Những sai lầm khi ăn cam
Cam rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải biết sử dụng đúng cách.
Cam là trái cây chứa nhiều nước và các loại chất dinh dưỡng như vitamin C, acid citric, glucose… có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn cần phải biết sử dụng đúng cách, đúng mục đích.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp, nếu ăn cam nó thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh việc chuyển đổi cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Đồng thời, ăn cam thích hợp cũng có thể làm tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn cam không đúng cách nó có thể mang lại tác hại cho cơ thể. Dưới đây là 5 điều chú ý khi ăn cam:
Không uống sữa khi ăn cam
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.
Không nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn cam một giờ (Ảnh: Internet)
Không ăn cam và củ cải cùng nhau
Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là “sulfate”. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – thioxianic axit.
Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.
Không ăn quá nhiều cam mỗi ngày
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn ba cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, ăn quá nhiều cam cũng có hại cho răng và miệng.
Video đang HOT
Lý do bởi vì các axit hữu cơ có trong cam sẽ kích thích các màng nhầy của thành dạ dày, đó là có hại cho sức khỏe của cơ thể.
Cuối cùng nhưng không phải là ít, đó là những người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa và các bệnh phổi. Nếu không, nó sẽ dễ dàng dẫn đến đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng, và các triệu chứng khác.
Cam có nhiều công dụng kỳ diệu
Ngoài bổ dưỡng, cam còn có nhiều công dụng kỳ diệu nếu bạn biết sử dụng đúng cách:
Tăng cường thể lực: Sau khi tập luyện ra nhiều mồ hôi, bạn nên uống một cốc nước cam bỏ thêm chút muối, nó sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực. Tuy nhiên, để tránh tình trạng vitamin C bị mất trong môi trường, bạn nên uống hoặc ăn ngay sau khi ép nước cam hoặc gọt vỏ. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.
Làm sạch da
Bạn có thể dùng khăn sạch thấm và xoa trực tiếp nước ép cam lên mặt khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn cần phải lưu ý rằng, ngay sau khi thoa nước ép lên mặt, không nên đi ra nắng, tránh phản ứng với các tia tử ngoại làm mất tác dụng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cam có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa. Những người hút thuốc, nên ăn nhiều cam. những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật, nên thận trọng khi ăn cam.
Tẩy da chết, làm đẹp da
Vỏ cam chứa nhiều flavonoid và vitamin C, những chất này sẽ kích thích quá trình trao đổi chất trên da, nâng cao sức đề kháng cho các nang lông, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.
Giúp ngủ ngon giấc
Phơi khô vỏ cam sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo, nó sẽ có tác dụng kích thích ngủ ngon giấc, đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Trị bệnh phong thấp
Hạt cam phơi khô dưới bóng râm mát đem rang vàng, sau đó tán bột hòa uống 3 – 5g với nước đun sôi để nguội giúp điều trị phong thấp.
Theo Phạm Minh (VnMedia)
7 lời khuyên để bảo vệ gan trong mùa lạnh
Thời tiết hanh hao khiến gan mất nước, làm cho da, mũi, mắt cũng khô ráp, khó chịu. Để cung cấp thêm nước cho gan và cả cơ thể, chúng ta nên bổ sung rau củ, trái cây tươi trong khẩu phần ăn, hạn chế thực phẩm chiên xào; ngủ trưa ít nhất 10 phút mỗi ngày....
Ăn nhiều rau và hoa quả
Các loại thực phẩm giàu lưu huỳnh như hành tây, tỏi, họ nhà cải (củ cải, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải xoong,...) và các thực phẩm có tính mát như mướp đắng, bí xanh, đu đủ,... có tác dụng tốt nhất đối với gan. Chúng giúp gan giải tỏa độc tố, đồng thời, nguồn chất xơ tuyệt vời trong đó góp phần thải loại chất độc qua đường tiêu hóa, giảm áp lực làm việc cho gan.
Các thảo dược: nghệ, quế và cam thảo cũng có khả năng hỗ trợ chức năng gan hiệu quả.
Hạn chế thực phẩm chiên xào, thực phẩm có tính nóng
Chất béo và đường fructose có nhiều trong đồ ăn nhanh và các món chiên xào là hai kẻ thù trực tiếp của lá gan.
Theo tạp chí Hepatology, chế độ ăn uống nhiều fructose và chất béo không chỉ dẫn đến béo phì mà còn gây bệnh gan nhiễm mỡ. Trong đó, chất béo được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm chiên như khoai tây, bánh rán, bánh quy giòn. Đường Fructose có nhiều trong soda và nước ngọt có ga. Bởi vậy, vào mùa lạnh, dù rằng các món chiên xào nóng hổi luôn kích thích vị giác và "độ lười" khiến người ta lui tới những tiệm ăn nhanh nhưng bạn vẫn nên thật hạn chế chúng. Hạn chế cả các loại thực phẩm có tính nóng như ớt, xả, hạt tiêu,...
Chừng mực khi sử dụng chất kích thích
Rượu và thuốc lá có thể phá hủy các tế bào gan, gây tổn thương gan và là nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ, viêm hoặc xơ gan. Đối với người có tiền sử bệnh gan, uống một lượng rượu nhỏ cũng có thể làm bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, trong mùa giá lạnh, khi mà gan dễ bị tổn thương nhất, chúng ta không nên hút thuốc, hạn chế dùng rượu và đồ uống có cồn khác. Thậm chí, thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh có chứa thành phần Tylenol.
Sử dụng dụng mỹ phẩm và đồ gia dụng tự nhiên
Môi trường ô nhiễm, các hóa chất tẩy rửa và mỹ phẩm mà hàng ngày chúng ta đang sử dụng vô hình khiến gan phải làm việc vất vả hơn. Nhất là các bà nội trợ thường xuyên tiếp xúc với các loại nước lau nhà, rửa bát, tẩy rửa bồn cầu, bếp ga,... nên xem lại nguồn gốc của các sản phẩm này và thay thế chúng bằng các chế phẩm công nghệ sinh học có chiết xuất thiên nhiên.
Hạn chế phun thuốc trừ sâu cho cấy cối xung quanh nhà và nên sử dụng máy lọc khí, lọc nước nếu sống trong khu vực có hàm lượng độc tố cao.
Dành 20 phút mỗi ngày để tập thể dục
Phần lớn mọi người ngại tập thể dục vào mùa đông nhưng nên từ bỏ "bệnh lười" này ngay vì tập thể dục có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và giúp tăng cường việc thải loại độc tố của gan.
Nghiên cứu của tạp chí Hepatology chỉ ra rằng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần sẽ cải thiện men gan và các chỉ số khác của chức năng gan.
Ngủ trưa ít nhất 10 phút mỗi ngày
Nhiều bệnh nhân bị viêm gan cảm thấy mệt mỏi sau bữa trưa. Bởi vậy, hãy thực hiện liệu pháp đơn giản là mỗi ngày ngủ trưa khoảng 10 phút.
Khoa học chứng minh, chỉ cần chợp mắt khoảng 10 phút sau bữa trưa có thể loại bỏ mệt mỏi và còn hiệu quả hơn cả giấc ngủ 2 tiếng. Trong lúc, chờ máy bay, tàu hỏa hay ngồi xe khách, xe bus, chúng ta cũng nên cố gắng chợp mắt một lúc để tinh thần sảng khoái hơn.
Dùng dược phẩm tự nhiên giải độc gan thường xuyên
Ngoài các liệu pháp mà bản thân chúng ta có thể tự thực hiện kể trên. Các bác sĩ cũng khuyên dùng các dược liệu có chiết xuất từ thiên nhiên để hỗ trợ chức năng gan chẳng hạn nhưcác dược phẩm được tổng hợp đầy đủ các loại Enzyme thủy phân, Enzyme oxy hóa, các chất tự nhiên có khả năng trung hòa gốc tự do như - carotene để gan được chữa các tổn thương và phục hồi hoạt động bình thường.
Theo SKDS
Bài thuốc quý chữa bệnh từ dứa dại Nhiều bộ phận của cây dứa dại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa bệnh gan, thận. Dứa dại tên khác là dứa gai, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1-2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực...