Những sai lầm cần tránh khi bảo dưỡng xe ô tô
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ được xem là một trong những phương pháp bảo vệ ô tô của bạn tốt nhất, tuy nhiên một số chủ xe chưa có kinh nghiệm và không nắm rõ quy tắc bảo dưỡng nên vô tình gây hại cho chính chiếc xe.
Thay dầu ở 1000 km đầu tiên
Hầu hết mọi người cho rằng phải thay dầu máy ở 1000 km đầu tiên vì sợ mạt kim loại gia công, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng, bởi phụ tùng sản xuất cho xe hiện đại ngày nay rất sạch, công nghệ chế tạo ngày càng chính xác, các loại gioăng đang dần biến mất, thay vào đó là keo hoặc không gì. Vì vậy, theo khuyến cáo của công ty sản xuất ô tô, mọi người nên thay dầu ở 6000 km, máy dầu 5000 km, đối với xe xăng.
Ngoài ra, việc thay dầu và thay nước mát không nhất thiết phải đi đôi với nhau, hãy thay khi cần thiết để tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất. Hệ thống nước làm mát không cần thay quá thường xuyên, thông thường một chiếc xe trung bình khoảng 05 năm sẽ thay nước mát một lần, tuy nhiên lời khuyên tốt nhất là nên thường xuyên kiểm tra két nước mát và đảm bảo nước luôn ở giữa mức Full và Low trong lúc động cơ đang nguội.
Đa số các chủ xe băn khoăn về việc chạy rốt đa, tức là chạy rạt trơn, xe mới của mình như thế nào, thực tế công nghệ chế tạo xe ô tô ngày nay không cần phải chạy rốt đa mà các hãng sản xuất ô tô chỉ khuyến cáo chạy ở 80 % tải, tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.
Vệ sinh khoang động cơ quá kỹ
Vệ sinh khoang động cơ là một trong những cách thiết thực nhất để tăng tuổi thọ của xe, việc vệ sinh khoang động cơ thường xuyên giúp xe hoạt động hiệu quả hơn, hiệu suất làm việc tăng cao, đồng thời giúp cho các chi tiết bên trong nắp capo được duy trì và nâng cao hiệu suất làm việc của các chi tiết này.
Video đang HOT
Các loại ô tô ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều. Thiết bị điện tử sử dụng cho việc điều khiển động cơ và các thiết bị hỗ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử. Ngay cả ở các nước phát triển như Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo là một bảng khuyến cáo khách hàng, không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy.
Bơm lốp với áp suất cao như xe máy
Một trong những sai lầm đa số tài xế mắc phải đó là bơm lốp xe quá căng hay bơm lốp xe đạt đến mức áp suất tối đa. Tuy nhiên tài xế lại không biết đây là việc làm cực kỳ tai hại, một khi lốp xe của bạn quá căng việc ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm và khi phanh gấp bánh xe sẽ không có độ bám với mặt đường khiến xe bị trượt đi gây mất an toàn cho bản thân tài xế và các hành khách đang lưu thông trên xe. Thêm nữa, việc bơm lốp xe quá căng khi đi trong thời tiết nắng nóng rất dễ khiến lốp xe của bạn bị nổ và nằm đường.
Rất nhiều người sử dụng ô tô thường hay quan niệm rằng, xe máy nặng hơn 1 tạ mà phải bơm từ 3 – 4 cân trên một cm2. Vậy ô tô nặng hàng tấn ít nhất cũng phải bơm ngang bằng xe máy, nhưng sự thật đa số các nhà sản xuất xe quy định tiêu chuẩn áp suất lốp chỉ cần 2,0 – 2,5 kg/ cm2 là đủ giúp vừa bền lốp, vừa chạy êm.
Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau khi nổ máy
Việc làm này chỉ đúng với các xe đời cũ hoặc xe có hệ thống điều hòa được chế bởi thợ không chuyên nghiệp, và nó vốn được truyền miệng từ những tài xế lái xe lâu năm có kinh nghiệm, quen chạy xe nát. Hệ thống điều hòa trên xe hơi ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động, mà chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây. Một nhầm lẫn nữa của người sử dụng là tưởng điều hòa xe như điều hòa nhà, thực tế điều hòa trên xe chỉ chạy khi máy đang nổ và công suất của điều hòa ô tô lớn hơn gấp nhiều lần điều hòa cỡ trung ở nhà.
Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng đến xe ô tô thế nào?
Mưa, rét và nồm ẩm có thể ảnh hưởng lớn đến xe ô tô của bạn. Vì vậy, đi du xuân, bạn đừng quên việc phải để ý, chăm sóc 'xế cưng' của mình đúng cách.
Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của đất nước Việt Nam, hiện tượng trời nồm dường như trở nên quá quen thuộc, đặc biệt là người dân miền Bắc.
Trời nồm ẩm thường diễn ra vào tháng 2 tới tháng 4, cuối Xuân đầu Hạ, mỗi đợt nồm kéo dài khoảng 5-7 ngày. Trời nồm diễn ra khi độ ẩm trong không khí lên cao khoảng 90% dẫn đến hiện tượng hơi nước bị ngưng tụ, đọng lại trên bề mặt mọi vật. Môi trường ẩm ướt lúc này chính là điều kiện tốt cho các vi khuẩn nấm mốc, độc hại sinh sôi nảy nở.
Trời nồm diễn ra khi độ ẩm trong không khí lên cao khoảng 90% dẫn đến hiện tượng hơi nước bị ngưng tụ, đọng lại trên bề mặt mọi vật
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trời nồm ẩm còn khiến cho các vật dụng nhanh hỏng hơn rất nhiều. Xe ô tô cũng chịu ảnh hưởng xấu do thời tiết nồm ẩm. Theo các chuyên gia về ô tô, nếu không biết cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô trong thời tiết nồm ẩm xe ô tô sẽ nhanh xuống cấp và sẽ phải tốn một khoản tiền không nhỏ để sửa chữa.
1. Kính lái xe ô tô thường xuyên bị mờ hơi nước
Khi trời nồm, bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy vỏ thân xe, kính xe ô tô, gương xe... trong tình trạng được bao phủ một lớp sương mờ. Đó là hiện tượng những giọt nước li ti ngưng đọng lại trên bề mặt khi độ ẩm không khí lên cao. Và tất nhiên, lái xe trong điều kiện kính mờ, gương nhòe quả thật không dễ dàng, thậm chí rất nguy hiểm.
Khi trời nồm, bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy vỏ thân xe, kính xe ô tô, gương xe... trong tình trạng được bao phủ một lớp sương mờ
2. Vỏ thân xe hơi nhanh bị ô xy hóa, ăn mòn
Thực tế thì với mức độ ô nhiễm môi trường như hiện nay, nước mưa không còn sạch hay tinh khiết như bạn từng nghĩ. Mặt trái của nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và ý thức bảo vệ môi trường kém khiến cho nồng độ axit và các hóa chất có tính ăn mòn cao hơn trong nước mưa. Khi trời nồm, độ ẩm không khí cao sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình ô xy hóa mạnh hơn. Chính vì thế, nếu phải thường xuyên di chuyển trong thời tiết mưa phùn ẩm ướt như thế, xe hơi sẽ nhanh bị cũ, xuống cấp.
3. Khoang nội thất xe hơi ẩm ướt
Khi trời nồm, xe ô tô còn mắc thêm 'căn bệnh' ẩm, bí. Khi mở cửa xe hoặc hạ cửa kính, không khí bên ngoài kéo vào bên trong ô tô sẽ khiến cho khoang nội thất bị ẩm ướt.
Khi trời nồm, xe ô tô còn mắc thêm 'căn bệnh' ẩm, bí
4. Xe ô tô có mùi khó chịu
Ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu cho xe ô tô.
5. Xe ô tô nhanh bị hỏng hóc
Tình trạng xe ô tô bị ẩm ướt kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác như ghế xe, cụm lái, sàn xe... và quan trọng nhất là khối động cơ, hệ thống điện. Các bộ phận này sẽ rất dễ bị ăn mòn, hay bị hỏng hóc do hơi ẩm... và vì thế, tuổi thọ của chiếc xe ô tô cũng bị giảm sút đi rất nhiều.
Do đó, để chăm sóc đúng cách cho xe ô tô khi thời tiết nồm ẩm tài xế nên bảo dưỡng xe thường xuyên, dùng thiết bị hút ẩm để giúp không gian xe luôn khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra, tùy vào sở thích cá nhân, chủ xe cũng có thể lựa chọn các đồ vật có mùi hương để đặt trong ô tô như tinh dầu, túi cà phê... hoặc quả dứa thơm.
Đâu là những bộ phận xe ôtô đắt tiền nhất? Bên cạnh chi phí mua xe, người dùng còn phải chi một khoản lớn để chăm sóc bảo dưỡng. Hộp số Hộp số là bộ phận truyền lực từ động cơ đến hệ dẫn động giúp xe di chuyển, tăng tốc, giảm tốc, thay đổi chiều chuyển động của xe về hướng tiến, lùi. Những lỗi thường hay mắc phải với hộp số...