Những sai lầm khi giặt khăn tắm khiến khăn xịn đến mấy cũng tả tơi như giẻ lau nhà chị em nên tránh
Giặt khăn tắm thường xuyên là việc làm tốt để khăn luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn. Tuy nhiên, có những sai lầm khi giặt khăn tắm khiến khăn nhanh hỏng, tả tơi như giẻ lau nhà mà nhiều chị em thường mắc phải.
Theo các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe, tránh vi khuẩn trú ẩn trên khăn tắm gây ra những bệnh ngoài da, chị em nên vệ sinh khăn tắm 2-3 lần /tuần. Tuy nhiên, khi giặt khăn tắm nhiều chị em lại mắc những sai lầm khiến khắn tắm dù là chất liệu xịn, đắt tiền đến mấy cũng nhanh hỏng. Vì vậy, khi giặt khăn tắm, chị em nên chú ý những điểm sau:
Sai lầm khi giặt khăn bằng nước nóng
Không ít người nghĩ rằng, giặt khăn trong nước có nhiệt độ cao sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn, khăn nhanh sạch và mềm mại hơn, nhưng suy nghĩ đó lại hoàn toàn sai lầm.
Theo chuyên gia, bạn nên giặt khăn với nước lạnh. Bởi nhiệt độ thấp không khiến sợi vải bị xù ra, các vết bẩn dễ được làm sạch, cũng như không làm mất màu sắc của khăn.
tác dụng của nước xả vải là làm cho khăn mềm mại hơn sau mỗi lần giặt giũ với hóa chất tẩy rửa, nhưng nếu bạn lạm dụng quá mức, các hóa chất trong nước xả vải sẽ “phản tác dụng”, khiến sợi vải nhanh hỏng. hãy thả một quả bóng tennis vào máy giặt trong quá trình giặt khăn, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Sai lầm của nhiều chị em là để khăn giặt với quần áo. Điều này khiến khăn tắm tiếp xúc với các loại quần áo, trong khi đó, quần áo có thể được làm từ các loại vải thô có thể khiến khăn bị khô xơ.Vì vậy, để kéo dài “tuổi thọ” của khăn bằng cách giặt riêng khăn, tránh “tham lam” mà giặt quá nhiều khăn một lúc.
Khăn nhanh hỏng, thô ráp vì dùng máy sấy ở nhiệt độ cao
Video đang HOT
Sấy khăn ở nhiệt độ cao quá lâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho khăn tắm nhà bạn nhanh hỏng, thô ráp và khô xơ. Hãy lựa chọn mức độ và nhiệt độ sấy phù hợp nếu sử dụng máy sấy quần áo để sấy khăn, tốt nhất chỉ nên sấy đến khi khăn gần khô, sau đó phơi ở nơi thoáng mát để khăn khô tự nhiên.
Cách giặt khăn tắm đúng cách với muối
Hòa loãng muối hạt to với nước ấm, cho khăn mặt ngâm vào dung dịch khoảng 10 phút, sau đó vò kĩ để tẩy trắng khăn, đồng thời cũng để vi khuẩn không thể bám vào khăn.
Giặt lại khăn bằng xà phòng giặt đồ, sau đó, xả và vò kĩ với nước lạnh.
Đun sôi nước rồi thả khăn vừa giặt vào trong nồi, luộc khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn.
Lấy khăn ra, vắt khô và phơi. Chú ý nên phơi khăn ở nơi khô ráo, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để khăn khô, không bị ẩm mốc.
Theo www.phunutoday.vn
NGUYÊN TẮC VÀNG BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT
Chỉ khi các món ăn được bảo quản và làm nóng đúng cách thì những vi khuẩn nguy hiểm mới không có cơ hội phát triển và gây ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những cách bảo quản thực phẩm an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe.
Không đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn trên cùng, nước trong thịt có thể rỉ qua các khe hở, thấm vào rau củ quả ở ngăn dưới và gây ngộ độc cho bạn nếu ăn rau sống. Tốt nhất bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín, để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh và để riêng biệt với các thực phẩm khác.
Bạn nên cất thịt sống ở ngăn chuyên dùng dưới cùng và tránh để chung với những thực phẩm chế biến sẵn.
Rửa sạch rau trước khi cho vào tủ
Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Nên rửa rau sạch trước khi cho vào tủ lạnh.
Đậy nắp thức ăn thừa khi cho vào tủ
Nhiều người có thói quen để nguyên thức ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không đậy lại và việc làm này đã vô tình dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, nguy cơ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Việc này cũng tạo cơ hội cho các vi khuẩn kí sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, nếu không được đậy kín, hơi thức ăn bốc lên sẽ gây ra mùi khó chịu trong tủ lạnh. Vì thế, khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận.
Thức ăn thừa trước khi cất vào tủ lạnh thì nên đậy kín hoặc bọc nilon.
Cách dùng thực phẩm rã đông
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm chính là thói quen làm đông lại các thực phẩm đã rã đông. Vì thế để tránh trường hợp phải cất lại thì khi mua thịt về bạn nên chia theo từng phần nhỏ để tiện sử dụng sau này. Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp thực phẩm trong ngăn đông tủ lạnh hợp lý. Cho thực phẩm mới vào phía trong và những thực phẩm cũ phía ngoài để dùng trước. Tốt hơn, bạn hãy gắn nhãn, ghi thời gian nhằm tránh tình trạng thức ăn quá hạn sử dụng.
Những thực phẩm để ngăn đông bạn nên ghi ngày tháng rõ ràng để dễ phân biệt trong mỗi lần sử dụng.
Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu
Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất khoảng 1/3 chất béo hòa tan trong thịt và một số chất dinh dưỡng gần như mất hết. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm chỉ nên dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh với một thời gian nhất định. Các thực phẩm sống nếu muốn bảo quản lâu hơn thì nên để ở ngăn đá và khi cần sử dụng thì chuyển qua ngăn mát và chỉ nên để trong ít ngày.
Tránh để quá lâu các thực phẩm trong tủ lạnh, điều này sẽ khiến các chất dinh dưỡng giảm đi đáng kể.
Cách bảo quản thực phẩm từ sữa
Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc, thì bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng cốc bằng màng bọc nilon rồi cất tủ lạnh. Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra. Bên cạnh đó khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Đựng sữa trong những chai lọ sẽ tốt hơn là trong hộp giấy.
Không thể phủ nhận vai trò của tủ lạnh trong việc cất giữ, bảo quản thức ăn cũng như duy trì chất dinh dưỡng của thực phẩm, tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cho vào tủ lạnh cũng tốt. Bởi có một số loại thực phẩm khi cho vào tủ lạnh có thể làm mất chất chống oxy hóa đồng thời mất đi hương vị vốn có. Hãy là bà nội trợ thông thái với những cách bảo quản thực phẩm thông minh để bảo vệ sức khỏe cả nhà nhé!
Ảnh: Internet
Theo bestie.vn
8 cách khử mùi hôi quần áo đơn giản nhất Chắc hẳn ai cũng mong muốn quần áo của mình luôn sạch sẽ và thơm tho vì nó là những thứ sẽ theo bạn cả một ngày, cũng được coi như bộ mặt của một người. Tuy nhiên, đôi khi vì nguyên nhân nào đó khiến quần áo có mùi hôi, bạn có thể thử một số cách dưới đây để loại trừ...