Những sai lầm chết người khi nêm gia vị, cần loại bỏ ngay
Không chỉ ảnh hưởng đến độ thơm ngon của món ăn, những sai lầm khi nêm gia vị còn là mầm mống của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu
Tránh ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu.
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn.Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.
Ướp nước mắm vào nguyên liệu cho món hầm
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu thuỷ làm nước mắm. Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin vì vậy chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.
Nêm đường vào món ăn ở nhiệt độ cao
Video đang HOT
Đường vừa có tác dụng tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Nhưng khi nhiệt độ cao, đường sẽ dễ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, vị đắng làm mất đi độ thơm ngọt cũng như thẩm mỹ của món ăn. Vì vậy, đối với món kho hoặc chiên, rán chỉ để lửa 170 độ C – 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.
Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi
Cho quế vào dầu ăn đang sôi sẽ làm thức ăn bị cháy khét.
Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng. Vì thế, cần lưu ý nếu dùng quế ở dạng cây, bạn nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Còn nếu dùng ở dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.
Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống
Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ ống và thêm vào lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, hãy giữ nước của bạn sôi liên tục để mỳ ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên sẽ giúp cho mỳ không bị dính.
Sử dụng dầu ô liu khi nấu ăn
Bơ và bơ thực vật có nhiều chất béo có hại trong khi dầu ô liu lại chứa đầy đủ lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhưng lại không tương đồng với lượng calo có trong lượng bơ tương ứng. Vì thế để đảm bảo lượng calo cần thiết thì bạn không nên sử dụng dầu ô liu trong khi nấu ăn.
Theo Khoevadep
4 sai lầm thường mắc phải khi sử dụng rau xanh
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng rau sao có hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
1. Đi chợ mua rau cho cả tuần
Cuộc sống bận rộn, khiến một số chị em có thói quen đi chợ mua rau cho cả tuần, tuy nhiên mọi người không biết được rằng, rau càng để lâu thì giá trị dinh dưỡng càng giảm.
Do vậy, cần hạn chế để rau xanh lưu cữu. Nếu không có thời gian đi chợ mua rau tươi bạn nên học cách bảo quản rau trong tủ lạnh.
Ví dụ không nên để chung tất cả các loại rau, quả trong cùng một bọc hoặc một ngăn đựng rồi cho vào tủ lạnh. Hay có một số loại không cần cho vào tủ lạnh như: cà chua, khoai tây, hành khô..., còn một số loại trước khi cho vào tủ lạnh thì phải bọc kín trong túi nilong sạch...
2. Thái rau xong mới rửa
Thông thường, các bà nội trợ vẫn hay nhặt rau, thái sẵn, (nhất là rau mùng tơi), hoặc vò nát (như rau ngót) sau đó mới cho rau vào chậu để rửa sạch. Như vậy càng rửa là càng khiến vitamin trong rau bị mất đi nhiều.
Cách tốt nhất đó là chỉ sơ chế rau qua (nhặt bỏ lá úa, gốc) sau đó rửa cả tàu, cuống dưới vòi nước vài ba lần. Khi đã rửa sạch thì mới cắt nhỏ rau.
Rau xanh có nhiều vitamin và kí sinh trùng. Các bà nội trợ cần học cách nấu nướng để rau vừa sạch và vừa giữ được vitamin. (Ảnh minh họa)
3. Luộc rau nhỏ lửa
Một số người khi luộc hoặc xào nấu rau thường để lửa nhỏ. Như vậy vitamin C và B1 sẽ tiêu tan nếu bị đun nấu lâu. Do đó, khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.
Không nên luộc nhừ rau quá bởi nhiệt độ làm mất vitamin trong rau. Nếu nấu canh cũng phải chờ nước sôi mới được cho rau vào.
Có một số loại như chưa chuột, cà chua, khi làm salad thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu.
4. Nấu rau xong không ăn ngay
Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu để xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.
Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.
Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.
Theo Megafun
Cách uống rượu, bia ít gây hại sức khỏe trong kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu, bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ. Tôn trọng cơ thể Đừng so sánh bản thân với bất...