Những sai lầm chị em hay mắc khi giao tiếp với chồng ngày càng khiến cuộc hôn nhân lạnh nhạt
Phụ nữ thường nghĩ rằng khi đã là vợ chồng thì chẳng cần phải câu nệ gì trong việc giao tiếp với chồng.
Thế nhưng sai lầm của chị em khi giao tiếp với chồng ngày càng khiến cuộc hôn nhân lạnh nhạt như ở dưới đây không phải ai cũng nhìn nhận ra.
1. Nói quá nhiều với chồng
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình, đây là sai lầm lớn nhất mà hầu hết chị em gặp phải khi giao tiếp vợ chồng. Nói nhiều là dại nhất của phụ nữ. Đôi khi người vợ cần biết lúc nào không nên nói với chồng, đặc biệt là khi định nói gì đó tiêu cực. Mình cần phải biết mình đang trò chuyện về điều gì và cần phải bớt nói quá nhiều đi.
Có những người vợ sáng càu nhàu, trưa nhắc lại lần một đến tối lại bóng gió xa xôi. Đến hôm sau vẫn những lời nói kiểu đó… nhắc đi nhắc lại, nói quá nhiều khiến chồng mệt mỏi. Không hiếm cuộc hôn nhân lạnh nhạt, thậm chí tan vỡ chỉ vì điều này.
Ảnh minh họa
2. Quá kiệm lời với nhau
Việc nói quá nhiều như trên hẳn đã không tốt nhưng ngược lại việc vợ chồng kiệm lời với nhau quá cũng chẳng nên trong giao tiếp với chồng. Thường cách giải quyết tranh cãi phụ nữ cho rằng hiệu quả nhất là im lặng, nhưng đàn ông nhiều người lại cực kì khó chịu mỗi khi vợ mình “im hơi lặng tiếng” suốt một thời gian dài. Đàn ông họ không nghĩ im lặng giải quyết được tranh cãi và không hiểu được suy nghĩ của vợ. Khi đang cãi nhau chọn cách im lặng, song cần phải nói chuyện sau đó chứ đừng im ỉm.
Hơn nữa, người chồng khi muốn nói chuyện mà bạn lại chẳng hào hứng, quá kiệm lời khiến cho người chồng chẳng còn hứng thú gì để tiếp tục giao tiếp. Lâu dần bạn sẽ trở nên xa cách, không kết nối được với bạn đời, cuộc sống sẽ tẻ nhạt.
3. Bỏ qua lời khen
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý Pepper cho rằng, khi yêu nhau còn kiên nhẫn để hỏi “Anh ơi anh muốn cái gì”, còn nhõng nhẽo nọ kia… Nhưng khi cưới nhau rồi, nhất là ở những cặp vợ chồng về nhà phải lo tài chính, sinh con, chăm sóc con cái, có bố mẹ sống chung… sẽ chẳng còn hỏi người kia là muốn cái gì nữa mà khi đó sẽ là “Tôi muốn cái gì”, “em muốn thế này”… Em muốn một người chồng đi về, em có việc gì với mẹ anh thì anh phải đứng giữa phân xử, anh phải bênh vực em… Điều đó hoàn toàn ngược lại.
Đáng sợ hơn là cằn nhằn, chỉ trích của vợ đối với chồng. Với quá nhiều mối lo từ tài chính, chăm sóc con cái… thường dễ rơi vào kiểu “dạy dỗ” lẫn nhau, trong khi cuộc sống hôn nhân rất cần chút lời khen của bạn đời. Phụ nữ thay vì khen ngợi thì thường chỉ than vãn về chồng mà quên đi nhiều khi mình cần phải nhìn lại chính bản thân mình. Điều này rất dễ làm cho những người chồng cảm thấy bất mãn, mệt mỏi.
Đôi khi chỉ một lời khen ngợi, “nịnh nọt” việc chồng làm đúng cũng khiến mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc hơn, mối quan hệ vợ chồng có thể chuyển từ tiêu cực sang tích cực. Hãy dành tặng lời khen cho bạn đời khi có dịp.
4. Trong mọi thứ vẫn giành phần thắng về mình
Thường thì do bản năng, cái tôi quá lớn nên khi giao tiếp với nhau, nhiều cặp vợ chồng vẫn phạm phải lỗi sơ đẳng nhưng rất quan trọng này. Nhiều chị em khi nói chuyện với chồng thường có cách nói khẳng định rằng “mọi thứ sai là ở anh, em chẳng có gì sai cả”. Chẳng hạn như: “Anh bảo em chẳng được tích sự gì vậy tiền đâu mà nuôi cái nhà này” hay “Em có luộm thuộm thì cũng do anh, do vội chăm con…”.
Theo chuyên gia tâm lý, cách nói khẳng định mình luôn đúng còn cái sai là ở chồng này là cách mà nhiều chị em gặp đang đóng dần cánh cửa giao tiếp với bạn đời của mình. Lâu dần, việc giao tiếp giữa hai vợ chồng trở nên khó khăn, bế tắc. Và một khi vợ chồng không thể nói chuyện với hay hay mở miệng ra là cãi vã sẽ khó có hôn nhân hạnh phúc.
Người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng. Nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn cũng từ cách giao tiếp sai của người phụ nữ. Trong giao tiếp, phụ nữ chúng ta cũng cần biết nhẫn nhịn. Việc nhẫn nhịn ở đây không có nghĩa là chịu đựng mà là biết nhẫn để tiến – lùi đúng lúc. Khi vợ chồng cứ tranh giành đúng sai trong mọi chuyện, cuộc sống hôn nhân vừa mệt mỏi mà dễ khiến bạn đời tránh xa mình.
Cưới chồng giàu có, cô gái chia sẻ về 5 câu hỏi mà ai cũng cần trả lời trước đám cưới
Hôn nhân sai lầm giống chuyến tàu không thể quay đầu được. Điểm cuối của nó không phải hạnh phúc mà là những thứ để dằn vặt nhau.
Đôi khi, cứ nhìn người đàn ông đó quần áo là lượt, xe cộ đắt đỏ nhưng mọi người đâu biết rõ tình hình kinh tế của anh ta ra sao. Sau hôn nhân, chuyện tình yêu tạm thời gác qua một bên. Nó là cuộc sống của cơm, áo, gạo, tiền và hàng loạt khoản chi tiêu khác. Lúc đó, nhiều mâu thuẫn mới xảy ra.
Hôn nhân sai lầm giống chuyến tàu không thể quay đầu được. Điểm cuối của nó không phải hạnh phúc mà là những thứ để dằn vặt nhau.
Hoa là một cô gái 30 tuổi. Cô kết hôn khi 29 với một chàng trai có điều kiện kinh tế rất khá trong những người theo đuổi cô. Hoa luôn tâm niệm rằng phải chọn cưới trai nhà giàu bởi điều kiện kinh tế quyết định nhiều thứ sau hôn nhân. Tuy nhiên, cô không lường được rằng kinh tế của chồng phụ thuộc hoàn toàn với mẹ chồng.
Chồng cô chẳng có tiền riêng vì làm việc cho mẹ. Sau hôn nhân, cô đã nhiều lần nói chồng kiếm công việc khác hoặc đòi mẹ trả lương hàng tháng để tự do quản lý nhưng không thành công. Tình cảnh của hai vợ chồng cô là cần tiền để chi thì dùng tiền vợ hoặc khoản lớn lại đi xin mẹ chồng. Cũng bởi thế, cô chán nản, muốn ly hôn dù mới cưới vài tháng.
Cũng chính vì những sự "vỡ lẽ" này, Hoa đã đưa ra những lời khuyên cho các em của mình về những điều cần làm rõ khi tính tới hôn nhân. Dưới đây là 5 câu hỏi mà các cô gái nên rõ ràng câu trả lời trước khi kết hôn.
Khả năng tài chính của hai bạn có độc lập hay không?
Khi hai người sắp bước vào hôn nhân, trước tiên phải có nền tảng tài chính nhất định để phục vụ cho gia đình. Mà hơn cả, nền tảng này bản thân hai người phải được tự chủ.
Sau khi kết hôn, trở về với đời sống thường nhật của gạo, dầu, mắm, muối... Nếu không có vật chất thì cả hai sẽ khó khăn vô cùng. Tình yêu là tự do, lãng mạn nhưng hôn nhân là hiện thực, bình thường và nhiều áp lực.
Do đó, khi quyết định ở bên nhau, hai bạn nên nói rõ ràng về kinh tế. Kinh tế chính là điều liên kết trực tiếp với chỉ số hạnh phúc của bạn. Nếu tiền bạc không rõ ràng, tự chủ thì hôn nhân dễ dàng sụp đổ lắm.
Bố mẹ có đồng ý với hôn nhân này không?
Trước khi kết hôn, các bạn nữ nên chắc chắn việc bố mẹ đối phương có đồng ý với tình yêu của hai bạn. Nhiều cặp đôi ly hôn chỉ vì bố mẹ chồng phản đối trước khi cưới. Thậm chí, họ không ly hôn thì cũng phải sống trong cảnh chẳng được yêu thương, quan tâm. Người chồng cùng sẽ sinh ra sự chán nản.
Ngoài ra, bạn có thể đánh giá người đàn ông có đáng tin hay không dựa vào cha mẹ họ. Nếu cha mẹ tốt bụng, nhẹ nhàng thì những đứa trẻ sinh ra cũng được giáo dục tốt, lịch sự. Nếu cha mẹ gắt gỏng và khắc nghiệt thì phần đa tính cách của con cũng như thế.
Hai bạn có thật sự yêu thương nhau không?
Trong xã hội bây giờ, nhiều người chỉ xem hôn nhân là một dạng nhiệm vụ làm cho xong. Kể cả không có tình yêu, họ vẫn lựa chọn kết hôn để xong việc, đỡ bị thúc giục.
Hôn nhân là chuyện cả đời, không được qua loa như vậy. Nếu cưới nhau không tình yêu thì cũng giống một ngôi nhà chẳng có nền móng, nó sẽ không chịu nổi nắng mưa và dễ dàng sụp đổ.
Không yêu đương thì không biết cảm thông, chia sẻ và nghĩ cho nhau đâu. Rồi các bạn sẽ cảm thấy chán nản và tuyệt vọng với nó thôi.
Hai bạn có thực sự hiểu nhau chưa?
Cảnh giới cao nhất của một mối quan hệ là hai bạn có thể thoải mái thể hiện chính mình trước mặt đối phương mà không ngại ngần gì. Giữa hai người là vợ chồng, có bí mật và "đeo mặt nạ" cũng là một nguy cơ đe dọa hôn nhân đổ vỡ.
Sự thấu hiểu lẫn nhau là một nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp. Các bạn sẽ hạnh phúc lâu dài hơn.
Bạn có sẵn sàng thích nghi lối sống mới?
Thành thật mà nói, hôn nhân mang nhiều ý nghĩa về sự hi sinh. Khi kết hôn, hai người kết hợp với nhau và chung sống dưới một mái nhà. Họ phải thỏa hiệp một số sở thích riêng để phù hợp với nhau.
Nhiều người khi cưới về đã hoảng hốt và cảm thấy chưa sẵn sàng làm một người vợ, chăm sóc cho người đàn ông đã lớn tướng và chú ý hơn chuyện gia đình.
Bởi thế, bạn phải chắc chắn rằng bản thân đã sẵn sàng, bắt đầu cuộc sống mới chứ không còn độc thân như xưa nữa.
Hôn nhân là điều quan trọng trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là với phụ nữ. Bởi thế, hãy suy xét thật kỹ tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng, hoảng sợ sau khi trở thành người đã có gia đình.
Vợ chồng thời công nghệ Mạng xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị công nghệ thông minh ngày càng có nhiều tính năng và theo đó, cách thức tương tác, giao tiếp trong các mối quan hệ cũng dần thay đổi. Nhiều cặp đôi mê thế giới ảo đến mức quên cả sự hiện diện của vợ/chồng mình, quên cả trách nhiệm, tình cảm của mình...