Những sai lầm khiến chàng trai phải chạy thận khi mới 17 tuổi
Ở độ tuổi thiếu niên, H. đã bị suy thận giai đoạn cuối. Thanh xuân của cậu bắt đầu bằng chuỗi ngày chạy thận ở các bệnh viện.
H. giúp vợ những công việc nhẹ như giặt đồ cho con.
“ Nhậu nhẹt mỗi ngày đã tàn phá cơ thể tôi”
Lê Ngọc H. sinh năm 2000, quê ở Long Xuyên – An Giang. Cậu bắt đầu chạy thận từ năm 17 tuổi, ở độ tuổi mà ai cũng cho rằng “đầu đội trời, chân đạp đất” khỏe mạnh và cường tráng nhất. Có lẽ nếu không mắc những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống thì H. đã có một tuổi trẻ thật đẹp như bao người khác.
Đã chạy thận 3 năm nhưng H. vẫn không chấp nhận sư thật, cậu không chịu điều trị bệnh cho tới khi gặp vụ tai nạn bất ngờ mới có thể thay đổi suy nghĩ.
H. là con trai út trong nhà, điều kiện kinh tế khó khăn. Từ nhỏ, H. đã biết phụ cha mẹ lao động mưu sinh. Lên lớp 6, cậu nghỉ học đi phụ hồ với ba, ra đời từ rất sớm nên H. quen với việc hút thuốc, nhậu nhẹt. Tới năm 15 tuổi, H. lên Sài Gòn làm bảo vệ cho một dãy nhà trọ ở quận Bình Tân. Vì tính chất công việc nên H. thường xuyên thức khuya.
Từ khi lên Sài Gòn, H. thường tụ tập bạn bè cùng lứa đi nhậu, một tuần 7 ngày thì nhậu hết 6 ngày. H. chia sẻ: “Hồi trước ham chơi, nhậu nhẹt nhiều, hầu như ngày nào cũng nhậu. Với lại từ nhỏ tôi đã có thói quen ăn mặn, chắc đây là con đường chính dẫn đến suy thận.”
Ở tuổi mới lớn, H. đã tự hình thành cho mình một thói quen thức khuya cùng với lịch hẹn uống bia dày đặc ở các quán nhậu với bạn bè. Tuổi trẻ thường chủ quan, năm 16 tuổi H. thường xuyên thấy mệt, nhậu xong hay nôn ói – chuyện mà trước đây chưa từng xảy ra với cậu.
Nghĩ là bệnh cảm hay suy nhược bình thường nên H. chẳng bận tâm. Sau những cuộc nhậu, bạn bè cho rằng cậu đã bị giảm tửu lượng, uống không được nhiều như trước. Cơ thể yếu hơn hẳn, H. cảm nhận được sự thay đổi này nhưng không mấy bận tâm tới.
Cho đến 1 năm sau, trong một lần sốt cao mê man không đi được, H. được bạn đưa tới Bệnh viện Quận 11. Cầm kết quả trên tay, cậu suy sụp khi được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận ngay tức tốc.
Đến lúc này, cậu thanh niên 17 tuổi mới ý thức được rằng mình đã bị bệnh thật và phải điều trị. Tuy nhiên thay vì lo sợ thì H. vẫn thờ ơ, không chịu làm theo chỉ định của bác sĩ về giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống.
Những ngày đầu chạy thận, tính ham chơi vẫn còn “trong máu” của H. Cậu bất cần đến sự sống và tiếp tục lao vào những cuộc chơi thâu đêm, nhậu nhẹt đến sáng.
Mắt đỏ hoe, H. nhớ lại: “Hồi đó tôi nghĩ đơn giản lắm, dù gì cũng chết, sớm hay muộn gì cũng như nhau. Nên tôi chơi bời không lo lắng gì cả. Cho tới khi tôi đua xe bị tai nạn, nhìn cha mẹ cực khổ chăm sóc trong bệnh viện tôi mới hối hận. Từ đó, tôi chỉ lo đi làm và có ý định lập gia đình.”
Lần tai nạn đối với H. có lẽ là lần giúp cậu thay đổi được suy nghĩ của mình. Từ một cậu nhóc ham chơi và bất cần trở thành một chàng thanh niên chín chắn. H. bắt đầu “lột xác” từ suy nghĩ cho tới hành động, cậu chăm chỉ đi làm, thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ, sinh hoạt lành mạnh và gần gũi với ba mẹ hơn.
Cánh tay trái của H. sau khi mổ tạo đường mạch máu để chạy thận.
Suy thận rồi… uống nước cũng dè dặt
Video đang HOT
Hiện H. đã có vợ và con gái nhỏ, cuộc sống vất vả hơn khi sức lao động không còn như ngày trước. Cậu làm phụ hồ, do sức khỏe yếu nên hay nghỉ bất thường. Mỗi ngày, H. phải bươn chải kiếm sống như bao người khác. Chẳng có một đặc cách nào cho chàng trai trẻ tuổi, dù sức khỏe chỉ còn lại phân nửa.
Số tiền H. kiếm được chỉ đủ tiền ăn cho hai vợ chồng, tiền viện phí phải nhờ vả vào mẹ. Tuy đã có thẻ bảo hiểm y tế, được miễn giảm 80%, nhưng số tiền 5 triệu đồng tiền viện phí mỗi tháng vẫn là một gánh nặng cho gia đình cậu.
Cô Bé Bảy mẹ của H. đã hơn 50 tuổi, cô cũng làm công việc phụ hồ như H.; cô than thở: “Nhìn nó bệnh tật vậy tôi thương lắm, tôi phải đi phụ hồ để cho nó tiền đóng viện phí, chứ một mình nó làm đâu nổi”.
Lịch chạy thận của H. vào thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Cậu than thở vào ngày thứ 3 thì sức khỏe yếu hơn với người suy thận giai đoạn cuối, cậu không làm được việc gì, có khi chỉ nằm một chỗ chờ tới giờ đi chạy thận.
Nhìn bạn bè thoải mái trong những lần tụ tập, còn H. phải dè dặt kể cả việc uống nước. 3 năm chạy thận có lẽ đã khiến cậu trân trọng hơn giá trị của cuộc sống, H. cũng khuyên nhủ bạn bè thay đổi những thói quen xấu. Cậu mong rằng không có người thân hay bạn bè nào phạm sai lầm như cậu.
Hình xăm trên cơ thể cũng là lý do khiến H. khó xin việc nên cậu chỉ có thể đi phụ hồ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh, Khoa Nội thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 11: “Suy thận mạn có 4 nguyên nhân chủ yếu, một là biến chứng từ bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường. Hai là do bệnh lý tự miễn và miễn dịch, ba là do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc gây độc thận, bốn là do bệnh lý di truyền.”
Ở trường hợp của H. thì nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn là do biến chứng từ bệnh mãn tính. Bởi việc ăn mặn, nhậu nhiều và thức khuya kéo dài là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh mãn tính, dẫn đến suy thận mạn.
Bệnh suy thận thường có ít biểu hiện, chỉ tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn trễ mới cảm nhận được rõ ràng. Sự chủ quan đối với sức khỏe, coi thường những biểu hiện nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Trâm Anh khuyên: “Để phòng tránh suy thận mạn, mọi người cần tầm soát sức khỏe mỗi năm 2 lần. Để phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính và kịp thời điều trị. Ngoài ra cần ăn uống điều độ, lựa chọn thực phẩm tươi và sạch, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc.
Những người phải vào viện lúc nửa đêm để tìm sự sống
Chẳng mấy ngạc nhiên khi họ nhớ tên nhau và nói chuyện rất thân mật, vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp mặt.
Bắt đầu từ 6 giờ tối, khu vực khám bệnh ở Bệnh viện quận 11 vốn đông đúc vào ban ngày trở nên vắng lặng, nhưng trước phòng điều trị của khoa Nội thận - Thận nhân tạo vẫn có hơn chục người ngồi chờ.
Cứ đều đều vào mỗi tối thứ Ba, Năm, Bảy, họ phải vào bệnh viện chạy thận do biến chứng bệnh tiểu đường và đã ít nhất 1 năm nay. Có người phải chạy thận ca 5 tới gần 2 giờ sáng hôm sau.
Suy sụp vì tiểu đường gây suy thận
Trong căn phòng trắng xóa bày 8 giường bệnh cùng 8 bộ "máy lọc máu" (máy chạy thận) đặt ngay ở đầu giường. Không có giường nào còn trống. Có những giường chưa kịp nghỉ ngơi đã đón người bệnh mới.
Sau khi lọc máu được một lúc, sắc mặt bà Phan Thị Kim L. (73 tuổi, nhà ở quận 6, TPHCM) dần tươi trở lại và bắt đầu chịu trò chuyện. Bà phát hiện mình bị tiểu đường từ năm 2012. Cứ tưởng căn bệnh chỉ dừng lại ở đây, nhưng 5 năm sau, bà được bác sĩ thông báo bị suy thận mạn tính giai đoạn 3 do biến chứng bệnh tiểu đường.
Khi trò chuyện với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM, bà L. vẫn mang khẩu trang, thật khó để nhìn thấy biểu cảm của bà ngoài đôi mắt nâu long lanh nước.
Bà nhớ lại: "Khi nghe hung tin phải chạy thận, tôi khủng hoảng, lúc nào cũng mơ màng như người mất hồn. Tôi cố không khóc, sợ gia đình thêm lo. Rồi ép nỗi buồn vào sâu trong lòng.
Trước đây ăn kiêng theo chế độ bệnh nhân tiểu đường đã là cực hình, bây giờ tôi phải ăn kiêng thêm chế độ của người bị thận nặng. Mỗi bữa tôi chỉ ăn nửa chén cơm, một ngày thì uống nửa lít nước. Đôi khi thèm ăn quá chỉ dám ăn một chút, rồi ngày sau thắt chặt lại, ăn ít hơn. Cuộc sống mà bệnh tật bủa vây có còn gì vui đâu".
Để chạy thận nhân tạo, bệnh nhân phải được mổ ở tay để tiến hành lọc máu nhưng do bà L. bị tiểu đường nên phải chờ tới 6 tháng khi vết mổ ở tay lành hẳn thì bà mới được chạy thận.
Bà L. đang nằm lọc máu, tốc độ lọc máu của bà chậm hơn các bệnh nhân không bị tiểu đường.
Ngồi cạnh bà L. một lúc lâu, tôi và bà đều im lặng lắng nghe tiếng máy chạy thận. Bà quay đầu cho đỡ mỏi, như chợt nhớ ra điều gì ở giường cạnh bên, bà thở dài. Một lúc lâu bà quay đầu nhìn tôi. Bà kể: "Lúc trước, có một ông chạy thận cùng ca với tôi. Ông ấy bị mù, chạy thận xong ai cũng có người đón về, riêng ông ấy vẫn phải ngồi ở ghế chờ, có khi chờ rất lâu. Người nhà có vẻ không còn quan tâm đến ông ấy.
Bỗng một ngày tôi đi lọc máu thì không thấy ông ta đâu nữa, nghe người khác bảo ổng mất rồi. Buồn thật! Bởi vậy mới nói, bệnh này không có người nhà động viên là dễ suy sụp lắm". Vừa nói xong, bà L. nhìn sang người con gái đang ngồi ở gần đấy.
"Tôi chỉ mong mình có thể làm được nhiều việc hơn để phụ cho con gái, tôi sợ mình làm phiền nó. Mỗi lần đi làm về nó vội đưa tôi đi lọc máu cho kịp giờ mà chưa kịp ăn gì", giọng bà nhỏ đi.
Nỗi lòng của bà cũng giống phần lớn với những người lớn đi chạy thận ở đây. Mỗi bệnh nhân chạy thận đều mang trong mình tâm lý sợ trở thành gánh nặng cho gia đình. Bởi vậy, có hơn một nửa bệnh nhân ở đây vẫn cố gắng làm việc ban ngày, tối đến, khi tan ca họ lại một mình đến bệnh viện để duy trì sự sống.
Hai người trẻ nhất tầm 30 tuổi, họ làm thợ may, vừa tan ca đã đi thẳng tới bệnh viện.
Bệnh nhân chạy thận phải mất hơn 3 tiếng mới lọc máu xong, họ phải nằm yên tư thế trong suốt thời gian đó. Trong suốt thời gian chạy thận, đa số bệnh nhân đều ngủ, khung cảnh trở nên thật yên tĩnh, tôi chợt nhận ra sự cô đơn ở những bệnh nhân suy thận. Sự cô đơn này thêm trống trải nếu bệnh nhân không có người thân an ủi, sẻ chia.
Càng về đêm, xung quanh căn phòng chỉ có tiếng tạch tạch kêu liên hồi của 8 chiếc máy chạy thận. Âm thanh lớn thứ hai có lẽ là tiếng trở tay và duỗi chân của những người nằm trên giường.
Vết mổ của bà L. dài từ khủy tay tới nách
Gia đình là điểm tựa duy nhất
Căn bệnh tiểu đường gây biến chứng suy thận đã lấy đi nụ cười, cuộc đời và cả mạng sống của nhiều người, nhiều gia đình. Thật khó khăn để có thể bắt chuyện với một bệnh nhân chạy thận, khuôn mặt mệt mỏi - họ đang phải chống chọi với bệnh tật.
Trong căn phòng chỉ có mỗi chị Tầng Thanh Nguyệt là người nhà của bệnh nhân chạy thận, có lẽ vì cuộc sống quá bận rộn họ phải để người thân ở đây một mình.
Chị Nguyệt làm bảo mẫu từ 7 giờ sáng đến 16 giờ 30, tan ca là chị về đưa mẹ (bà L.) tới bệnh viện. Một tuần, chị phải đưa mẹ đi chạy thận 3 lần vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.
Gia đình chỉ có hai mẹ con, ngoài giờ đi làm, chị Nguyệt quyết không rời mẹ nửa bước. Ngôi nhà nhỏ của chị phải lắp camera theo dõi, vì chị sợ mẹ ở nhà một mình có chuyện xấu. 3 năm đưa mẹ đi lọc máu, không khi nào chị Nguyệt để mẹ nằm một mình.
Chị Nguyệt tâm sự: "Mẹ tôi yếu lắm, dễ mệt đột ngột nên tôi phải ngồi đây canh. Tôi không thể yên tâm khi để mẹ một mình. Khi đi làm cứ cách mấy tiếng là tôi gọi về hỏi một lần. Nhà nhỏ xíu cũng không có gì quý giá nhưng tôi cũng gắn camera. Biết rằng bệnh mẹ không thể chữa khỏi, tôi chỉ dám mong bệnh tình của mẹ đừng xấu đi".
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh, khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện quận 11 nhắn nhủ: Với bệnh nhân L. là còn may mắn vì phát hiện bệnh sớm nên bác sĩ có thời gian chuẩn bị đường mạch máu để chạy thận. Sau khi được chạy thận, bà có thể làm được một số việc nhẹ và ăn uống thấy ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, mạch máu của bà L. đang dần yếu đi, tốc độ lọc máu cũng chậm hơn trước, có khả năng bà L. sẽ phải phẫu thuật lần 3 để tìm đường mạch máu mới cho việc chạy thận. Tuy nhiên việc phẫu thuật lần này sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác so với 2 năm trước. Các mạch máu của bệnh nhân tiểu đường phải chạy thận sẽ yếu dần, để lành được vết mổ sau khi phẫu thuật là một quá trình nan giải.
Chị Nguyệt (áo xanh) ngồi cạnh mẹ trong 3 tiếng lọc máu
Muốn không suy thận, trước hết phải ngăn tiểu đường
Gần 21 giờ, các bệnh nhân chạy thận ca 5 (từ 21 giờ đến gần 2 giờ sáng hôm sau) đã chờ sẵn ngoài cửa. Chị Nguyệt vẫn ngồi cạnh giường bệnh nhìn mẹ mình, hai đôi mắt nhìn nhau, tiếng máy chạy thận vẫn nhịp nhàng. Những chiếc giường chưa kịp nghỉ ngơi đã phải đón thêm bệnh nhân mới.
Theo lời kể của bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh: "Có bệnh nhân nữ mới 30 tuổi đã mắc bệnh thận do đái tháo đường. Khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã rơi vào giai đoạn 4, giai đoạn bắt buộc chạy thận. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không chấp nhận chạy thận, chúng tôi đành phải điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Phương pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời, tình trạng bệnh có thể xấu đi gây ra hậu quả xấu.
Trung bình trong 10 bệnh nhân đái tháo đường lọc máu thì sẽ có 1 bệnh nhân bị sang chấn tâm lý. Mặc dù chúng tôi đã giải thích và động viên nhưng bệnh nhân vẫn không chấp nhận sự thật. Ngoài ra, có một số bệnh nhân vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ việc chạy thận."
Hầu hết các bệnh nhân bị đái tháo đường không biết các biến chứng từ bệnh này. Vì vậy, tới khi bác sĩ thông báo phải chạy thận họ vẫn không biết lý do vì sao mình bị thận. Lọc máu cho bệnh nhân đái tháo đường là một thử thách, việc điều trị cũng khó khăn hơn các bệnh nhân lọc máu không bị đái tháo đường.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh giải thích: Bệnh nhân đái tháo đường do có lượng đường huyết trong máu cao gây tổn thương các mạch máu gần thận, lâu dần gây tổn thương thận. Hệ thống lọc của thận được ví như những lớp màng lọc, khi tổn thương quá nhiều màng lọc sẽ gây ra suy thận mạn tính.
Theo bác sĩ Anh, rất khó để nhận biết bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường, thường chỉ có xét nghiệm thường xuyên mới có thể phát hiện ra bệnh. Bởi vậy, khám sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo đường là việc rất cần thiết. Phần lớn những bệnh nhân có bệnh thận do đái tháo đường thường phát hiện ở giai đoạn muộn, bắt buộc phải chạy thận.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm Anh trăn trở: "Nếu các bệnh nhân tiểu đường hiểu rõ hơn các bệnh lý và biến chứng từ tiểu đường thì sẽ không dẫn đến việc phải chạy thận. Một số người còn xem nhẹ bệnh tiểu đường, đổi lại họ phải cấp cứu vì những biến chứng do tiểu đường gây ra. Nhưng tới lúc cấp cứu thì đã muộn rồi."
Nhiều bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng suy thận
Nguyên nhân đầu tiên của bệnh suy thận mạn trên hầu hết các nước trên thế giới đó là xuất phát từ đái tháo đường.
Theo thống kê cho thấy ở các nước mà tỷ lệ bệnh thận mạn do đái tháo đường chiếm tới 50%, thứ đến là cao huyết áp khoảng 30%, còn lại là các bệnh lý tại thận và một số bệnh suy thận mà cũng không biết rõ nguyên nhân là gì với tỷ lệ thế nào.
Ở Việt Nam cũng giống như các nước châu Á, chưa có một con số thống kê cụ thể về bệnh suy thận mạn nhưng các nước châu Á xung quanh chúng ta như: Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản...
TP.HCM có thêm một khu lọc máu chất lượng cao tiêu chuẩn Nhật TP.HCM có hàng ngàn người bệnh suy thận cần lọc máu định kỳ với nhu cầu lọc máu rất lớn. Sáng 20-1, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) đã chính thức triển khai hoạt động khu lọc máu theo tiêu chuẩn Nhật Bản để phục vụ nhu cầu chạy thận của người dân tại TP.HCM và khu vực lân cận. Khu lọc...