Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt cao
Sốt không phải là một bệnh mà chỉ là biểu hiện của các bệnh khác nhau và không phải việc chúng ta hạ sốt cho trẻ hết sốt là trẻ khỏi bệnh.
Khi trẻ sốt, nếu không biết xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn thần kinh não nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi thấy con mình bị sốt và việc đầu tiên cha mẹ thường làm là tìm cách hạ thân nhiệt cho con theo cách riêng của mình mà không để ý tới tới những yếu tố liên quan. Dưới đây là một số sai lầm khi hạ sốt cho trẻ:
- Lau mát trẻ bằng n ước ấm pha cồn hay rượu: Việc kết hợp này có thể làm mát trẻ rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, điều đó vô cùng nguy hiểm. Vì rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Ngoài ra, hiện nay ở một số nơi người ta bỏ thêm vào rượu một số chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt.
- Chườm mát bằng nước đá: Nước đá sẽ làm trẻ ớn lạnh và run nhiều. Càng run chừng nào, cơ thể càng sinh nhiệt và sốt cao chừng ấy. Ngoài ra đá lạnh có thể khiến trẻ bi sưng phổi.
- Xoa chanh: Dùng chanh xoa cho trẻ sẽ làm bỏng hay hỏng da. Vì trong chanh có chứa một độ axit loãng.
Video đang HOT
- Vắt chanh vào miệng: khi trẻ lên cơn co giật là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể hít vào phổi và gây nên bệnh viêm phổi hít nặng..
- Cạo gió: Là một biện pháp rất quen thuộc mà từ xưa đến nay người dân Việt Nam ta vẫn làm khi bị sốt. Tuy nhiên, điều nay không phù hợp với trẻ nhỏ, vì bé còn quá non nớt, việc cạo gió có thể khiến bé bị đau, thậm chí trầy xước Da gây nhiễm trùng.
- Ủ ấm: Nhiều cha mẹ sợ con lạnh nên cố mặc nhiều quần áo hay đắp chăn ủ ấm, tuy nhiên, điều này được khuyến cáo không nên vì phản khoa học. Thay vào đó, bạn cần nới lỏng quần áo và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát nhưng không nên nằm trong phòng máy lạnh hay để quạt xoáy vào trẻ.
Sử dụng thuốc hạ sốt quá liều: nhiều bậc cha mẹ đã tự ý cho con uống thuốc hạ sốt không đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc không đúng với hướng dẫn sử dụng ghi trên hộp thuốc. Sau khi cho con uống hạ sốt nhưng không thấy đỡ, phụ huynh lại tiếp tục cho uống thêm, có trường hợp cứ 1 tiếng lại cho trẻ uống một lần. Trẻ dùng thuốc quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Uống thuốc hạ sốt khi trẻ đang co giật: Khi trẻ co giật bố mẹ phải giữ bình tĩnh, không nên hoảng sợ. Không di chuyển trẻ sốt co giật vì có thể gặp nguy hiểm. Không giữ, ôm chặt hoặc giới hạn cử động của trẻ. Không nên cố gắng cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ khi cơn giật vẫn đang còn tiếp tục xảy ra. Nên chờ cho cơn giật dịu lại mới nhẹ nhàng đưa một chiếc thìa, hoặc cây có quấn khăn mùi xoa (gạc, xô) vào miệng trẻ. Không được cho trẻ uống thuốc, kể cả thuốc hạ sốt Paracetamol, Efferalgan trong khi trẻ còn co giật, hoặc chưa tỉnh hẳn.
Tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm cho trẻ uống. Vì những thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.
Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?
Đối với những trẻ sốt đơn thuần, sốt nhẹ, không có triệu chứng kèm theo như: ho, sổ mũi thì có thể ở nhà theo dõi trong vòng 24-48h. Nếu trẻ sốt cao hay kéo dài quá 48h kèm theo nôn mửa, ho, khò khè, khó thở… bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Còn trường hợp trẻ sốt cao, co giật, bỏ bú li bì cần nhập viện khẩn cấp.
Theo Vnmedia
Triệu chứng và cách phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong.
Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Không ít bà mẹ phân vân và lo lắng khi chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, cũng như cách phòng và chữa bệnh tay chân miệng để chị em tham khảo.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Thời gian ủ bệnh được tính từ 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.
Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay - chân - miệng. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Cần đưa trẻ có dấu hiệu mắc tay chân miệng đến bệnh viện điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Phòng ngừa
Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa là hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. Cho trẻ nghỉ học, hạn chế đi chơi cho đến khi khỏi bệnh.
Với các vật dụng, cũng như đồ chơi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lau rửa sạch sẽ cho con. Tránh tình trạng nhiễm bẩn khi trẻ cho vào miệng rất dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.
Điều trị
Phát hiện dấu hiệu bệnh, bố mẹ nên đưa con đến các chuyên khoa da liễu, bệnh viện để khám. Bởi vì bệnh ít biến chứng vào tim, phổi nhưng với những diễn biến phức tạp của các dịch bệnh như hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là không hề kém bệnh sởi.
Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.
Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này, nên phương pháp chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
Theo Đời Sống Pháp Luật
5 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt cao Dân gian chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị sốt. Tuy nhiên, 5 điều sau đây ai cũng nghĩ là đúng nhưng thực ra hoàn toàn ngược lại. 1. Sốt cao, ủ ấm để ra mồ hôi có thể giúp giảm sốt Trẻ bị sốt, bố mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo, thậm chí trùm cả chăn bông,...