Những sai lầm nguy hiểm khi giải nhiệt trong mùa hè mà ai cũng cần tránh
Mùa hè đã đến thật rồi, nếu vẫn còn áp dụng những phương pháp giải nhiệt sai lầm sau đây thì thật là tai hại bạn nhé!
Bắt đầu từ ngày 18/04, Hà Nội đã đón những cơn nóng đầu hạ oi ả. Thời tiết thay đổi nhanh, nắng nóng gay gắt xuất hiện sẽ gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe mà bạn không lường trước được. Đặc biệt, sau khi đi nắng về, bạn nên chú ý tránh làm những việc sau để cơ thể không bị sốc nhiệt và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Uống ngay một cốc nước lạnh
Khi vừa đi ngoài nắng về, nhiều người sẽ muốn tìm ngay đồ lạnh để uống cho giải nhiệt. Tuy nhiên, việc uống nước lạnh lúc này sẽ khiến dạ dày và ruột bị co thắt, từ đó gây ra tình trạng đau bụng, khó chịu.
Bên cạnh đó, thói quen dùng đồ lạnh thường xuyên trong mùa nóng còn khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh, sốt cao, viêm phổi…
Nằm trên nền nhà lạnh
Khi cơ thể đang nóng hầm hập, mồ hôi nhễ nhại thì bạn không nên nằm nghỉ trên nền nhà quá lạnh. Bởi lúc này, các lỗ chân lông trên cơ thể sẽ nhanh bị thu hẹp hơn và dễ dẫn đến tình trạng cảm lạnh do mồ hôi không thoát ra được. Vì vậy, khi cảm thấy quá nóng bức, bạn nên chọn chỗ thoáng mát trên giường hay trải một chiếc chiếu trúc ra để nằm nghỉ ngơi thay vì nằm trực tiếp trên sàn nhà của mình.
Chỉnh nhiệt độ điều hòa thấp
Trời oi bức, một căn phòng có điều hòa mát mẻ sẽ là nơi tránh nóng lý tưởng của mùa hè. Thế nhưng, bạn cần chú ý tới nhiệt độ điều hòa để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi vừa đi ngoài nắng về, nhiều người thường có thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, điều này dễ khiến mồ hôi không thể bốc hơi ra ngoài mà còn ngấm ngược trở lại cơ thể, từ đó gây cảm lạnh, sốc nhiệt, hoặc thậm chí là dẫn đến đột quỵ.
Video đang HOT
Thay vì giảm nhiệt thấp, bạn nên bật điều hòa ở mức nhiệt chỉ khoảng 28 độ để không bị chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Đồng thời, bạn cũng nên tránh đi ra đi vào phòng điều hòa nhiều lần vì điều này cũng dễ gây chênh lệch nhiệt độ và khiến cơ thể không kịp thích nghi.
Ngồi thốc quạt thẳng mặt
Đây chính là thói quen mà nhiều người rất hay mắc phải trong mùa hè nhưng lại dễ gây cảm lạnh và ảnh hưởng tới vùng đầu của bạn. Điều này sẽ dễ gây ra sự mất cân bằng hệ bài tiết, rối loạn tuần hoàn, đau đầu, chóng mặt khi đứng dậy… Vậy nên, bạn cần chú ý ngồi cách quạt từ 1 – 3m để không khí mát có thể phả ra quanh cơ thể giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Lao vào tắm nước lạnh
Lúc vừa đi nắng về, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông nở to. Ngay lúc này mà vào phòng tắm và xả nước lạnh tắm sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và dễ gây ra các bệnh như đau đầu, cảm, sốt… Do đó, khi vừa đi nắng về, bạn nên ngồi đợi cho cơ thể giảm nhiệt dần. Sau đó, hãy dùng khăn lau bớt mồ hôi trên người cho thân nhiệt dần ồn định trở lại đã.
Khi tắm, bạn hãy xối nước từ dưới chân lên trên để cơ thể làm quen với nhiệt độ nước lúc này nhưng chỉ nên tắm ở mức mát chứ đừng quá lạnh buốt. Làm tuần tự những bước này sẽ giữ an toàn cho sức khỏe trong mùa hè tốt hơn.
Theo Helino
Đau mắt đỏ: Bệnh dễ gặp khi thời tiết sắp chuyển sang nóng bức
BS Đặng Văn Quế cảnh báo, bệnh đau mắt đỏ rất dễ bùng phát vào mùa nắng nóng, thường sẽ kéo dài từ mùa hè đến cuối thu nên ngay bây giờ chúng ta đều cần hết sức cẩn trọng.
Đau mắt đỏ - Bệnh dễ gặp vào mùa nắng nóng
Những diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng cùng ô nhiễm không khí tăng mạnh... ẩn chứa nguy cơ bùng phát dịch bệnh đau mắt đỏ. Theo BS Đặng Văn Quế (Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND), bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè và kéo dài sang đến mùa thu.
"Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch trong giai đoạn này là yếu tố thời tiết nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm cao... tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển. Ngoài ra một số yếu tố khác làm bệnh đau mắt đỏ bùng phát còn do điều kiện vệ sinh kém, môi trường khói bụi ô nhiễm, dùng chung đồ cá nhân... làm bệnh dễ lây lan", BS Quế nhấn mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch trong giai đoạn này là yếu tố thời tiết nắng nóng mưa nhiều, độ ẩm cao... tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển.
Theo BS Quế, đau mắt đỏ (viêm kết mạc/nhậm) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắ. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần, do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.
Phòng tránh đau mắt đỏ, tránh bùng phát dịch vào mùa nắng nóng
Theo BS Quế, đau mắt đỏ là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự tiếp xúc gần và thường xuyên... Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
BS Đặng Văn Quế
Khi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác. Với trẻ nhỏ nên để trẻ nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Tuyệt đối không được dùng lá trầu không để xông khi bị đau mắt đỏ. Khi bị đau mắt đỏ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh bệnh có diễn tiến lâu dài và khả năng gây biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, mọi người cần ghi nhớ những điều quan trọng sau theo gợi ý của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang...
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tới chỗ đông người để tránh lây lan cho người khác.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
5. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Theo Helino
Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây bệnh. Vì thế, trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở...