Những sai lầm ngớ ngẩn của các điệp viên
Hoạt động tình báo có lịch sử vài nghìn năm. Nhờ các nhà tình báo, giới lãnh đạo thế giới đã và đang thu thập được những thông tin cần thiết.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người có tài năng và dũng cảm nhất được chọn làm công việc này.
Nhiều thành tựu tình báo vĩ đại đã ảnh hưởng đến tiến trình các sự kiện lịch sử toàn cầu. Tuy nhiên, đôi khi một số sai lầm nghiêm trọng, thậm chí vô lý và ngớ ngẩn của các điệp viên đã dẫn đến những thất bại lớn.
Điệp viên với cây xúc xích Đức
Josef Jacobs phục vụ trong quân đội Đức hồi Thế chiến thứ nhất, nhưng vào đầu Thế chiến thứ hai, ông đã đứng tuổi và, như cháu gái của ông, Gisele Jacobs, viết trong cuốn sách của mình, ôngquyết định bí mật bán hộ chiếu cho những người muốn rời khỏi nước Đức.
Ông bị bắt quả tang và bị tống vào tù. Nhận thấy chẳng có gì tốt đẹp đối với mình, Josef đã hợp tác với Abwehr, Cơ quan Tình báo quân sự của Đức Quốc xã. Để đổi lấy tự do của mình, ông nhận lời làm gián điệp ở Anh.
Họ cho rằng cách đơn giản nhất là nhảy dù từ máy bay. Đến ngày thi hành nhiệm vụ, Josef lên chiếc máy bay “Heinkel 111″. Ở độ cao 3000 mét, ông ta chuẩn bị nhảy dù (Josef làm điều này lần đầu tiên). Do thiếu kinh nghiệm nên một chân của ông kẹt vào cửa sập máy bay, còn chân kia đập mạnh vào thân máy bay, khiến ông bị thương nặng.
Mặc dù rất đau, Josef vẫn nhảy ra khỏi máy bay. Thực ra, ông có rất ít lựa chọn. Tuy là lần đầu tiên nhảy dù, ông tiếp đất tương đối tốt, nhưng dù sao vẫn bị gãy chân và hầu như không thể di chuyển.
Josef không còn cách nào là bắn một phát súng lục để báo hiệu. Khi lính Anh đến nơi, họ nhìn thấy một chiếc dù và một người đàn ông mặc bộ đồ bay, nói tiếng Anh giọng Đức nặng, trong túi ông ta có 500 bảng Anh, 2 tấm hộ chiếu và… 1 cây xúc xích Đức.
Khỏi phải nói rằng đây là những bằng chứng không thể chối cãi, và Josef trở thành người cuối cùng bị hành quyết tại Tháp Luân Đôn.
Điệp viên bị phát hiện vì cầm hoà không đúng cách
Mỗi dân tộc, ngoài ngôn ngữ, giọng nói và sắc thái biểu cảm, còn mang những đặc điểm mà một điệp viên cần phải biết rõ để hòa nhập vào xã hội. Trong số các đặc điểm này, những hành động vô thức và cách cầm các đồ vật – cái gọi là ngôn ngữ cơ thể – có ý nghĩa rất quan trọng.
Cựu điệp viên FBI Joe Navarro vốn là chuyên gia trong lĩnh vực này, chính nhờ kiến thức của mình ông có thể xác định được danh tính của một điệp viên nước ngoài.
Một lần, Joe Navarro theo dõi một người bị nghi ngờ làm gián điệp. Một thời gian dài, Navarro và FBI không thể phát hiện ra bất cứ điều gì có thể cho phép bắt giữ anh ta.
Ngày nọ, Joe xem đoạn video trích xuất từ camera giám sát, ghi lại cảnh nghi phạm bước ra từ cửa hàng bán hoa, và ở đấy Navarro đã nhìn thấy tất cả những gì cần thiết.
Theo Navarro, không ai có thể nhận ra điều gì bất thường trong đoạn video và chỉ có ông mới chú ý đến việc người đàn ông cầm bó hoa như thế nào. Hầu như tất cả mọi người Mỹ đều cầm bó hoa hướng lên phía trên, trong khi điệp viên này lại tùy tiện cầm ngược bó hoa và quay ra phía sau. Theo Navarro, chỉ người châu Âu mới cầm hoa như vậy. Cuối cùng, y bị bắt và sau đó thừa nhận đã làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài.
Điệp viên bị bắt vì xả rác bừa bãi
Christopher Boyce là con trai của một cựu điệp viên FBI. Không có gì ngạc nhiên khi con của điệp viên nối gót cha mình, vì đây là truyền thống phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng Christopher Boyce hay mật danh “Chim Ưng”, lại quyết định làm ngược lại, y thậm chí còn tuyển mộ bạn mình, Andrew Dalton Lee, mật danh là “Người Tuyết”, đánh cắp bí mật vũ trụ của Mỹ.
Vào giữa những năm 1970, khi nhận được bí mật quốc gia của “Người Tuyết”, Christopher đến Mexico và bán cho Đại sứ quán Liên Xô. Không ai biết vì sao Lee lại tin vào câu chuyện bịa đặt của Boyce rằng Đại sứ quán Liên Xô có liên quan đến hoạt động gián điệp của CIA chống lại Úc, nhưng điều này không quá quan trọng, bởi đây không phải là cái đã phá vỡ quan hệ của bộ đôi điệp viên thú vị này.
Hai điệp viên Christopher Boyce và Andrew Dalton Lee.
Lần chuyển thông tin đầu tiên diễn ra suôn sẻ, nhưng lần thứ hai, Lee đích thân mang tài liệu đến Đại sứ quán Liên Xô. Không một chút ngại ngùng, y đứng ngay trước mặt cảnh sát Mexico, và ném tài liệu qua hàng rào, rồi bình tĩnh đi tiếp.
Điều khôi hài nhất là cảnh sát Mexico bắt giữ Lee vì tội “xả rác bừa bãi”, nhưng khi bị thẩm vấn, y lại ngay lập tức thú nhận tất cả và tố giác cả Boyce. Kết quả là y bị kết án 20 năm tù, còn Boyce- 40 năm.
Nhưng những cuộc phiêu lưu của Boyce không dừng lại ở đây. Năm 1980, y vượt ngục và thực hiện 17 vụ cướp nhà băng, còn năm 1981, y bị bắt khi đang tìm cách bay sang Liên Xô.
Được trả tự do năm 2002, 11 năm sau Boyce viết cuốn sách “Chim Ưng và Người Tuyết: những đứa con của nước Mỹ”, cuốn sách đã trở thành sách bán chạy. So với Boyce, cuộc sống của Andrew Dalton Lee bình lặng hơn, hiện y vẫn sống khỏe mạnh.
Hợp tác với KGB vì tiền
Điệp viên CIA Aldrich Ames là một trong những nhân viên tình báo KGB được trả lương hậu hĩnh nhất. Trong thời gian hợp tác với Liên Xô, ông nhận được khoảng 5 triệu USD. Công việc của ông là báo cáo về các hoạt động bí mật của CIA, cũng như tiết lộ danh tính của các điệp viên trong mạng lưới tình báo Mỹ ở Liên Xô. Nhờ có Ames, trong “Chiến tranh Lạnh”, KGB gần như tiêu diệt hoàn toàn mạng lưới này.
Điều gì đã khiến điệp viên CIA hợp tác với KGB? Vào những năm 80, Aldrich Ames bắt đầu làm thủ tục ly hôn. Theo quyết định của tòa án, ông phải trả cho vợ cũ khoảng 50 nghìn USD. Vận đen bắt đầu ập đến cuộc đời ông: những khoản nợ lớn, trả tiền cấp dưỡng cho con, cô vợ mới đòi hỏi đáp ứng nhiều nhu cầu vật chất. Để kiếm tiền gấp, Aldrich Ames quyết định phục vụ KGB. Người vợ mới của ông cũng ủng hộ ông trong việc này.
Ban đầu, ông dự định chỉ hợp tác một lần, nhưng lòng tham đã thắng thế. Aldrich Ames không phải là một nhân viên CIA đặc biệt có giá trị, ông thường không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hay chè chén say sưa và rơi vào trạng thái trầm cảm. Mọi thứ thay đổi khi ông bắt đầu giám sát các hoạt động trên lãnh thổ Liên Xô. Aldrich Ames bắt đầu làm việc nghiêm túc.
Ở KGB, Aldrich Ames mang mật danh “Cái chuông”. Nhờ thông tin của ông, mạng lưới gián điệp CIA dần dần tan rã. Người Mỹ bắt đầu nghi ngờ có “cá chìm” trong tổ chức của họ. Trong khi đó, Aldrich Ames dùng số tiền kiếm được để mua nhà, ô tô “Jaguar” và bắt đầu ăn diện. Ở cơ quan, ông kể với các đồng nghiệp rằng được nhận tài sản thừa kế. Nhưng điều này khiến các nhân viên CIA cảnh giác. Vào những năm 90, CIA đã phát hiện ra “cá chìm” khi họ tìm thấy một bản mật mã trong thùng rác. Aldrich Ames bị bắt quả tang, sau đó vợ ông cũng bị bắt. Kết quả là Ames lĩnh án tù chung thân.
Mải chơi quên luôn nhiệm vụ
Là người Mỹ, sinh ra ở tiểu bang Connecticut, nhưng William Colepaugh lại phải lòng nước Đức, vì vậy khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, y vội vàng ra khỏi lực lượng Hải quân Mỹ và chạy sang Berlin, nơi y theo học trường tình báo của Lực lượng SS. Năm 1944, William bí mật trở về Mỹ trên một chiếc tàu ngầm Đức.
Nhưng y không trở về một mình, đi cùng y là Erich Gimpel, một điệp viên Đức lão luyện, người sẽ trở thành đối tác của y. Nhiệm vụ của họ là thu thập thông tin về kế hoạch quân sự của Mỹ. Để thực hiện điều đó, họ được cấp 60.000 USD (tương đương với gần 1 triệu USD hiện nay), vũ khí, tài liệu và nhiều thứ khác cần thiết cho hoạt động của các điệp viên.
Đến Mỹ chưa đầy một tháng, William Colepaugh đã nướng 1.500 USD cho rượu và phụ nữ. Trong khi đó, một công nhân Mỹ may ra kiếm được khoảng 2.300 USD một năm. Đồng thời, William dường như đã mất hết hứng thú hoạt động gián điệp, khiến Gimpel bắt đầu nghi ngờ về sự trung thành của y với Đức Quốc xã.
Erich tìm cách gây áp lực đối với bạn và yêu cầu y chấm dứt các cuộc vui. Về sau, William Colepaugh thừa nhận rằng những lời than vãn của Gimpel về “hoạt động gián điệp” làm y chán đến mức y nảy sinh ý tưởng liên lạc với FBI và xin đầu hàng, và y đã làm điều đó. Cuối cùng, cả hai đều bị kết án, Gimpel được trả tự do năm 1955, còn Colepaugh năm 1960.
Bị tù vì bán các bản vẽ tuần dương hạm
Một công nhân Đức làm việc tại nhà máy đóng tàu “Blohm & Voss” ở thành phố Hamburg, nơi chế tạo tàu chiến-tuần dương “Seydlitz”. Nghe nói ở Brussels có một cơ quan chuyên mua bán bí mật quân sự, anh ta sao chép các bản vẽ chi tiết tuần dương hạm “Seydlitz” và lên đường đến Bỉ.
Số lượng, chất lượng các bản sao và bản thân câu chuyện người công nhân thu thập chúng khiến các chuyên viên nghi ngờ. Họ cho rằng đây là các bản vẽ giả, và từ chối mua.
Quá thất vọng, người công nhân quyết định tìm kiếm khách hàng tại các quán bar ở Bỉ, nơi mà theo tin đồn, những thông tin đó được mua bán và có thể tìm được khách hàng của các sản phẩm tương tự. Nhưng một lần nữa, anh ta lại rơi vào thất vọng. Tất cả những người anh ta gặp và những người có liên quan đến việc buôn bán bí mật quân sự đều không tin người công nhân. Vì vậy, họ đã từ chối anh ta.
Tiêu hết đồng tiền cuối cùng, người công nhân mang các bản sao trở về Đức. Ở cơ quan, các đồng nghiệp nghĩ rằng anh ta vừa đi du lịch nước ngoài về.
Nhiều năm trôi qua. Thế chiến thứ nhất kết thúc.
Vài năm sau, qua những người Bỉ đến Đức, một công dân Humburg tình cờ biết rằng trước chiến tranh, người công nhân này đã bán những bản vẽ bí mật tại các quán bar ở Brussels, và ông ta đi báo cảnh sát.
Một cuộc điều tra bắt đầu. Cảnh sát tiến hành khám xét nhà của người công nhân nọ và tìm thấy những bức vẽ mà anh ta định bán vào thời điểm xây dựng tuần dương hạm “Seydlitz”.
Người công nhân bị kết án 12 năm tù vì tội phản quốc
Nga tính nhắm mục tiêu vào lãnh đạo tình báo Ukraine
Lãnh đạo an ninh Nga cho rằng chỉ huy tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov là mục tiêu hợp lệ và có thể bị nhắm đến.
Trả lời báo chí ngày 26.3, Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov cho rằng lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov nên được coi là mục tiêu hợp thức của binh sĩ Nga, theo đài RT.
Lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine Kyrylo Budanov. Ảnh AFP
"Bất kỳ ai có hành vi phạm tội đối với Nga và công dân Nga cũng đều là mục tiêu hợp pháp", ông Bortnikov nói. Khi được hỏi vì sao Nga chưa ra tay đối với những mục tiêu này, ông Bortnikov đáp rằng khả năng đó "vẫn còn ở phía trước".
Ông Budanov (38 tuổi) là lãnh đạo Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine. Hồi tháng 12.2023, tòa án tại Moscow ra lệnh bắt giữ ông Budanov với cáo buộc khủng bố, cho rằng ông "đạo diễn" nhiều vụ tấn công khủng bố nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Nga.
FSB ban đầu xác định ông Budanov là đứng sau vụ nổ trên cầu Crimea nối lục địa Nga với bán đảo Crimea hồi tháng 10.2022. Khi đó, một chiếc xe tải phát nổ trên cầu làm tài xế và 4 người đi trên chiếc xe gần đó thiệt mạng.
Tổng thống Putin nói "Hồi giáo cực đoan" tiến hành khủng bố ở Moscow, Ukraine có liên quan
Trong ngày 26.3, một tòa án tại Moscow ra lệnh bắt lãnh đạo Cơ quan An ninh nội địa SBU của Ukraine là ông Vasily Malyuk với cáo buộc dàn dựng một vụ tấn công khác cũng nhắm vào cầu Crimea. Hồi tháng 8.2023, ông Malyuk thừa nhận SBU đã tấn công cầu Crimea vào hôm 17.7.2023 bằng 2 chiếc xuồng không người lái chứa thuốc nổ. Vụ việc khiến 2 người thiệt mạng, một người bị thương và phá hủy một phần cây cầu.
Theo ông Bortnikov, Nga nên xác định SBU là một tổ chức khủng bố bởi cơ quan này bị cho là liên quan nhiều vụ tấn công người Nga. Ông cũng cho rằng tình báo Ukraine "liên quan trực tiếp" vụ tấn công tại Moscow làm 139 người thiệt mạng hôm 22.3 nhưng không nêu rõ bằng chứng.
Phía Ukraine chưa bình luận về phát biểu mới nhất của ông Bortnikov.
Mỹ đưa ra cảnh báo cứng rắn với Israel Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất với Israel về việc xâm chiếm thành phố Rafah đông đúc ở Dải Gaza, nhấn mạnh rằng động thái này sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo việc Israel tấn công Rafah sẽ là một sai lầm. Ảnh Reuters. Cố vấn...