm bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
Phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
- Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.
Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.
- Với trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.
- Với trẻ gái: Cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.
- Với trẻ trai: Quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.
- Cha mẹ cần hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách.
- Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.
- Khi phát hiện trẻ có các bất thường về hệ tiết niệu cần đến khám để phẫu thuật sớm trả lại chức năng sinh lý, chống NKTN do ứ trệ dòng chảy của nước tiểu.
(Nguồn: Ettoday)
Theo Helino
Nhiều người Australia có triệu chứng của bệnh sởi dù đã tiêm vắcxin Những bệnh nhân này không có những triệu chứng của bệnh sởi thông thường, nghĩa là không bị sốt, ho hoặc sổ mũi, tuy nhiên, họ vẫn bị phát ban. Tiêm phòng vắcxin sởi cho trẻ nhỏ. (Nguồn: AFP/TTXVN) Càng ngày càng có nhiều người Australia nhập viện với các triệu chứng của bệnh sởi mặc dù đã từng tiêm ít nhất một...