Những sai lầm của các bà vợ dễ khiến chồng “khiếp đảm”
Nếu bạn chưa hài lòng về anh ấy ở điều gì, hãy yêu cầu anh ấy thay đổi chứ không phải dùng “chuyện ấy” để khống chế chồng.
Phụ nữ nghĩ những điều đó là bình thường và họ hi vọng điều mình làm sẽ thay đổi những vấn đề không hài lòng trong hôn nhân. Nhưng thực tế, họ lại khiến chồng chán nản và hôn nhân đi theo chiều hướng tệ hại hơn.
Dưới đây là những sai lầm của các bà vợ dễ khiến chồng “khiếp đảm”:
Cuộc sống của bạn không hoàn hảo nhưng cằn nhằn, phàn nàn không phải là cách làm cho nó tốt hơn. Tất nhiên, bạn cần chia sẻ những điều chưa hài lòng với chồng nhưng đừng biến điều đó thành thói quen. Than phiền liên tục về những chuyện tiêu cực sẽ khiến anh ấy mệt mỏi. Hãy cố gắng chia sẻ với nhau nhưng hạn chế phàn nàn quá nhiều về những điều tiêu cực.
Ngồi lê đôi mách
Phụ nữ luôn có nhu cầu trò chuyện về tất cả mọi thứ, về trên trời, dưới biển nhưng đôi khi họ lại thiếu kiểm soát trong câu chuyện và để nó đi quá xa. Rất có thể bạn sẽ chia sẻ quá nhiều thứ riêng tư về cuộc sống cá nhân và đấy thực sự là một dấu hiệu nguy hiểm. Hãy cố gắng không nói xấu chồng, than phiền về chồng trước mặt người khác. Nếu có vấn đề gì đó cần giải quyết với chồng thì người bạn nên chia sẻ là với anh ấy chứ không phải là ai khác.
Thiếu tôn trọng chồng
Đàn ông không phải là những người hoàn hảo và họ tự biết điều đó. Nhưng như vậy không có nghĩa là vợ được phép coi thường, thiếu tôn trọng chồng. Anh ấy có khuyết điểm nhưng cách để anh ấy sửa sai mỗi ngày là sự động viên, yêu thương, góp ý trên tinh thần xây dựng của vợ chứ không phải sự chê bai, dè bỉu và coi thường. Nhưng phần lớn phụ nữ lại luôn mắc sai lầm trong việc này, biểu hiện đơn giản như họ liên tục cắt ngang lời của chồng khi anh ấy đang bày tỏ quan điểm của mình (dù có thể chưa đúng), làm việc mà không cần tham khảo ý kiến của chồng trong những chuyện quan trọng hoặc trao đổi nhưng tự quyết khăng khăng làm theo ý mình.
Video đang HOT
Ưu tiên người khác trước chồng
Phụ nữ bận rộn – đấy là điều ai cũng biết. Phụ nữ đôi khi quá bận tâm tới những người đồng nghiệp nơi làm việc, các mối quan hệ xã hội, con cái… Nhưng nếu bạn mải miết với những điều đó mà thờ ơ với chồng mình, có thể bạn sẽ khiến anh ấy thấy mình vô giá trị. Đừng nghĩ chồng bạn đã lớn và không cần tới sự quan tâm của bạn. Anh ấy cũng cần nằm trong danh sách hàng đầu được bạn nghĩ đến.
Cấm vận “chuyện ấy”
Tình dục là một điều không bao giờ nên… mặc cả hay cắt xén. Nó không phải là trò chơi, thích thì chơi, không thì thôi, nó là nền tảng cho hôn nhân của bạn. Sự thân mật về thể xác làm cho sự thân mật về tâm hồn được thắt chặt thêm. Bởi vậy đừng vì bất cứ lí do nào đó mà “cấm vận” hay xa lánh chồng. Nếu bạn chưa hài lòng về anh ấy ở điều gì, hãy yêu cầu anh ấy thay đổi chứ không phải dùng “chuyện ấy” để khống chế chồng.
Tiêu xài hoang phí
Đừng nghĩ rằng khi anh ấy không hài lòng về cách tiêu tiền của vợ có nghĩa anh ấy là một gã đàn ông keo kiệt. Trên thực tế, có rất nhiều vụ ly hôn mà nguyên nhân hàng đầu là về tài chính. Nói như vậy để thấy rằng tiền bạc là điều rất quan trọng trong hôn nhân và anh ấy quan tâm đến nó là đương nhiên. Nếu như bạn đang tiêu xài hoang phí, bạn sẽ khiến cho nền tảng gia đình bị lung lay. Hãy kiểm soát tài chính của mình, bàn bạc cùng với chồng trước những khoản chi tiêu. Bằng cách đó cả hai có thể cân bằng hơn.
Hành động như mẹ anh ấy
Chồng bạn là một người đàn ông trưởng thành (dù có thể đôi lúc anh hơi trẻ con) nhưng anh ấy không cần bạn trong vai trò một người… mẹ. Anh ấy cưới bạn vì bạn và anh ấy hiểu nhau, đồng điệu cùng nhau chứ không phải mong muốn có thêm một người mẹ thứ hai. Nếu bạn không hài lòng, hãy đóng vai trò là một người bạn chỉ ra những sai lầm đó chứ không phải hạch sách, chê bai, đòi hỏi như một người mẹ với con.
Thiếu thực tế
Chồng bạn yêu bạn rất nhiều và anh ấy mong muốn mang tới cho bạn nhiều điều tốt đẹp. Tuy nhiên, cái mà bạn mong mỏi ở họ đôi khi bạn nghĩ là đơn giản nhưng lại là yêu cầu quá cao với anh ấy. Anh ấy không phải là siêu nhân. Những người vợ sống thiếu thực tế, mơ ước viển vông sẽ đặt một áp lực lớn lên chồng. Bởi vậy, hãy giảm những kì vọng và để cho anh ấy có thời gian từ từ thực hiện. Anh ấy cũng có rất nhiều những áp lực từ công việc, từ các mối quan hệ… và đừng khiến anh ấy mệt mỏi thêm bởi những đòi hỏi của vợ.
Quá tọc mạch vào đời tư của chồng
Bất cứ ai cũng cần có khoảng không gian riêng, điều đó không có nghĩa là họ có gì giấu giếm. Nhưng đôi khi các bà vợ cứ nhất nhất phải phá vỡ bằng được mọi ranh giới, “đột nhập” vào các tài khoản cá nhân để kiểm soát dù cái họ tìm được là… chẳng có gì. Hãy tôn trọng anh ấy, để anh ấy có chút khoảng trời riêng của mình.
Loại bỏ một vài tật xấu có thể khiến bạn trở nên tuyệt vời hơn nhiều trong mắt chồng. Đó cũng là cách những bà vợ thông minh vẫn làm để có một tổ ấm dài lâu, hạnh phúc!
Theo Khám phá
Tức giận cũng đừng nói ly hôn
Bạn từng nói với người bạn đời của mình câu nào đó để rồi hối hận và tự nhủ: "Thực ra, tôi không hề có ý đó, chỉ là lúc đấy..."? Nếu điều đó đã xảy ra, thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần, rất có thể bạn đang trên đà giết chết cuộc hôn nhân của mình.
Người ta thường có câu: "Gậy và đá có thể gây thương tích nhưng chính lời nói mới tạo ra sự tổn thương kinh khủng nhất". Thật vậy, lời nói tưởng như vô hại nhưng lại có thể phá vỡ cuộc hôn nhân cả bạn, vì vậy, hãy "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", hãy "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ ý nghĩ của mình một cách khéo léo trước sai lầm của người bạn đời mà không sợ họ cảm thấy bị chê bai, khinh bỉ, mỉa mai... Cách nói có thể khiến cho người đó thậm chí còn thấy sai lầm của họ đang được bao dung, tha thứ và động viên thay đổi.
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn:
Không bao giờ nói với vợ: "Em lại tăng cân đấy à?"
Khi họ tăng cân, bản thân họ ý thức điều đó hơn ai hết và không cần đến bạn phải nhắc nhở. Thay vì chú ý tới trọng lượng của cô ấy, đưa ra một vài câu nói gây mặc cảm, hãy bắt đầu bằng những gợi ý cho bữa ăn với những món đồ có lợi cho việc giảm cân của cô ấy. Hoặc lên kế hoạch cùng vợ đi bộ, tập thể dục. Việc làm tế nhị này sẽ giúp người bạn đời không cảm thấy tủi thân vì bị chê mai mà có động lực hơn để giữ gìn vóc dáng.
Vì một cuộc hôn nhân bền vững, hãy để ý từ lời ăn tiếng nói của chính bạn (Ảnh minh họa)
Không nói: "Em luôn luôn thế" hoặc "Anh chẳng bao giờ..."
Khi bạn không hài lòng về một chuyện, một vấn đề bạn thường có thói quen cáo buộc mọi sai sót của họ bằng những câu quy chụp kiểu: "Em luôn luôn làm mọi thứ phức tạp lên", "Anh không bao giờ làm cái gì đó giúp tôi cả"... Điều đó chắc chắn sẽ khiến đối phương vô cùng ức chế. Rõ ràng không ai xấu hoàn toàn nhưng khi bạn không hài lòng, bạn thường cho rằng tất cả mọi thứ người đó làm đều như vậy. dấy là một sai lầm.
Nên nhớ, đừng bao giờ quy chụp tất cả sai lầm chỉ vì một chuyện. Nếu muốn nói, hãy tặng cho người bạn đời của mình những câu tổng kết kiểu như: "Em luôn biết cách làm anh mỉm cười". Còn lại, khi người đó làm sai chuyện gì, hãy chỉ nói về chuyện đó thôi.
Không nói bất cứ điều gì đó thiếu tôn trọng
Chỉ một lời nói thiếu tôn trọng có thể ngay lập tức gây tổn thương sâu sắc tới người nghe. Và dù sau đó bạn có nói bao nhiêu lời xin lỗi đi chăng nữa người đó cũng khó mà quên được sự xúc phạm ấy. Lời nói thiếu tôn trọng còn được hiểu là cần phải phải giữ một thái độ, giọng điệu tích cực khi giao tiếp, trò chuyện hay tranh luận. Thái độ, ngữ điệu của bạn có hàm ý khinh thường, thiếu tôn trọng cũng khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm. Vì vậy hãy cẩn thận trong lời nói và cách nói của bạn.
Không bao giờ nói ly dị!
Hai từ "ly dị" nên loại khỏi bộ nhớ, khỏi từ điển của bạn. Đừng bao giờ tùy tiện lôi nó ra như một thứ vũ khí để đe dọa hay một giải pháp để giải quyết biện pháp tình thế. Sẽ không bao giờ có được sự gắn bó khăng khít trong hôn nhân nếu như hai từ ly hôn cứ liên tục được lôi ra để nói với nhau. Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo cả, chỉ cần hai người hiểu được điều đó và luôn loại bỏ suy nghĩ sẽ ly hôn thì bạn sẽ giữ được cuộc hôn nhân của mình.
Theo Khám phá
Bi kịch của anh chồng bị vợ coi như "cái bóng" trong nhà Thật sự tôi là người rất coi trọng gia đình và thương con nhưng vợ tôi lại là phụ nữ coi thường chồng. Nhiều lúc nghĩ nếu chỉ có mình tôi thì tôi bỏ luôn đi cho rồi, nhưng tôi luôn nhìn con tôi mà cố gắng nhường nhịn. Hỏi: Tôi làm ở một cơ quan nghiên cứu với vị trí là Nghiên...