Những sai lầm phổ biến khi trồng cây xanh trong nhà khiến cây bị úng, chết khô
Trồng cây xanh trong không gian nhà mình không chỉ làm xanh không gian, thanh lọc không khí mà còn giúp phong thủy tốt hơn, vì vậy tuyệt đội không để tình trạng cây xanh héo úa, chết khô trong nhà.
Việc để cây cảnh, chậu hoa, bình hoa đã héo úa và chết trong nhà hoặc ngoài sân, vườn là điều rất cấm kỵ trong phong thủy. Vì vậy, nếu có sở thích trồng cây xanh trong nhà cần tìm hiểu chăm sao cho đúng cách, giúp cây thêm sức sống, làm đẹp cho không gian nhà bạn.
Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi chọn trồng cây xanh trong nhà:
Tưới quá nhiều nước
Tùy từng loại cây, nhu cầu về lượng nước cũng khác nhau
Điều quan trọng là trước khi trồng bất kì loại cây nào, bạn chắc chắn phải tìm hiểu thật kĩ về khả năng sinh sống cũng như lượng nước cây cần.
Nếu cây trong nhà thiếu ánh sáng, bạn lại tưới nhiều nước khiến nước sẽ bị úng rễ mà chết. Vậy nên, cần phải tùy vào từng loại cây mà tưới nước phù hợp.
Trồng cây nơi kín, không khí không lưu thông
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cây cối dù thích hợp bóng râm đến mấy cũng cần có ánh sáng, không khí bên ngoài để quang hợp, để sống. Nếu để lâu trong nhà, chúng có thể bị chết vì không đủ ánh sáng, hoặc nếu không thì bị dị dạng. Lâu dần, chúng có thể chết đi và trở thành thủ phạm gây ra nguồn năng lượng xấu trong căn nhà bạn.
Đặt cây không đúng vị trí
Ảnh minh họa
Không ít người khi mua cây về ít quan tâm đến việc nên đặt nó ở đâu. Chỉ cần thấy trống, bố trí vào nhìn đẹp mắt là được.
Tuy nhiên, bạn sẽ nhìn theo bố cục mặt bằng và yếu tố phong thủy kết hợp. Nếu đặt cây cảnh trong phòng ngủ hoặc vị trí cạnh giường, nó sẽ trở thành kẻ phá hoại giấc ngủ của bạn.
Trồng nhiều loại cây khác nhau trong phòng
Ảnh minh họa
Ban ngày cây cối hấp thụ khí cacbon dioxit và thải ra oxy, trồng cây trong nhà giúp tiến hành thanh lọc không khí, loại trừ chất bẩn cho ngôi nhà bạn.
Tuy nhiên, vào buổi tối, chúng cũng hấp thụ oxy và thải ra khí cacbon. Đây là điều vô cùng tệ hại vì càng nhiều cây, lượng cacbon thải ra càng nhiều, kết hợp với lượng cacbon mà gia đình bạn thở ra nữa. Chúng sẽ khiến bạn bị bệnh về đường hô hấp và nguy cơ thiếu oxy nếu cơ thể yếu.
Do vậy, khi trồng cây bạn cần lựa chọn. Nếu muốn trồng cây trong phòng ngủ cần cân nhắc, hãy chọn mấy loại cây như lô hội, lưỡi hổ… vì chúng đều là cây nhả khí oxy vào ban đêm, giúp ích cho giấc ngủ của bạn.
Những loại cây cảnh này đích thị là 'vị cứu tinh' hút sạch khí độc trong nhà, mang lại không gian tươi mát dễ chịu
Nếu không gian sống của bạn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải độc hại từ chính những vật dụng trong nhà thì những loại cây cảnh dưới đây sẽ là vị cứu tinh cho bạn đó!
Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm, khí độc từ những vật dụng thường ngày gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trước thực trạng đó, cây xanh chính là một giải pháp tối ưu giúp hạn chế ô nhiễm, độc tố trong không gian sống của bạn tốt nhất. Cây xanh không chỉ hút ẩm, khử mùi và thậm chí là lọc bụi, chất độc trong không khí. Dưới đây, Em đẹp sẽ gợi ý tới bạn những loại cây cảnh chống độc tốt nhất, phù hợp riêng cho từng phòng.
Các loại cây nên đặt trong phòng bếp
Lạc thảo trường điệp: Lạc thảo trường điệp thích hợp với phòng khách có lò sưởi đốt khí gas hay củi và phòng tắm nước nóng. Cây có khả năng hút mạch các khí thải benzen, CO2, cylen và tolouen.
Hồng liên môn: Cây này rất hợp đặt trong nhà bếp nhờ khả năng hút các chất NH3, cylen và CO2, kể cả các mùi khét có ảnh hưởng đến thần kinh và xoang mũi. Trồng Hồng liên môn có mùi nồng của thức ăn kho, chiên, xào cũng biến mất, để lại bầu không khí trong lành cho căn bếp.
Các loại cây có thể đặt ở phòng khách, phòng tắm
Hồng điệp môn: Phòng khách mới xây hoặc tu sửa lại đôi khi còn để lại mùi sơn, véc-ni từ gỗ tường dán hoặc ép. Hồng điệp môn có thể hấp thụ các mùi này này đặc biệt là khí trichorethylen độc hại.
Hoa bạch lan ý: Bạch lan ý thích hợp trồng trong cả phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà có tường ẩm mới sơn, đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng. Chúng sẽ hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen để lại không khí tươi mát.
Bạch cúc trinh: Đây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó nổi bật bởi khả nằng hút khí NH3 - một loại khí có độc tính cao và một số khí độc khác ở phòng khách, bếp.
Cây cảnh trước cửa nhà, sân vườn
Cau tre: Cây này có tên kho học là chamae dorea seifrizii thuộc họ cau, có nguồn gốc từ Hawaii. Loài cây này giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Bạn có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách.
Chà là cảnh: Cây có tên gọi khác là phượng hoàng Ba tây có hoạt tính chống độc khí cylen, chịu nhiệt cao, dễ sống. Người ta thường đặt chà là cảnh dọc lối vào các biệt thự, sân vườn đầy ánh sáng, tạo nên các hiệu ứng cao bảo vệ không khí thanh khiết, lâu dài. Cây có cành lá so le, chót nhọn xòe như đuôi phượng hoàng nên cũng góp phần trang trí cho khuôn viên của nhà thêm đẹp.
Chú ý: Đối với những cây đặt trong nhà, thỉnh thoảng cần mang ra phơi sương cho cây thải độc.
Hình ảnh: Minh họa
Muôn kiểu 'tậu' cây xanh vừa trang trí nhà, vừa giúp gia chủ khỏe Cây xanh không những giúp không gian sống gần gũi với tự nhiên mà còn đem lại nguồn không khí trong lành. Nắm bắt điều này, nhiều chị em nội trợ đã đầu tư mua cây xanh với mục đích vừa trang trí, vừa giúp tăng cường sức khỏe. Dịch Covid-19 đã làm cho cuộc sống con người trở nên chậm lại. Thời...