Những sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu
Ai cũng có kiến thức nhất định về sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp nhưng đôi khi một số cách làm lại khiến mọi việc tồi tệ hơn.
Hãy đặt mình vào trắc nghiệm dưới đây và tự hỏi: Mình sẽ làm gì nếu gặp phải tình huống đó?
1. Trẻ bị bỏng, nhiều người vội vàng dùng nước đá hay dầu ăn để chườm, rồi nhanh chóng cởi bỏ quần áo của trẻ
Đó đều là những cách không đúng. Các loại dầu mỡ có thể tổn hại đến vùng da rất nhạy cảm này, còn nếu quần áo hay các vật liệu khác mắc kẹt vào vết bỏng sẽ có thể kéo cả vùng da non đó lên. Phản ứng đúng là rửa nhẹ bằng nước lạnh (không nhất thiết phải là nước có đá) rồi bôi qua thuốc mỡ kháng sinh. Nếu vết bỏng ở mặt hoặc phồng rộp lên, nên đến ngay phòng cấp cứu.
2. Gặp người lên cơn động kinh, mỗi người lại có quan niệm khác nhau
Di chuyển đến nơi khác, cố để họ mở miệng bằng cách cho họ ngậm gì đó hoặc đơn giản là chờ đợi cho cơn động kinh qua. Một lần nữa, những sai lầm trong việc sơ cứu có thể khiến người bệnh bị thương nặng hơn. Giữ cho miệng mở hay di chuyển đến chỗ khác có thể dẫn đến chấn thương như rách cơ. Chỉ đưa họ đi chỗ khác nếu đó là nơi không an toàn, người ta có nguy cơ ngã xuống hoặc bị thương. Nên tháo khuy cổ để người đó dễ thở và đừng bao giờ giữ người bệnh nằm yên. Với người đã có tiền sử động kinh, nên gọi cấp cứu khi hiện tượng kéo dài quá 5 phút.
3. Bị bong gân vùng mắt cá chân, nên chườm lạnh hay chườm nóng, có phải đi cấp cứu ngay không?
Video đang HOT
Đây là một chấn thương rất phổ biến mà nhiều người thường bỏ qua phần chăm sóc y tế. Lưu ý quan trọng nhất là phải chườm lạnh. Làm nóng sẽ làm sưng hơn và kéo dài quá trình lành vết thương. Nếu đặt bất kỳ vật nhỏ nào lên chân mà cảm thấy đau, nên đi chụp chiếu để xem có bị rạn xương hay không.
4. Bị rắn cắn, mọi người vẫn cho rằng phản ứng bằng cách
Cởi áo để quấn vết thương, hút chất độc rồi nhổ đi, lấy con dao nhỏ rạch vết thương cho chất độc thoát ra. Đó đều là những cách không cần thiết và khá nguy hiểm. Nếu dùng dao rạch phải gân hay dây thần kinh thì còn nguy hiểm hơn trong khi miếng ga-rô hạn chế lưu thông máu, có thể dẫn đến mất chi. An toàn nhất là ngay lập tức nẹp vết thương hoặc bọc nó bằng miếng vải sạch rồi đưa đi cấp cứu.
5. Trường hợp chảy máu cam, bạn nghiêng về phía trước và véo chặt mũi hay ngả đầu về phía sau sao cho máu không thể chảy ra
Quan trọng hơn, làm thế nào để biết rằng khi nào là nghiêm trọng để cần can thiệp y tế? Thực tế, chảy máu cam không phải là tình huống khẩn cấp nhưng nhiều người không biết cách sơ cứu cho đúng. Nếu nghiêng về phía trước và véo chặt mũi (tránh phần xương sống mũi), bạn đã làm đúng. Khi ngả đầu về phía sau, máu không chảy được ra ngoài nhưng sẽ có thể nguy hiểm nếu dòng máu chảy không ngừng lại nhanh. Nếu chảy máu không ngừng trong vòng 5 phút, nên đi khám.
kỹ thuật Heimlich trong sơ cứu người bị tắc nghẽn họng (ảnh minh họa)
6. Tình huống dùng thuốc quá liều hay gặp phải là đứa con 3 tuổi của bạn uống hết cả lọ thuốc vitamin
Nhiều người nghĩ vitamin là chất bổ thì sẽ an toàn nhưng trường hợp này, nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp trẻ em chết vì dùng sắt quá liều. Bị ngộ độc nói chung, nên mang theo những sản phẩm đã nuốt vào để tạo điều kiện cho việc xét nghiệm. Hiện đã có một số loại thuốc uống giúp nôn ra nhưng có một số ca ngộ độc hậu quả tồi tệ hơn do nôn mửa và bệnh nhân nôn mửa lại gây khó khăn cho việc điều trị tại bệnh viện.
7. Người lớn và trẻ em đều có thể bị nghẹt thở do dị vật mắc kẹt trong họng hay khí quản
Bạn vỗ lưng hoặc đưa cho người đó cốc nước? Phản ứng của bạn phải tùy thuộc vào người bị nghẹn: Nếu ho dữ dội và có thể nói một chút, đó là tắc nghẽn một phần; Nếu chỉ gật hoặc lắc đầu, thậm chí khó thở, da mặt chuyển sang màu xanh hoặc nâu sẫm, không nên cho họ uống nước vì chất lỏng sẽ bít nốt phần không khí ít ỏi có thể lưu thông.
Với người bị tắc nghẽn hoàn toàn, kỹ thuật Heimlich là cần thiết: Vòng tay từ sau lưng, đặt tay lên ngay trên rốn và giật cứng vào bụng theo hướng lên trên như thể nhấc người lên. Kỹ thuật này không làm với trẻ dưới 1 tuổi. Riêng trẻ sơ sinh cho nằm úp trên cẳng tay với đầu thấp hơn thân rồi lấy hai ngón tay đặt giữa xương ức của trẻ để ép vào ngực 5 lần. Nếu người bị nạn bất tỉnh cần gọi cấp cứu đồng thời làm hô hấp nhân tạo.
Theo PLXH
Vị thuốc quý khi trời giá rét
Trong những ngày giá rét, bạn có thể tận dụng những vị thuốc ngay trong vườn nhà để hạn chế các bệnh có thể gặp.
Trong những ngày này các tỉnh miền Bắc thời tiết giá lạnh, tại các bệnh viện lượng bệnh nhân đến khám tăng vọt. Tuy nhiên có những bệnh nặng nhưng có những bệnh nhẹ mà những vị thuốc trong vườn nhà cũng giúp ích rất nhiều. Sau đây xin điểm một số cây rau - cây thuốc bạn có thể dùng ngay khi cần thiết.
Kinh giới trị cảm mạo nhức đầu: Kinh giới là một thứ rau gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình. Rau kinh giới thơm, ngon và nhiều tác dụng trị bệnh.
Chữa cảm mạo, nhức đầu, sưng họng, nôn mửa: kinh giới, tía tô, ngải cứu, hương nhu, hoắc hương mỗi thứ 10g với 300ml nước đun sôi 5 phút, chia 2 lần uống
Chữa dị ứng ban chẩn: lấy 100g hoa kinh giới tán nhỏ ngâm vào 1.000ml, dấm thanh, gạn lấy nước thấm vào miếng gạc chà xát lên vùng ban chẩn dị ứng
Cầm máu do chảy máu cam: hoa kinh giới sao đen 15g sắc với 200ml nước uống trong ngày.
Củ cải chữa ho: cải củ còn gọi là củ cải, rau lú bú, la bạc căn. Củ cải được dùng như một loại rau xanh để luộc, muối dưa, củ cải khô ngâm dấm. Ngoài tác dụng là cây rau, cây củ cải còn là vị thuốc chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, ngực bụng đầy trướng, bí đại tiểu tiện.
Chữa ho lâu ngày nhiều đờm: hạt cải củ 10g, hạt tía tô 10g, hạt cải canh 10g. Tất cả sao thơm, tán nhỏ cho vào túi vải thêm 50ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Rau ngót chữa tưa lưỡi: kinh nghiệm dân gian truyền lại dùng nước ép lá rau ngót chữa tưa lưỡi trẻ em rất hiệu nghiệm. Lá rau ngót tươi 20g rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước, trộn với 20g mật ong. Lấy ngón tay rửa sạch quấn gạc vô khuẩn nhúng vào dung dịch rau ngót - mật ong, đánh lên lưỡi và vòm họng trẻ ngày 3 -4 lần, đánh 2 -3 ngày lưỡi sẽ hết tưa. Chú ý đánh miệng lưỡi trước khi trẻ bú 10 -15 phút, không đánh khi trẻ vừa bú no bụng vì dễ trớ.
Gừng chữa đau bụng tiêu lỏng: gừng còn gọi là sinh khương (gừng tươi), can khương. Gừng vị cay tính ấm, giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi tiêu lỏng, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho, mất tiếng... Để chữa tiêu chảy mất nước nhẹ, mạch nhỏ, yếu, mồ hôi toát ra, chân tay lạnh. Tán nhỏ gừng khô 60g, nhục quế 60g, gừng tươi 40g, đại hồi 100g ngâm với rượu trắng 40 độ (1.000ml), ngày uống 3 -4 lần, mỗi lần 10 -20ml, uống đến khi ngừng tiêu lỏng.
Theo PLXH
Dùng sai liều, thuốc chống động kinh phản chủ Việc phát hiện ra động kinh và điều trị là cần thiết. Nhưng nếu sử dụng thuốc chống động kinh tùy tiện thì có thể gây nguy hại nặng nề hơn cả khi không dùng thuốc. Thuốc nào tốt nhất? Các thuốc chống động kinh thường có hai cơ chế tác dụng. Cách thứ nhất, tác động trực tiếp vào ổ tế bào...