Những rối loạn khiến bạn khó giảm cân
Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi – ĐH Y Dược TP.HCM, rối loạn này không hẳn là nghiêm trọng nếu bạn biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp và bạn vẫn có thể giảm cân.
Rối loạn thừa
* Khi bạn stress, cơ thể sản xuất nhiều cortisol – nguyên nhân làm tăng cảm giác thèm ăn. Cortisol cao cũng khiến chất béo tích lũy ở vùng bụng, có thể gây trầm cảm và càng làm cho bạn ăn nhiều hơn.
Khắc phục: Giảm mức độ trầm cảm sẽ dẫn đến giảm thèm ăn. Việc uống trà (đặc biệt trà đen), nhai kẹo chewinggum và ngủ trưa có thể làm giảm nồng độ cortisol, giúp giảm căng thẳng. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài tác động cũng giúp giảm cortisol như nghe nhạc, hít thở thật sâu và ngửi những mùi hương làm giảm căng thẳng như hoa oải hương, hương sả, khuynh diệp…
* Các tế bào trong dạ dày, ruột và một phần vùng não tiết ra nhiều ghrelin – đây là chất giảm độ nhạy của mechanoreceptor với nhiệm vụ “cao cả” là phát tín hiệu no.
Khắc phục: Khi lượng ghrelin giảm, bạn cảm thấy thoải mái hơn, nhưng với điều kiện bạn phải cho dạ dày “no đủ” thì tự khắc sẽ ức chế được lượng ghrelin. Bạn không thể nhịn đói mà ngược lại, bạn ăn no để “đánh lừa” ghrelin. Vì vậy, cách tốt nhất là ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả có thể gây cảm giác no bụng.
Ảnh minh họa: internet
Video đang HOT
Rối loạn thiếu
* Adiponectin là một loại hormone do mô mỡ tiết ra, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể như hỗ trợ điều hòa glucose và ôxy hóa các axit béo. Ở trạng thái bình thường, mức độ adiponectin cao, cơ thể sẽ đốt cháy axit béo nạp vào qua thức ăn. Nhưng, trong trường hợp thiếu hormone này, khả năng trao đổi chất và đốt cháy chất béo sẽ kém hiệu quả, khiến bạn khó giảm cân.
Khắc phục: Quá trình sản xuất adiponectin giảm nếu bạn ăn nhiều chất béo, nghĩa là bạn ăn chất béo để đánh bại chất béo, nhưng cần nhớ hạn chế chất béo không an toàn. Khoa học đã chứng minh, các chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ôliu, các loại hạt, quả bơ và các axit béo không bão hòa có trong cá, dầu cá… giúp làm giảm béo hiệu quả. Ngoài ra hải sản, thịt gia cầm tốt hơn thịt bò, nên ăn nhiều rau, củ, quả như cà tím, cần tây, bông cải, bông atisô, khoai lang, rau diếp, nấm, cà chua…
* Sự thừa cân cũng có thể do tình trạng mất cân bằng insulin, nó khiến việc điều chỉnh lượng đường trong máu kém hiệu quả.
Khắc phục: Bổ sung vitamin D trong sáu tháng sẽ đạt được sự cân bằng insulin. Nên có chế độ ăn lý tưởng như tăng cường ăn rau, thực phẩm giàu kẽm, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Ngoài ra, bạn nên đi bộ càng nhiều càng tốt.
Theo VNE
Cholesterol có lợi và có hại cho cơ thể
Chúng ta thường nghe nói cholesterol có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi cholesterol cũng là chất cần thiết và cũng có loại cholesterol tốt cho cơ thể.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Để hiểu về cholesterol trước hết chúng ta cần tìm hiểu những sản phẩm đã tạo ra cholesterol.
Nó được tạo ra từ chất béo, nhưng là chất béo không hòa tan trong máu. Cholesterol kết hợp với protein tạo thành lipoprotein. Chất béo trộn lẫn với protein cũng dễ dàng trộn lẫn trong máu. Gan là nơi cholesterol được sản xuất ra, từ đây nó phân phối tới các tế bào trong cơ thể. Trong khi hầu hết các tế bào của cơ thể đều có thể sản xuất ra cholesterol, nhưng cholesterol được sản xuất từ gan lại là lipoprotein được sử dụng trong những khu vực quan trọng như tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.
Vì thế, chúng ta cần biết rằng, cholesterol tăng vọt không chỉ do lượng chất béo mà còn do chính cơ thể chúng ta tự tạo ra. Cholesterol tạo thành các khối gồm carbon và tất cả những dưỡng chất như carbohydrate, protein và chất béo chứa carbon.
Tuy cholesterol bị coi là chất gây tác động xấu đến sức khỏe chúng ta giống như carbohydrates, nhưng cholesterol vẫn rất cần thiết cho cơ thể với những chức năng như tạo ra hormone giới tính testosterone ở nam và estrogen ở nữ. Quá nhiều cholesterol có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhưng cơ thể cần duy trì một lượng cholesterol vừa đủ.
Cholesterol tạo ra vỏ bọc bên ngoài bảo vệ các tế bào, đồng thời tạo ra axit mật - một axit thiết yếu để tiêu hóa các chất béo trong ruột. Nó cũng giúp cơ thể trong quá trình sản xuất ra vitamin D tan trong chất béo khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cholesterol cũng là chất cần thiết và cũng có loại cholesterol tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa
Cholesterol nào có lợi, cholesterol nào có hại với cơ thể?
Tổng số cholesterol có trong máu không nên nhiều hơn 200mg/dl. Cholesterol trong máu là tổng cholesterol do cơ thể tạo ra cộng với lượng cholesterol được tạo ra từ lượng thức ăn hàng ngày. Cholesterol có thể được chia thành ba loại khác nhau: LDL, HDL và VLDL.
HDL còn được gọi là cholesterol tốt, có lipoprotein tỷ trọng cao. HDL được tạo ra từ gan, ruột và trong quá trình chuyển hóa của VLDL, LDL. Trong HDL có khoảng 50% protein, 18% cholesterin, 30% phospholipid và 2% triglycerides. HDL có chức năng thu nhập cholesterol LDL từ các mô và động mạch, vận chuyển chúng tới gan, chuyển thành axit mật từ đó cơ thể dễ dàng thải cholesterol LDL ra ngoài.
Nói đơn giản, HDL có thể được gọi là chất làm sạch của cơ thể. Cholesterol HDL phải ở mức trên 400mg/dl ở nam và trên 60mg/dl ở nữ. Nếu thấp hơn chỉ số này, thì sẽ ảnh xấu đến sức khỏe.
LDL còn gọi là cholesterol xấu, có mật độ lipoprotein thấp, chứa protein ít. Lipoprotein này nhẹ nên có xu hướng bám trên các tế bào của cơ thể, do đó dễ bị lắng đọng trong động mạch tim, có thể gây ra bệnh tim mạch. Lượng LDL nên duy trì ở mức không quá 100mgdl.
VLDL, là cholesterol có hại, có mật độ lipoprotein thấp, chứa rất ít protein. Trong VLDL có khoảng 54% triglycerides là chất làm đông máu, làm đóng vôi động mạch, làm rối loạn tuyến tụy, bị coi là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại ung thư. Người có VLDL cao thường cũng có mức cholestorol toàn phần cao, nông đồ LDL cao và HDL thấp. Nguyên nhân khiến VLDL cao là do ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, uống rượu, người bị bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, người béo phì cũng thường có VLDL cao.
Chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo, để giữ được lượng cholesterol ở mức cần thiết cho cơ thể.
Theo VNE
Đậu Hà Lan: thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho bạn Đậu Hà Lan là một thực phẩm dinh dưỡng dành cho sức khỏe được trồng từ lâu đời và là một loại rau dinh dưỡng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra coumestrol một loại dinh dưỡng thực vật trong đậu Hà Lan có tác dụng chống lại bệnh ung thư. Ăn đậu hà lan hằng ngày có thể làm giảm đáng...