Những sai lầm khi chăm sóc sức khỏe mùa lạnh: Sai lầm số 3 hầu hết mọi người đều mắc
Thời tiết mùa lạnh vào cuối năm cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh sai cách có thể làm nghiêm trọng hơn một số bệnh trong mùa lạnh.
Mùa lạnh mọi người dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho hoặc dị ứng hay bị sốt. Mùa lạnh muốn bảo vệ sức khỏe thật tốt, các chuyên gia chỉ ra rằng cần tránh những việc sau vào mùa lạnh:
1. Sử dụng trang phục với chất liệu cotton và mặc nhiều quần áo để giữ ấm
- Lựa chọn quần áo bằng chất liệu cotton là biện pháp giữ ấm cơ thể sai cách vào mùa lạnh:
Đa số mọi người đều cho rằng mình đã lựa chọn trang phục với chất liệu phù hợp trong mùa đông. Đặc biệt, trang phục bằng cotton luôn được ưu tiên vì thoải mái và thoáng mát.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không nên mặc quần áo làm bằng chất liệu cotton vào mùa lạnh hoặc khi đến những vùng lạnh và núi cao. Nguyên nhân không nên mặc đồ lạnh vì chất liệu cotton giữ ấm rất kém. Chưa kể, loại chất liệu này còn dễ bị ngấm nước và khó khô.
Khi mặc quần áo còn ẩm trong thời tiết lạnh có thể khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt. Vì vậy, tránh mặc quần áo bằng chất liệu cotton vào mùa đông mà nên thay vào đó là các loại quần áo làm từ len, lụa,…
- Mặc quá nhiều quần áo giữ ấm:
Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh, hầu hết mọi người đều có xu hướng mặc nhiều quần áo hơn. Những bộ quần áo dày luôn là lựa chọn được ưu tiên vào mùa đông khi thời tiết lạnh.
Nhưng khi lạm dụng mặc trang phục quá ấm cũng không thật sự tốt cho sức khỏe. Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến cơ thể bị nóng và đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bị bốc hơi, nếu không được thoát ra ngoài, mồ hôi bị giữ lại sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh.
Mặc quần áo vừa đủ giữ ấm cho cơ thể là biện pháp tốt nhất khi chăm sóc sức khỏe mùa lạnh. Nên mặc nhiều lớp áo mỏng để gió không xuyên qua áo khiến bạn bị lạnh thay vì mặc những chiếc áo quá dày.
2. Uống nhiều rượu, bia
Uống rượu bia ngày lạnh có thật sự làm ấm cơ thể như nhiều người nghĩ? – Ảnh Internet
Nhiều người nhầm tưởng rằng thói quen uống rượu bia vào mùa đông đem lại hiệu quả làm ấm cho cơ thể. Trong khi đó, thời điểm cuối năm những buổi tiệc liên hoan xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
Thời tiết lạnh, giữ ấm cơ thể là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi uống quá nhiều rượu bia có thể khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt.
3. Uống ít nước là sai lầm khi chăm sóc sức khỏe mùa lạnh
Video đang HOT
Mùa đông thói quen uống ít nước được coi là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Mùa hè, thời điểm cơ thể ra nhiều mồ hôi vì trời nắng nóng đa số mọi người đều uống nước nhiều hơn. Tuy nhiên, mùa đông vì cơ thể bị lạnh, việc ra mồ hôi hầu như không xuất hiện trừ những trường hợp tập luyện thể chất hoặc chơi thể thao. Do đó, thói quen uống đủ nước vào mùa đông thường bị lãng quên.
Chưa hết, nhiều người chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể con người bị thiếu nước vào mùa đông. Khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể xảy ra tình trạng mất nước. Mất nước mùa đông có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe về thận hoặc gặp hội chứng khó tiêu.
Vì vậy, chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách là ngay cả khi không khát nước, bạn vẫn cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách là ngay cả khi không khát nước, bạn vẫn cần uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày – Ảnh Internet
4. Giữ ấm bàn tay, bàn chân
Trên cơ thể bàn tay, bàn chân là hai vị trí thường bị lạnh hơn vào mùa đông. Thực chất, khi nhiệt độ bên ngoài trở nên lạnh hơn, máu sẽ lưu chuyển từ các chi vào phần lõi của cơ thể để giữ ổn định thân nhiệt cũng như các cơ quan nội tạng quan trọng của con người.
Hiện tượng này cũng làm giảm việc lưu thông máu tới các vị trí tay chân. Do đó, mùa lạnh dễ bị cóng bàn tay, bàn chân hơn các mùa khác. Vì vậy, bạn cần mặc áo dài tay, đeo tất tay, tất chân để giữ ấm bàn tay và bàn chân.
5. Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh sai cách khi ăn không kiểm soát
Thói quen ăn uống vào mùa đông thường thay đổi ở nhiều người. Mùa đông vì nhiệt độ thấp nên mọi người thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn vì ăn nhiều giúp tạo năng lượng giữ ấm cơ thể.
Không những vậy, mùa đông là thời điểm các món ăn chiên rán được ưa chuộng vì giàu chất béo so với các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, muốn bảo vệ sức khỏe vào mùa đông cần ăn các sản phẩm tươi như: rau củ, trái cây tươi thay vì những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
Mùa đông vì nhiệt độ thấp nên mọi người thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn – Ảnh Internet
6. Thói quen ngủ nướng vào mùa đông
Mùa đông mọi người đều ngủ nhiều hơn, đặc biệt cảm giác khi nằm trong chăn ấm càng khiến bạn khó thức dậy. Đây là nguyên nhân khiến mọi người thường ngủ nướng.
Về mặt khoa học cho biết, đối với chu kỳ thức và ngủ bình thường của con người cũng bị phá vỡ bởi thói quen ngủ nướng. Đặc biệt, khi mùa đông qua đi, việc thay đổi thói quen ngủ nướng cũng trở nên khó khăn vì bạn đã quen với chu kỳ ngủ này.
7. Chỉ ở trong nhà
Ở trong nhà quá nhiều khi thời tiết lạnh để trốn khỏi cái lạnh bên ngoài là lựa chọn của nhiều người đây cũng là sai lầm khi chăm sóc sức khỏe mùa lạnh. Đặc biệt, ngay cả khi thời tiết ấm áp bạn cũng không muốn ra ngoài.
Thực tế, muốn bảo vệ sức khỏe mùa lạnh tốt, bạn nên thay đổi thói quen chỉ ở trong nhà của mình. Nên ra ngoài vận động, tập thể dục hoặc đi dạo. Việc vận động giúp tăng cường lưu thông máu, giữ cho cơ thể ấm áp.
8. Sử dụng nhiều kem dưỡng da không cần thiết và không bôi kem chống nắng
- Sử dụng quá nhiều kem dưỡng da:
Mùa đông khiến da dẻ khô, nứt nẻ. Đây là lý do khiến mọi người sử dụng nhiều loại kem dưỡng ẩm hơn khi chăm sóc da vào mùa đông. Thực tế, thay vì sử dụng quá nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da thì chỉ nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm cần thiết và phù hợp với da của mình.
Mùa đông không quên chăm sóc da – Ảnh Internet
- Chủ quan không bôi kem chống nắng:
Trời mùa đông nhiệt độ thấp và ít nắng. Điều này khiến nhiều người chủ quan không bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng ánh nắng mặt trời mùa đông cũng có hại không kém ánh nắng mặt trời mùa hè do mùa đông xuất hiện nhiều gió, xua đi những đám mây che bớt các tia UV có hại cho da.
9. Uống thuốc thường xuyên
Thói quen uống thuốc mùa đông xảy ra ở rất nhiều người. Đây là biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa lạnh sai cách. Vì việc uống thuốc quá thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe, làm yếu hệ miễn dịch.
Tác động ngược lại cũng khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn và làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên, phòng chống bệnh tật của con người.
Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách cần thay đổi tránh phạm phải những sai lầm ở trên.
12 sai lầm tai hại bạn cần tránh vào mùa đông
Tắm lâu, uống ít nước, ngủ nướng,... những thói quen tưởng như quá đỗi bình thường vào mùa đông lại có thể gây nguy cơ sức khỏe khôn lường.
Không uống đủ nước: Cơ thể ta mất nước chủ yếu qua bài tiết và tiêu hóa. Vào mùa đông, cơ thể ít đổ mồ hôi hơn, do đó nhiều người có xu hướng uống ít nước hơn. Đây là một sai lầm tai hại, vì thiếu nước có thể gây táo bón, khó tiêu và các bệnh về thận.
Lười vận động: Cái lạnh mùa đông dễ khiến ta lười vận động tay chân. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn nhằm tăng cường miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Không giữ ấm bàn tay và bàn chân: Nghiên cứu cho thấy giữ ấm bàn tay và bàn chân khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên đeo tất chân khi đi ngủ để kéo dài thời gian ngủ và tránh thức giấc giữa chừng.
Tắm lâu với nước nóng: Tắm nước nóng vào mùa đông giúp làm dịu cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô da, phá hủy các tế bào keratin ở lớp da trên cùng, gây viêm da, khô da và mẩn đỏ.
Mặc quá nhiều quần áo: Việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng vào mùa đông, tuy nhiên mặc quá nhiều lớp quần áo có thể khiến bạn thấy nóng bức và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước cơ thể.
Ăn uống vô độ: Trời lạnh dễ khiến ta thèm ăn hơn, bởi cơ thể cần nhiều calo để chống chọi với cái lạnh. Tuy nhiên, thay vì ăn các món ăn vặt vô bổ, hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, giúp bạn no lâu hơn.
Uống quá nhiều cà phê: Một tách cà phê nóng giữa trời đông lạnh giá nghe thật là hấp dẫn, nhưng nếu uống quá nhiều cà phê, lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Hãy chỉ uống tối đa 3 tách cà phê mỗi ngày.
Ngủ nướng: Vào mùa đông, đêm trở nên dài hơn và ngày ngắn hơn. Điều này làm rối loạn tuần hoàn sinh học, khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone ngủ melatonin hơn, làm ta thấy uể oải và buồn ngủ. Hãy cố gắng chống chọi với cảm giác buồn ngủ để duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý.
Lười ra khỏi nhà: Cái lạnh mùa đông khiến ta ngại ra khỏi nhà hơn. Điều này dễ khiến ta thụ động và lười biếng hơn, dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tự ý sử dụng dược phẩm: Bị ốm là chuyện phổ biến vào mùa đông, nhưng việc tự uống thuốc mà không có chỉ dẫn, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể gây hậu quả khôn lường. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Uống quá nhiều rượu bia: Chuyên gia cho hay một lượng nhỏ các loại rượu như rượu rum hay whisky có thể giúp làm ấm cơ thể vào mùa đông. Tuy nhiên uống quá nhiều rượu bia có thể dẫn đến các vấn đề về gan, thận và hệ miễn dịch.
Không dưỡng ẩm cho da: Dưỡng ẩm da là một công đoạn không thể bỏ qua nhằm ngăn ngừa tình trạng khô ráp da do thời tiết lạnh giá. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm và body lotion để bảo vệ làn da khi gió mùa về./.
5 lý do nhiều người ngại đi làm vào ngày thứ Hai "Chán ghét thứ Hai" là một hội chứng khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt là dân công sở. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra một số lý giải cho vấn đề này. Nhiều người, nhất là dân văn phòng, có cảm giác uể oải và nặng nề khi 2 ngày cuối tuần trôi qua và ngày đầu tiên của...