Những sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết cần tránh
Sốt xuất huyết đang diễn biến khó lường với số ca mắc và tử vong tăng cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế hiện có tình trạng người bệnh đến cơ sở y tế khi đã muộn hoặc tự ý điều trị bệnh dẫn đến tác hại khôn lường.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên, trong giai đoạn đầu, một số biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt phát ban và bệnh do sốt vi rút khác nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan tự điều trị tại nhà.
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng, ngoài ra khi uống có thể làm người bệnh mệt hơn.
Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau sai
Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, trong đó paracetamol và các biệt dược của paracetamol là thuốc được khuyến cáo dùng để hạ sốt, giảm đau trong điều trị sốt xuất huyết.
Song do tự ý điều trị, nhiều người bệnh đã dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau có chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen… Mặc dù những thuốc này có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Khi dùng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, có thể rối loạn đông máu và đe dọa đến tính mạng.
Bên cạnh việc uống không đúng loại thuốc hạ sốt, giảm đau, tình trạng uống quá liều cũng là sai lầm thường gặp. Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol tương đối an toàn với liều điều trị, nhưng khi uống với số lượng lớn sẽ gây tổn thương gan suy giảm chức năng gan, ngộ độc gan…
Giai đoạn đầu, người bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao, khó hạ nên một số người bệnh đã tự ý uống hạ sốt paracetamol nhiều lần so với chỉ định của thuốc hoặc tăng liều trong mỗi lần uống dẫn đến quá liều.
Video đang HOT
Dùng thuốc kháng sinh
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng, ngoài ra khi uống có thể làm người bệnh mệt hơn.
Không vệ sinh, tắm rửa
Nhiều bệnh nhân kiêng không tắm rửa vì nghĩ tắm sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, bệnh nhân vẫn nên tắm nước ấm trong phòng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. Đồng thời, trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.
Chủ quan do không biết bệnh sốt xuất huyết có thể mắc nhiều lần
Nhiều người nghĩ đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại. Thực tế, sốt xuất huyết có 4 týp vi rút gây bệnh, người đã bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lần tiếp theo khi nhiễm týp vi rút khác lần trước, và thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước. Cho nên một người đã từng mắc sốt xuất huyết dưới 4 lần vẫn cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như những người chưa mắc.
Truyền dịch tuỳ tiện
Bệnh sốt xuất huyết có 3 giai đoạn, giai đoạn sốt cao (2-3 ngày đầu của bệnh), giai đoạn nguy hiểm (4- 6 ngày tiếp theo) và giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 7 trở đi). Việc chỉ định truyền dịch, truyền nước trong sốt xuất huyết phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng người bệnh.
Giai đoạn sốt cao, tốt nhất nên bổ sung nước bằng cách uống oresol hoặc nước hoa quả. Giai đoạn nguy hiểm, truyền dịch như thế nào hay không truyền sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Giai đoạn hồi phục cơ thể sẽ tái hấp thu dịch do giai đoạn nguy hiểm có hiện tượng thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch. Việc truyền dịch tuỳ tiện nhất là trong giai đoạn hồi phục rất nguy hiểm vì có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim.
Pha, uống oresol không đúng hướng dẫn
Bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyến cáo cần uống nhiều nước oresol, nước trái cây… Nhiều người phạm lỗi pha oresol không đúng liều lượng, do hiểu oresol là thuốc, chỉ cần đưa được vào cơ thể là đủ nên đã pha ít nước hơn so với hướng dẫn mà không biết rằng như vậy sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể.
Lại có trường hợp, bệnh nhân uống ít nước, oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước cũng có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Cạo gió
Một số người thường hay cạo gió khi cảm cúm. Sốt xuất huyết cũng có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên nhiều người đã cạo gió khi bị bệnh. Việc làm này khiến cho người bệnh bị bầm da, ra máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ vết xước do dụng cụ cạo gió.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý gì?
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Con gái tôi có những dấu hiệu đầu tiên về sốt xuất huyết, tôi cho cháu tự điều trị tại nhà. Mong bác sĩ tư vấn cách chăm sóc sao cho phù hợp. Cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Mai Hương (Hà Nội)
Trả lời:
Đối với cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều. Do bệnh nhân sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao, nên người nhà luôn tìm cách trị sốt xuất huyết bằng việc giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh sốt này là do virus gây ra, nên nhiệt độ hạ xong sẽ lại tiếp tục tăng cao. Người bệnh nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng liều đã chỉ định trong đơn thuốc của bác sĩ, thường là 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Việc sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục nhiều lần sẽ dẫn đến tổn thương gan, kể cả các thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn đối với trẻ em.
Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người bệnh sốt xuất huyết khi kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Vì vậy, bệnh nhân không nên nhịn ăn, nhịn tắm mà nên vệ sinh sạch sẽ bằng cách lau người với nước ấm, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, trẻ em nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để bù dịch.
Đặc biệt với vấn đề bù dịch, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có nguy cơ dẫn đến phù nề, suy hô hấp, sốc dị ứng, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh sẽ không thể khỏi bệnh. Tóm lại, trong những ngày đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết, cách chữa tại nhà cho bệnh nhân chỉ bao gồm việc uống thuốc hạ sốt, bù đủ nước qua đường uống hoặc uống oresol bù dịch hay nếu có truyền dịch thì cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo baogiaothong
Thêm 1 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk Theo ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì dịch sốt xuất huyết. Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Ngày 31/7, thông tin từ ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk xác nhận, trên địa bàn tỉnh vừa ghi...