Những sai lầm khi ăn tỏi gây hại khôn lường mà nhiều người đang mắc phải
Nhiều người không biết mình đang rước bệnh vào thân chỉ vì thiếu hiểu biết khi ăn tỏi, món gia vị thường thấy trong nhiều món ăn.
Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành thuốc độc nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách.
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc ăn không kèm các loại thực phẩm khác
Ăn tỏi khi đói sẽ kích thích dạ dày, gây viêm cấp tính. Ảnh minh họa
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày cấp tính.
Ăn tỏi khi đang uống thuốc
Tỏi có phản ứng phụ với một số loại thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều tỏi
Video đang HOT
Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 15g tỏi là đủ và nên chia làm mấy lần. Ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.
Người bị bệnh đường tiêu hóa, nội tạng yếu, sức đề kháng kém
Người bị suy nhược cơ thể, ốm yếu không nên ăn tỏi. Ảnh minh họa
Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
Những người bị bệnh gan, thận suy yếu, sức đề kháng kém cũng không nên ăn tỏi. Ngoài việc có thể có phản ứng phụ với thuốc chữa bệnh thì tỏi còn có thể gây giảm tế bào hemoglobin và tế bào máu đỏ của máu và gây thiếu máu. Nó còn kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột.
Những thực phẩm kỵ ăn chung với tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị có vị cay, tính nóng (đại nhiệt), hơi độc do vậy khi kết hợp cùng những cũng có tính ôn (ấm) như thịt gà, thịt chó, thịt dê, trứng… sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến chướng bụng khó tiêu, sinh ra kiết lị.
Tỏi cũng không thể ăn kèm cùng một số loại thủy hải sản như cá diếc, cá trắm, tôm, cua… bởi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa, dễ sinh ra giun sán gây trước bụng.
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Đâu là 'thời điểm vàng' để uống thuốc?
Hơn 30 triệu người dân trên thế giới phải dùng thuốc mỗi ngày. Đối với một số người, mỗi ngày chỉ uống một viên; đối với những người khác, họ phải uống nhiều loại thuốc khác nhau, ở nhiều thời điểm trong ngày.
Tá dược thuốc khác nhau, cách cơ thể phản ứng với thuốc cũng mỗi người một khác. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp nhất để uống thuốc?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Business Tech)
Tiến sĩ y khoa Robert Dallmann, tại Đại học Warwick (Vương quốc Anh), cho biết cách đồng hồ sinh học tác động đến thuốc được cho là "chìa khóa vàng" để đảm bảo cơ thể nhận được tác dụng tối ưu của những viên thuốc này, bất kể đó là thuốc trị bệnh hay thực phẩm chức năng.
Ví dụ, đối với thuốc điều trị chứng huyết áp dùng trước khi đi ngủ thấy giảm rõ rệt hơn, so với những người dùng chúng vào buổi sáng. Lý do là bởi huyết áp thường lên đến đỉnh điểm vào buổi sáng để chuẩn bị cho cơ thể tỉnh táo. Nếu bạn uống thuốc ngay trước khi đi ngủ, thuốc sẽ hiệu quả trong đêm và ngăn chặn sự tăng vọt huyết áp vào buổi sáng.
Một số loại thuốc điều trị chứng ợ nóng, hay trào ngược axit tốt nhất dùng khi axit dạ dày cao - khoảng từ 19h đến nửa đêm. Do đó, việc uống thuốc vào buổi tối sẽ hạn chế tối đa khả năng axit quay trở lại thực quản, giảm cảm giác nóng rát khó chịu.
Đối với thuốc giảm đau, thuốc chứa Paracetamol, còn được gọi là acetaminophen có tác dụng làm giảm việc sản xuất các hóa chất tác động dây thần kinh gây đau đầu. Thông thường, bệnh nhân uống thuốc khi đau, nhưng tiến sĩ Dallmann khuyên người dân không nên uống vào buổi sáng.
"Một phần của Paracetamol được gan xử lý. Mức độ của một loại enzyme gọi là NAPQI trong gan cao nhất vào buổi sáng và paracetamol làm tăng mức độ này. Thế nên, thuốc có thể độc hơn nếu dùng vào buổi sáng. Quá nhiều NAPQI tích tụ lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho gan".
Các loại thuốc chứa chất làm loãng máu, hoặc thuốc chống đông máu, ngăn chặn các cơn đau tim và đột quỵ bằng cách làm loãng máu trong các động mạch. Thời gian tốt nhất trong ngày để uống các loại thuốc này ngay trước khi đi ngủ
Theo tiến sĩ Dallam, cơ thể sản xuất nhiều tiểu cầu khi ở trạng thái ngủ. Điều này làm cho máu của chúng ta trở nên "dày và dính", đặc biệt vào buổi sáng dễ bị đóng cục hơn. Huyết áp cũng lên cao ở thời điểm này nên nếu uống thuốc vào ban đêm sẽ ngăn chặn được "phản ứng dây chuyền" này, giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ - thường xảy ra vào buổi sáng và gần trưa.
Cơ thể chúng ta luôn có những phản ứng nhất định với các loại thuốc. Có nhiều người phải cùng lúc điều trị vài bệnh khác nhau. Không nên uống chung tất cả các thuốc một lúc như số đông vẫn đang làm.
"Bạn cần tìm hiểu thành phần và cách mà thuốc tác động đến cơ thể để chữa bệnh. Sau đó phân ra các thời gian uống thuốc hợp lý để cơ thể hấp thu tác động tốt nhất của những loại thuốc này. Có như vậy thì hiệu quả chữa bệnh mới cao", TS Robert Dallmann nói.
Theo baoquocte
Nhờ tấm hình selfie, người mẹ trẻ được phát hiện mắc bệnh đột quỵ não kịp thời Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ cơ thể của mình đang có bệnh nếu không gặp phải những triệu chứng bất thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Stephanie Farnan (28 tuổi) là một người mẹ trẻ đang sinh sống tại thị trấn Wexford (Ireland). Cô được phát hiện bị xuất huyết não nghiêm trọng vào sáng thứ 6, ngày 23/8...