Những sai lầm khi uống trà
Uống trà có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt trà có tác dụng giúp tránh được căn bệnh ung thư, nhưng để trà có thể phát huy được hết công dụng cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây.
Uống trà càng mới càng ngon
Điều này rất sai lầm vì trà mới chế biến không đem lại cảm giác ngon miệng khi uống. Trong trà mới chế biến có chứa những chất như polyphenol, aldehyde, chất cồn và những hợp chất khác không có chứa chất oxy hoá. Những hợp chất này sẽ gây nên tác động tiêu cực cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày.
Vì thế bạn nên hạn chế uống loại trà mới chế biến, thời gian an toàn để thưởng thức là khoảng hai tuần sau khi chế biến.
Không cần rửa sạch trà tươi
Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, cộng thêm quá trình trồng trọt và phát triển có thể phải sử dụng đến các loại phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu.
Vậy nên nếu muốn uống trà tươi bạn cần phải rửa lá trà thật sạch sẽ để loại bớt chất hoá học độc hại dính trên bề mặt lá.
Uống trà sau bữa ăn
Uống trà sau bữa ăn là một thói quen thường thấy ở rất nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này vô cùng có hại vì nó gây nên ảnh hướng rất xấu đến hệ tiêu hoá.
Vùng nguyên liệu chè trên cao nguyên Mộc Châu
Điều này được lý giải là bởi trong trà có chứa một lượng lớn axit tanic, loại axit này lại phản ứng với chất sắt có trong thức ăn, sản sinh ra một hợp chất mới giúp cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, thường xuyên uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng sắt đáng kể thậm chí là gây nên tình trạng thiếu máu.
Cách uống trà hiệu quả nhất là khoảng một giờ sau bữa ăn.
Cho bệnh nhân bị sốt uống trà
Video đang HOT
Trong trà có chứa chất theophyline, có thể là thủ phạm làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vì thế bệnh nhân bị sốt không nên uống trà.
Bệnh nhân loét dạ dày uống trà
Chất cafein có trong trà có thể làm tăng quá trình bài tiết ra lượng axit dạ dày, càng khiến tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Uống trà trong giai đoạn đèn đỏ
Uống trà trong giai đoạn này, nhất là loại trà đặc, sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Những người trong giai đoạn kinh nguyệt uống trà sẽ làm tăng 2,4 lần nguy cơ mắc các triệu chứng căng thẳng, rối loạn tâm lý và phải chịu đựng những hệ luỵ rõ ràng của kỳ kinh (đau lưng, đau bụng) so với những người khác không uống trà trong thời điểm này.
Uống trà nhiều hơn bốn tách mỗi ngày, nguy cơ này sẽ tăng gấp 3/4.
Người cao tuổi nên uống trà vào buổi sáng. Uống trà vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn hơn, không ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, có khả năng thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Có thể thêm một chút đường khi uống trà, giúp trà ngon hơn mà không gây ảnh hưởng xấu đến tác dụng cũng như thành phần của nước trà.
Thời điểm tốt nhất nên uống trà xanh là vào buổi tối. Còn trà đen nên uống vào buổi chiều tối. Trà đen thích hợp với người gặp phải những rắc rối về tiêu hoá, dạ dày. Khi uống trà đen, cho thêm một chút sữa có thể làm ấm bụng.
Theo Tiền Phong
Uống trà, đánh răng, tháo dây lưng: Chớ làm sau khi ăn!
Ăn cơm xong không nên lập tức uống trà, đặc biệt là trà đặc, vì không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể "thấm ngược" trở lại.
Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé!
"Yêu"
Khi vừa ăn xong, thức ăn còn đầy trong dạ dày, hệ tiêu hóa đang hoạt động hết công suất, lúc này lên giường nằm sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày, không có lợi cho việc hấp thụ thức ăn. Do tập trung vào hệ tiêu hóa nên cũng ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu lên não, nếu nổi hứng "yêu" ngay lúc này sẽ rất dễ bị "trúng gió". Ngoài ra, sau khi "yêu" thường chìm vào giấc ngủ khiến quá trình trao đổi chất ngưng trệ, năng lượng vừa hấp thụ từ thức ăn chuyển hóa thành chất béo, gây tăng cân, béo phì.
Uống trà
Chất acid tannic trong trà gây "kết tủa" protein trong thức ăn gây khó tiêu hóa, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Chất tannin ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong thực phẩm. Tannin kết hợp với protein thành phức hợp protein - tannin khiến nhu động ruột giảm, từ đó kéo dài thời gian tích tụ "chất thải" trong ruột già, không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể "thấm ngược" trở lại. Vì vậy, ăn cơm xong không nên lập tức uống trà, đặc biệt là trà đặc.
Hút thuốc
Sau khi ăn cơm, nhu động dạ dày - đường ruột co bóp mạnh, nhiệt lượng tăng, nhiều bộ phận trong cơ thể ở trong trạng thái "hưng phấn", tuần hoàn máu tăng nhanh. Lúc này mà hút thuốc sẽ làm cơ thể hấp thụ tối đa chất độc hại từ thuốc lá.
Uống nước lạnh
Dạ dày và đường ruột của người cao tuổi đặc biệt nhạy cảm, vì vậy sau khi ăn cơm lập tức uống hoặc ăn đồ lạnh sẽ có khả năng dẫn đến dạ dày co bóp mạnh, gây ra đau bụng, đi ngoài và tiêu hóa không tốt.
Ăn hoa quả
Trong hoa quả có chứa đường đơn trị, loại đường được hấp thụ tại ruột non. Ăn hoa quả sau khi ăn cơm sẽ khiến loại đường này không lập tức vào ruột non mà lưu lại trong dạ dày. Nếu thời gian "ở lại" quá lâu, đường đơn trị sẽ bị lên men và gây ra các hội chứng như: chướng bụng, đi ngoài, tăng tiết acid dạ dày và táo bón.
Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả có acid tannic sau khi ăn thủy hải sản. Bởi vì cá, tôm hàm chứa lượng protein cao và nhiều khoáng chất phong phú như canxi. Những chất này kết hợp với các chất có trong hoa quả như nho, hồng sẽ gây đầy bụng do khó tiêu hóa. Hoa quả tốt nhất nên ăn sau bữa cơm 2 - 3 giờ hoặc trước bữa cơm 1 giờ.
Đánh răng
Đánh răng ngay sau khi ăn sẽ làm cho men răng bị tổn thương và ảnh hưởng đến chất lượng của răng.
Đi tắm
Tắm sẽ làm cho các mao mạch ở chân tay giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt cơ thể, làm cho lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hóa bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu... sẽ dễ gặp biến chứng. Vì vậy, sau khi ăn cơm 1 - 3 giờ đi tắm là thích hợp nhất.
Đi bộ
Sau khi ăn, dạ dày ở trong trạng thái đầy, kể cả vận động nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Với người cao tuổi, đi bộ sau ăn có thể dẫn tới đột quỵ. Với những người bị viêm loét đường tiêu hóa hoặc sa dạ dày thì lại càng làm cho bệnh tình nặng thêm.
Vì vậy, sau bữa ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động.
Làm việc
Sau khi ăn cơm lập tức ngồi vào bàn làm việc sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa, cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Đọc sách báo
Sau khi ăn, đọc sách báo hoặc suy nghĩ về công việc sẽ làm cho máu tập trung nhiều ở não bộ, trong khi hệ tiêu hóa lại ít được chú trọng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Tháo dây lưng
Sau khi ăn cơm lập tức tháo dây lưng sẽ làm cho áp lực ở trong bụng đột nhiên hạ thấp, tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hóa yếu đi, từ đó tăng thêm gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa và dây chằng làm cho dạ dày đường ruột đẩy nhanh co bóp, dễ gây ra xoắn đường ruột, tắc nghẽn đường ruột thậm chí gây ra sa dạ dày.
Hát karaoke
Dù ăn cơm ở đâu thì một môi trường yên tĩnh, thoải mái luôn là lý tưởng nhất. Sau khi ăn xong, thể tích dạ dày gia tăng, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này hát karaoke sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng lên, nhẹ thì gây ra tiêu hóa không tốt, nặng thì gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày.
Ngoài ra, nếu uống rượu trong lúc ăn cơm, cổ họng đang bị kích thích mà sau đó lại hát karaoke sẽ làm cho máu dồn về thanh quản, cổ họng, gây sung huyết nặng thêm, từ đó rất dễ gây ra viêm họng mãn tính. Vì vậy, ăn cơm xong nên nghỉ ngơi một thời gian rồi mới nên đi hát.
Theo SK&ĐS