Những rủi ro đáng sợ khi mẹ mang thai ngoài 35 tuổi
Nếu mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những rủi ro sau.
Sau 35 tuổi, khả năng thụ thai của chị em phụ nữ sẽ thấp hơn. Đặc biệt, sau 40 tuổi thì chất lượng trứng sẽ suy giảm nhiều, khả năng mang thai tự nhiên giảm mạnh, chỉ còn khoảng 45-50%. Nếu muốn có con trong độ tuổi này, bạn nên cân nhắc việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi đã ngoài 35 tuổi, khả năng thụ thai của mẹ sẽ giảm đi. (Ảnh minh họa)
Xác suất sảy thai cao hơn
Theo thống kê, xác suất sảy thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15%, phụ nữ ngoài 35 tuổi sẽ tăng lên 25% và ngoài 40 tuổi thì lên tới 35%. Nói chung, tỉ lệ sảy thai sẽ càng lớn khi mẹ cao tuổi do nội tiết tố thay đổi.
Tỉ lệ thai nhi dị tật cao hơn
Khi hai vợ chồng đã ngoài 35 tuổi thì chất lượng trứng và tinh trùng đều không còn được như trước. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phôi, do đó xác suất biến dạng ở thai nhi cao hơn như những bất thường về nhiễm sắc thể và hộ chứng Down.
Mẹ mang bầu khi đã lớn tuổi cũng sẽ khiến nguy cơ con bị tật tăng lên. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Dễ bị cao huyết áp cao
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi dễ bị tình trạng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai: trước 20 tuần (tăng huyết áp mãn tính), sau 20 tuần (tăng huyết áp thai kỳ) hoặc sau 20 tuần và đi kèm với protein trong nước tiểu (tiền sản giật).
Nguy cơ sẩy thai cao
Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 mang thai thường có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ trẻ. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo độ tuổi, trong khi phụ nữ ở độ tuổi 35 là 20%, thì phụ nữ ở độ tuổi 45 lên tới 35%. Tỷ lệ sẩy thai cao được cho là bởi tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, hiện tượng thai chết lưu còn có thể xảy ra tự nhiên ở giai đoạn muộn của thai kỳ.
Phòng ngừa các nguy cơ
Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. (Ảnh minh họa)
Nếu người mẹ khỏe mạnh thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe sinh sản định kì. Nếu mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sỹ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi bạn mang thai.
Ngoài ra, đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi răng và lợi khỏe mạnh làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Trong quá trình mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Ngoài ra, nên uống sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày để giữ cho răng và xương khỏe mạnh cũng như đảm bảo cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, hãy ăn các loại thực phẩm bổ sung axit folic như rau xanh lá (cải, súp lơ…), đậu khô, gan, và một số loại trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…)
Thêm nữa, luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và duy trì được cân nặng lí tưởng khi mang thai. Hãy đến bác sĩ tư vấn để tìm ra chương trình tập luyện phù hợp với phụ nữ mang thai.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu tắm nước nóng tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ gây sinh non, sẩy thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu tắm nước nóng có thể gặp rủi ro bất trắc và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Tắm nước nóng giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, xoa dịu các v, nhức xương thường đến trong giai đoạn mang thai. Nhưng bà bầu thích tắm nước nóng và ngâm mình trong nước nóng quá lâu liệu có thật sự an toàn?
Không thể phủ nhận nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm giác đau nhức các cơ, tăng lưu thông máu, giữ cho tinh thần thật thoải mái khi ngâm mình trong bể nước nóng. Tuy nhiên, có những trường hơp cần được cảnh báo nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước nóng. Phụ nữ mang thai tắm nước nóng ở nhiệt độ quá cao có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa bé.
Vì sao bà bầu tắm nước nóng không tốt?
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
Ngoài việc gây ảnh hưởng cho thai nhi, tắm nước nóng cũng không tốt cho sức khỏe của người mẹ, chẳng hạn như làm giảm huyết áp đột ngột. Đây là biến chứng nguy hiểm cần tránh trong thai kỳ. Huyết áp giảm sẽ kéo theo tình trạng bào thai không nhận đủ dinh dưỡng và oxy, từ đó làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa, nhiều mẹ bầu sử dụng vòi sen để xả nước nóng trực tiếp vào cơ thể cũng tăng nguy cơ gây tổn thương cho da. Nó dễ làm khô da, gây ngứa da, tạo nếp nhăn.
Đồng thời, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ còn tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh và tình trạng mất nước về sau. Nguyên do là khi bà bầu tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ làm ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến bào thai.
Hơn nữa, trong 5 -10 tuần đầu tiên, phần xương sống của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, nhiệt độ nước quá nóng dễ làm bé mắc phải dị tật cột sống hoặc sẩy thai.
Bà bầu tắm nước nóng thế nào để an toàn cho mẹ và con?
Mặc dù bà bầu được khuyên nên hạn chế hoặc tránh tắm nước nóng tuy nhiên nếu muốn tắm nước nóng để thư giãn, mẹ bầu có thể chọn cách tắm an toàn nếu đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không tắm ở nhiệt độ nước quá cao;
- Bà bầu nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bằng bồn tắm, nhiệt độ thích hợp từ 35 - 37 độ C;
- Nếu ngâm mình trong bồn tắm, bà bầu không nên sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn 39 độ C và thời gian ngâm không quá 10 phút;
- Khi cơ thể bị cảm hoặc không khỏe, mẹ tắm càng nhanh càng tốt, tốt nhất chỉ nên lau mình qua nước ấm;
- Để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu không nên tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng;
- Bà bầu tắm vào ngày nắng nóng có thể dùng nước bình thường để tắm cho thoải mái và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước dễ khiến mẹ bầu bị choáng. Đây là biện pháp giúp giảm nguy cơ gây hại sức khỏe cho cả người mẹ lẫn con.
Như vậy, các chuyên giá khuyến cáo bà bầu nên tránh hoặc hạn chế tắm nước nóng trong thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên, nếu tắm đúng cách thì đây hình thức thư giãn rất tốt cho bà bầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai.
Theo Webtretho
Con của mẹ tuổi 25 và 35 khác nhau như thế nào? Ngày nay xã hội càng phát triển nên việc lấy chồng, sinh con của chị em diễn ra rất muộn và dường như chị em không có nhu cầu lấy chồng sớm. Vì vậy việc sinh con diễn ra rất muộn điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh con của chị em. Kh ả năng sinh con So với phụ...