Những sai lầm khi sử dụng xe máy trong trời nắng nóng
Những sai lầm hay mắc phải khi tham gia giao thông mùa nóng gây hư hại lớn cho chính chiếc xe máy.
Những sai lầm khi sử dụng xe máy trong trời nắng nóng
Phải đi xe máy ra đường trong thời tiết nắng nóng hơn 40 độ như thế này quả là “thảm họa” nhưng vẫn không ít người phải “vật lộn” ngoài đường lúc này. Có rất nhiều phương pháp hạ nhiệt, chống nắng nóng được nghĩ ra nhưng nó khá sai lầm cần phải tránh. Anh Minh Long kĩ thuật viên của trung tâm sữa chữa xe máy Tuấn Trường chỉ ra các cách hạ nhiệt cho xe máy sai lầm gây hại cho chiếc xe.
Máy nóng – Dội nước vào cục máy cho nhanh nguội
Đây là một “ý tưởng” rất sai lầm của nhiều người khi muốn hạ nhiệt cho chiếc xe thật nhanh. Khi bộ máy đang nóng, các vật liệu của cục máy đang dãn nở theo nhiệt độ cao thì lúc này các vật liệu cấu thành cũng như vỏ máy đang rất “nhạy cảm”. Khi này, nếu như dội nước vào bộ máy với nước lạnh sẽ dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trên bề mặt vật liệu của vỏ máy sẽ rất dễ dẫn đến việc nứt, vỡ vỏ máy gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này. Việc này vừa không làm nhiệt độ bên trong cục máy giảm mà còn làm tăng khả năng hỏng hóc cho chiếc xe
Động cơ bị nứt do làm mát đột ngột
Đi nhanh, kéo ga đột ngột
Việc đi nhanh hơn hoàn toàn có thể giúp chiếc xe bớt nóng nhưng việc này chỉ có tác dụng thực sự khi đi đều ga và giữ được trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đi nhanh nhưng lại tăng và giảm ga đột ngột thì thực tế chỉ có người lái mới có cảm giác bớt nóng nhưng chiếc xe lúc này đã đang phải hoạt động vất vả hơn dưới cái nắng 40 độ và thậm chí là đến 80 độ ở mặt đường nhựa. Vì thế hãy đi với tốc độ vừa phải, không quá gượng ép chiếc xe và duy trì tốc độ đó để xe hoạt động mượt mà êm ái hơn do đó chiếc xe sẽ bớt nóng, bớt hại xe hơn.
Chỉ chống nắng cho người, không chống nắng cho xe
Video đang HOT
Khi tham gia giao thông với bộ “trang bị” chống nắng dày dặn cho bản thân mình nhưng lại vô tình bỏ quên chiếc xe nằm “tắm nắng” dưới cái nắng 40 độ. Việc này rất có hại cho chiếc xe bởi có thể gây nứt hỏng các chi tiết nhựa, gây nóng chảy các chi tiết cao su như tay nắm hay có thể làm nhạt màu, hỏng màu sơn của xe. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng xe khi ngồi lên xe sau khi phơi nắng. Sau khi phơi nắng, nhiệt độ của yên xe lên tới 80 độ C khi để ngoài trời nắng và có thể gây bỏng rát và ảnh hưởng đến “sinh lý” của người điều khiển, nhất là với nam giới. Khi bắt buộc phải đỗ xe ngoài trời nắng, các bạn nên tìm cách che chiếc xe của mình lại có thể dùng các tấm bìa, bạt hay áo mưa, khăn để giảm bớt nhiệt lượng mà chiếc xe phải “chịu đựng”.
Phương pháp hạ nhiệt cho yên xe
Ngại trời nóng, không thường xuyên thực hiện việc vệ sinh xe
Việc để chiếc xe bụi bẩn lâu ngày cũng làm giảm khả năng thoát nhiệt gây nóng bức cho cục máy và dần già cũng gây hại cho những bộ phận bên trong. Như vậy hãy thường xuyên “rửa xe” cho chiếc xe để nó luôn mới và hoạt động “mát mẻ” hơn.
5. Không quan tâm đến độ căng của lốp xe
Lốp xe bị phồng do quá nóng
Trong những ngày với nhiệt độ không khí lên tới 40 độ như thế này thì ắt hẳn, nhiệt độ mặt đường nhựa có lẽ phải lên tới 90 độ C và thậm chí có khả năng “rán trứng”. Chính vì thế, khi xe di chuyển trên đường thì lốp xe là bộ phận sẽ trực tiếp tiếp xúc với mặt đường nóng bức này và sẽ gây ra tình trạng giãn nở không khí phía trong lốp cũng như bản thân bộ lốp cao su. Cho rằng bơm căng lốp sẽ giúp giảm tiếp xúc với mặt đường, điều này đúng nhưng chưa đủ, khi lốp đã căng, lượng không khí bên trong lốp không còn khoảng trống để có thể tiếp tục nở ra theo nhiệt độ dễ dẫn đến nổ lốp, bục săm. Như thế, với thời tiết nắng nóng như hiện tại thì nên bơm lốp ở lượng vừa phải không quá căng và đồng thời không quá non để đảm bảo hoạt động của lốp khi lưu thông trên đường.
Vì sao xe máy bị bó biên?
Trong quá trình sử dụng xe máy bạn sẽ gặp phải một vài sự cố trong đó hiện tượng xe máy bị bó biên có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành xe.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe máy bó biên
Do má phanh bị mòn
Hiện tượng má phanh bị mòn xảy ra do chiếc xe đã từng di chuyển quá nhiều, bị ảnh hưởng từ những lần phanh gấp trước đó. Khi hệ thống phanh được co kéo sẽ ma sát với má phanh và lâu dần khiến má phanh bị mòn. Ở động cơ của xe máy, một khi má phanh đã bị mòn sẽ làm cho pittong bị đẩy nhanh, đi quá giới hạn khó kéo lại được, từ đó gây ra hiện tượng bó chặt vào trống hoặc đĩa phanh.
Hiện tượng má phanh bị mòn xảy ra do chiếc xe đã từng di chuyển quá nhiều, bị ảnh hưởng từ những lần phanh gấp trước đó
Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Tình trạng gioăng cao su bọc ngoài bị rách, thủng sẽ khiến ắc suốt phanh bị gỉ sét, mòn. Piston phanh tiếp tục tác động một lực lớn lên ắc suốt. Tuy nhiên, do bị gỉ sét nên chi tiết này không thể quay về vị trí ban đầu, dẫn đến tình trạng bó phanh.
Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần tháo ắc suốt ra, vệ sinh và tra dầu mỡ bôi trơn. Đồng thời, bạn nên kiểm tra lại piston phanh, má phanh và đĩa phanh. Nếu ắc suốt và gioăng cao su bị hư hỏng thì chúng ta nên thay thế ngay các chi tiết này.
Do bàn đạp phanh quá nhỏ
Nguyên nhân này có thể đến từ sự tác động trực tiếp của con người, trong quá trình sử dụng do người dùng hoặc thợ sửa chữa điều chỉnh biên độ bàn đạp quá nhỏ, trong lúc di chuyển phanh bị ma sát ghì vào trống hoặc đĩa gây ra hiện tượng bó biên.
Do đĩa phanh bị biến dạng
Nếu nguyên nhân xuất phát từ lỗi do đĩa phanh, có thể bạn nên kiểm tra lại vì đĩa phanh có thể bị mòn trong những trường hợp va quệt, tai nạn giao thông hoặc bị vật cứng tác động vào. Sau những va chạm đó, đĩa phanh sẽ bị cong, vênh, bị biến dạng, vòng quay không đều, từ đó khiến má phanh bị ghì chặt dẫn đến bó biên.
Má phanh vướng vào tình trạng dãn nở do có nước tràn vào
Má phanh có thể bị ảnh hưởng bởi nước trong các trường hợp: xe di chuyển dưới mưa bị nước tràn vào hoặc bị ngấm nước trong lúc rửa xe mà không được lau khô. Trong những trường hợp như vậy, nước trần vào má phanh lâu dần sẽ gây ra hiện tượng bó cứng.
Má phanh vướng vào tình trạng dãn nở do có nước tràn vào
Cách xử lý và phòng tránh xe máy bị bó biên
Để khắc phục tốt và phòng tránh hiệu quả sự cố bó biên ở các dòng xe máy, người dùng cần lưu ý một số quy tắc sau:
Thay nhớt và dầu định kỳ cho động cơ của xe để đảm bảo xe hoạt động trơn tru. Nên lưu ý trước khi thay nhớt mới cần loại bỏ phần nhớt cũ trong bình, vệ sinh lại bình để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn lắng tại nơi đấy bình. Sau khi xử sạch sẽ đình đựng nhớt rồi mới tiến hành đổ nhớt mới.
Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, khoảng tời gian thay nhớt định kỳ theo tiêu chuẩn là khoảng 3 tháng.
Do tần suất vận hành của từng chiếc xe khác nhau, tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà sẽ có một cách khác để xác định thời điểm thay nhớt chính là số km mà xe đã chạy, trung bình sau 1.500 - 2.000km sẽ cần thay dầu một lần.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong động cơ. Cần kiểm tra và vặn chặt các ốc vít, đĩa phanh, má phanh. Thường xuyên kiểm tra tình trạng bàn đạp phanh, tránh nới bàn đạp quá căng hoặc quá trùng.
Sử dụng loại dầu và xăng phù hợp với dung tích, thông số của dòng xe mình đang sử dụng.
Nếu nắm vững được những nguyên nhân và cách phòng tránh như trên, việc xử lý sự cố xe máy bị bó biên sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết, người dùng vừa không mất nhiều công sức vừa không mất nhiều thời gian.
Tác hại khi để xe máy dưới trời nắng nóng Không chỉ ảnh hưởng xấu đến con người, nắng nóng gay gắt vào mùa hè còn có ảnh hưởng xấu đến với những phương tiện di chuyển quen thuộc như môtô hay xe máy. Lốp xe dễ bị nứt và nổ Khi trời nắng nóng, nhiệt độ dưới mặt đường rất cao, thậm chí có thể lên tới 60 độ C, cao hơn...