Những sai lầm chết người khi dùng máy giặt
Nếu không biết cách sử dụng, chiếc máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt ngày càng trở thành thiêt bị gia đình không thê thiêu của nhiều gia đình vì nó tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
1. Không làm sạch máy giặt thường xuyên
Người tiêu dùng đang phụ thuộc vào bột giặt, ngỡ rằng nó sẽ loại bỏ hết đất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trừ khi bạn sử dụng chất tẩy trắng hay nước cực nóng, còn trong các trường hợp khác vi khuẩn sẽ không chết. Chúng ở lại trong máy giặt.
Quần áo bẩn của bạn thậm chí còn bẩn hơn sau khi đã chạy qua máy giặt. Đó là vì trong máy chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào vải.
“Nếu bạn giặt một đống quần áo lót, sẽ có khoảng 100 triệu con E.coli trong nước xả, và chúng có thể truyền vào đống quần áo tiếp theo”, Charles Gerba, giáo sư về vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ), đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn gây thối trong máy giặt nói.
Giặt một đống quần áo lót sẽ có hàng triệu con vi khuẩn
Video đang HOT
Vì vậy, cứ khoảng 3 tháng môt lân, bạn nên định kỳ làm sạch lồng giặt bằng chất tẩy và nước mà không có quần áo bên trong (máy chạy không quân áo). Ngoài ra, hãy để quần áo bạn khô dưới nắng mặt trời, vì ánh nắng giúp diệt khuẩn hiệu quả nhất.
2. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Nhiều người tin rằng quần áo dơ bẩn nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch hiệu quả hơn.
Tuy nhiên nếu lượng nước không đúng hay thời gian xả nước không đủ (nhất là với những người tiết kiệm nước và thời gian bằng nước xả vải “một lần xả”) sẽ dẫn đến quần áo thường còn sót lại hóa chât. Hầu hết các chất tẩy rửa là các hợp chất alkyl benzen không chỉ gây kích ứng cho da mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.
Dùng nhiều chất tẩy rửa ảnh hưởng đến da và chức năng gan
3. Giặt chung tất cả các loại quần áo
Cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào giặt như của một số người nhằm tiết kiệm thời gian cũng như lượng nước dùng sẽ khiến quần áo dễ bị ô nhiễm chéo và có hại sức khỏe.
Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không “tích trữ” lâu trong khoang máy.
4. Mối nguy hiểm về vi phạm an toàn
- Nguy cơ bị điện giật: Đừng kéo dây và rút phích cắm điện. Không sử dụng tay ướt để cắm / rút phích cắm.
- Nguy cơ nổ: giặt quần áo có chứa dung môi, dễ tạo ra nguy cơ cháy nổ.
- Nguy cơ bỏng: Giặt, rửa, sấy nhiệt độ cao, cửa kính máy giặt sẽ nóng, dễ tạo ra nguy cơ bị bỏng.
Theo Thúy Phạm (Kiến thức)
Lưu ý cho bà mẹ khi trẻ hăm tã kèm tiêu chảy
Hăm tã là tình trạng trẻ bị viêm ở vùng da quấn tã, có thể xảy ra ở mọi trẻ, ít nhất một lần trong 3 năm đầu đời nhưng phổ biến vào giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi
Nguyên nhân hăm tã là do tã lót ướt cọ xát làm da trẻ đỏ và bóng lên hoặc da bị kích ứng từ các chất thải (phân, nước tiểu, chất tẩy rửa mạnh). Ngoài ra, nhiễm nấm Candida do da bị ẩm ướt lâu, sử dụng kháng sinh dị ứng với tã lót, chất tẩy rửa, xà bông, chất liệu vải hoặc viêm da tiết bã (có màu vàng, tăng tiết bã, có thể gặp ở mặt, đầu, cổ)... cũng khiến trẻ bị hăm tã.
Để đề phòng tình trạng này, gia đình cần dùng các loại tã thấm nước tốt, tránh ẩm mốc thay tã thường xuyên khoảng 3 giờ/lần nhằm tránh ứ đọng phân và nước tiểu tiếp xúc với da. Trước khi thay tã mới, cần lau da thật khô và sạch. Trong khi thay, tránh để băng keo dính vào da làm tổn thương và kích ứng da trẻ. Khi thay tã, tay người thay phải được rửa sạch sẽ không mang tã quá chật.
Thông thường, trẻ bị hăm tã có thể được điều trị tại nhà. Người chăm sóc trẻ nên tắm cho trẻ bằng xà bông dịu nhẹ, nước ấm và dùng khăn mềm lau sạch da. Chú ý lau kỹ các vùng nếp kẽ nhưng không cọ xát hay kì mạnh làm da kích ứng nhiều hơn.
Sau khi tắm, nên cho da trẻ để hở vài giờ ngoài không khí trước khi mang tã. Không lau cho trẻ bằng chất có cồn hay propylene glycol khi đang hăm tã vì sẽ làm phỏng da và lan vi trùng sang nơi khác.
Nếu sử dụng tã vải, tránh dùng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh, thuốc tẩy và nước làm mềm vải. Lưu ý không dùng các loại máy sấy cho trẻ nhỏ cũng như dùng quần ni-lông cho trẻ nói chung tránh xa các loại phấn thoa cho trẻ bị hăm tã vì sẽ khiến các vùng nếp kẽ ẩm ướt.
Tuy nhiên, trong các trường hợp trẻ bị hăm kéo dài hơn 7 ngày, hăm trở nên nặng hơn và lan rộng, không tìm ra nguyên nhân bị hăm tã, hăm tã đi kèm tiêu chảy trong hơn 48 giờ hay kèm sốt... thì gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp như kháng nấm nếu nhiễm nấm, kháng sinh nếu bị chốc và thoa corticoid trong trường hợp hăm tã do dị ứng hoặc chàm thể tạng, chàm tiết bã.
Theo vietbao
Hóa chất gia dụng gây vô sinh? Vô sinh có thể là một tai họa đến với bất cứ cặp vợ chồng nào đang cố gắng có một đứa con. Khoảng 10% các cặp vợ chồng là nạn nhân của bệnh này và có nhiều dẫn chứng cho thấy các sản phẩm hóa chất tiêu dùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Đa số...