Những sai lầm tai hại khi chăm sóc chiều cao cho bé
Ninh xương lấy nước nấu cháo, vỏ tôm giàu canxi… là kinh nghiệm nuôi con của nhiều mẹ, nhưng liệu có đúng?
Con cao lớn, khỏe mạnh khỏe là những điều cha mẹ luôn hằng mong ước. Chính vì thế, các bậc làm cha mẹ luôn luôn cố gắng tham khảo, học hỏi những kinh nghiệm, bí quyết nuôi con được “truyền tụng” để con cao lớn. Nhưng có phải tất cả đều thực sự chính xác?
Kinh nghiệm 1: Muốn con cao lớn, cần ninh xương lấy nước nấu cháo cho con
Sai
Vì muốn con hấp thụ Canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày. Theo Ths.Bs. Lê Thị Hải (Trưởng khoa khám bệnh – Viện dinh dưỡng quốc gia): Trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Vì thế trẻ không thể hấp thu được lượng Canxi và các vi chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao.
Kinh nghiệm 2: Hải sản, đặc biệt là tôm sẽ rất giàu canxi. Vì thế, cho con ăn vỏ tôm cả vỏ là tốt nhất
Sai
Nhiều mẹ còn ép con ăn nhiều vỏ tôm vì nghĩ rằng đây là phần giàu canxi nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ ăn cả vỏ tôm dễ khiên con bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bóc vỏ tôm, cho ăn phần thịt tôm. Bên cạnh việc ăn tôm, mẹ nên cho con ăn đầy đủ các loại hải sản như cá, cua, ốc…để bữa ăn của con đa dạng, đủ giá trị dinh dưỡng và tốt hơn cho chiều cao của bé.
Video đang HOT
Kinh nghiệm 3: Cho con thức quá khuya sẽ khiến con bị lùn
Đúng
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt. Khi trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, thức quá khuya trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Kinh nghiệm 4: Chỉ mùa đông mới cần bổ sung Canxi cho con. Mùa hè có nhiều nắng, không cần bổ sung. Nếu uống nhiều có thể bị nóng khiến con táo bón
Sai
Mùa nắng, con có điều kiện hấp thu vitamin D tốt hơn nên hấp thu Canxi tốt hơn. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn phát triển chiều cao, trẻ luôn có nhu cầu về các vi chất như Canxi, Magie, Kẽm, Phốt pho, Vitamin D. Chỉ bổ sung vào mùa đông cho con sẽ khiến con bị lỡ mất một giai đoạn phát triển hết sức quý giá, làm ảnh hưởng đến chiều cao của con.
Việc trẻ bị táo bón do bổ sung Canxi chỉ xảy ra khi trẻ được bổ sung quá nhiều Canxi. Nếu cung cấp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ thì hoàn toàn không có hiện tượng táo bón.
Kinh nghiệm 5: Chỉ cần bổ sung đầy đủ Canxi là con sẽ cao lớn
Sai
Canxi là vi chất chính tham gia vào cấu trúc hệ xương, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương. Tuy nhiên, chỉ bổ sung Canxi chưa đủ. Ngoài Canxi còn có các vi chất khác là Vitamin D, Kẽm, Magie, Phốt pho mà thiếu chúng trẻ khó có thể đạt được chiều cao tối ưu. 5 vi chất Canxi, magie, Kẽm, Phốt pho, vitamin D3 kết hợp với nhau (còn gọi là “vòng tròn chiều cao”) tạo ra tác động toàn diện để bé đạt được chiều cao tối ưu. Cha mẹ cần bổ sung cho con một cách đầy đủ để tạo khởi đầu vững chắc giúp bé cao lớn.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương. Thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phot pho, canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu nên gây hậu quả còi xương chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng, răng mềm, răng mọc chậm và xô lệch do xương hàm mềm không chịu nổi sức ép bởi lực nhai…
Magie giúp chuyển Vitamin D sang dạng hoạt động làm tăng hấp thu Canxi, kích thích sinh hormone Calcitonin đảm bảo sự bền vững của xương, tránh dư thừa Canxi trong máu đồng thời làm tăng tạo mô xương.
Kẽm giúp ức chế quá trình hủy xương, tăng tạo mô xương. Ngoài ra kẽm còn giúp trẻ ăn ngon miệng tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ thần kinh…
Phốt pho tham gia quá trình tạo xương, chuyển hóa phốt pho có mối liên hệ chặt chẽ với chuyển hóa canxi.
Theo Phununews
Bé sinh non chậm phát triển, chữa thế nào
Tôi sinh khi thai 30 tuần, cháu trai nặng 1,6 kg, bị ROP (bệnh về võng mạc ở trẻ sinh non) mắt trái và đã được điều trị.
Tôi cho cháu thăm khám ở cả Viện mắt trung ương và Bệnh viện Nhi, các bác sĩ kết luận cả 2 mắt của cháu hiện tại đều bình thường. Tuy nhiên, đến nay khi được 4,5 tháng, cháu vẫn chưa biết nhìn theo vật di dộng trước mắt, chưa biết nhìn vào người chăm sóc. Khi nằm chơi, cháu nhìn khắp nhà, cười và ê a. Cháu cũng chưa biết lẫy, đặt nghiêng thì tự lật và cất được đầu tuy chưa cứng.
Khi đi khám phục hồi chức năng ở Bệnh viện nhi, các bác sĩ chỉ định cho cháu chụp MRI thì kết quả là "Hình ảnh kém biệt hóa Myelin". Các bác sĩ cũng không giải thích rõ chỉ nói não bộ của cháu non, cháu chậm phát triển tâm thần vận động và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho cháu.
Tôi muốn hỏi, sự phát triển của cháu có vấn đề gì không và theo dõi sự phát triển của cháu có phải tính từ lúc cháu đủ tháng không? Việc kém biệt hóa Myelin của não bộ trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến cháu? (Bảo Hà)
Ảnh minh họa: Slate.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện tại bé nhà bạn 4,5 tháng, đã biết cười, đã biết lật, cổ chưa cứng hẳn, như vậy về phát triển vận động tạm thời là được. Kém biệt hóa Myelin là tình trạng não chưa được myelin hóa dẫn tới sự kém phát triển tinh thần, vận động. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, bệnh cũng gặp ở những trẻ đẻ non tháng.
Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh. Myelin hóa liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Sự myelin hóa được bắt đầu từ tháng thứ 4 của bào thai, tiếp tục sau khi ra đời và hoàn chỉnh khi trẻ 8 tuổi. Quá trình myeline hóa mạnh nhất ở giai đoạn trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi và trọng lượng của não tăng nhanh ở giai đoạn này. Tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hóa hoàn toàn. Chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển tinh thần và vận động như chậm biết đi, chậm biết nói và giảm khả năng nhận thức.
Nếu như bé nhà bạn kém biệt hóa myelin thì bé có thể chậm phát triển tinh thần và vận động, sau một thời gian nếu quá trình myelin hóa vẫn tiếp tục thì bé có thể sẽ phát triển dần dần bình thường. Nhưng nếu quá trình đó không tiếp tục, thì tinh thần và vận động của bé sẽ không phát triển bình thường được.
Bạn nên cho bé theo dõi định kỳ tại bệnh viện. Trong quá trình theo dõi thì nên cho bé tập phục hồi chức năng để bé có thể làm được những việc theo tuổi của mình.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
6 bước đơn giản để tăng chiều cao cho trẻ Bô me nao cung muôn con minh lơn lên la 1 chang trai cao lơn, hay môt cô gai duyên dang vơi đôi chân dai. Với 6 "bí kíp" đơn gian sau đây sẽ giúp cho con bạn cải thiện được chiều cao. Rất nhiều bố mẹ mong muốn con mình lớn lên cao lớn và có đôi chân dài. Ảnh minh họa...