Những rối loạn do sử dụng ma túy có thể điều trị được
- Chủ đề của ngày Quốc tế phòng, chống ma túy năm nay là “Thông điệp của hy vọng: những rối loạn do sử dụng ma túy có thể ngăn ngừa và điều trị được”.
Ảnh minh họa.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 698/TTg-KGVX ngày 15/5/2014 về việc tổ chức Tháng hành động phòng, chống ma túy. Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong Tháng hành động phòng, chống ma túy, Bộ Công an vừa có công văn đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tập trung tuyên truyền về phòng, chống ma túy với các nội dung:
Tuyên truyền, phản ánh về các hoạt động phòng, chống ma túy của Trung ương và địa phương trong Tháng hành động phòng, chống ma túy (tháng 6/2014); Ngày Quốc tế và Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy (26/6/2014);
Cổ vũ, tuyên truyền thực hiện tốt “Tháng hành động phòng, chống ma túy” do Chính phủ phát động tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia phòng, chống ma túy; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động; đẩy mạnh phong trào toàn dân phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm ma túy; người nghiện ma túy tự nguyện tham gia cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện. Đợt tấn công trấn áp các loại tội phạm ma túy, tập trung vào các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm, triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy;
Tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy của Đảng, Nhà nước; cách nhận biết các loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, các chất hướng thần mới, các chất gây nghiện; tác hại của ma túy và các biện pháp phòng tránh… đến các tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng đến đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, công nhân lao động trong các khu công nghiệp và các đối tượng có hành vi nguy cơ mắc nghiện ma túy cao;
Tuyên truyền, cổ vũ, động viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia công tác phòng, chống ma túy. Đặc biệt là phát hiện những cá nhân, tập thể điển hình trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy, cai nghiện, xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; những mô hình phòng, chống ma túy tiêu biểu, chú trọng ở địa bàn phức tạp về ma túy, địa bàn biên giới, cửa khẩu, vùng sâu, vùng xa nhằm biểu dương, nhân rộng;
Video đang HOT
Phản ánh những tồn tại, vướng mắc trong công tác phòng, chống ma túy; phát hiện, đề xuất những biện pháp, cách thức tổ chức phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao.
Bộ Công an giao Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy) phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc cung cấp tài liệu, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Nhật Lâm
Theo_VnMedia
Học sinh mắc bệnh tâm thần gia tăng
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, trong năm 2011 có 25.000 lượt trẻ trong độ tuổi đi học (từ 3 - 15 tuổi) đến khám và điều trị. Năm 2012 con số này là 28.000, năm 2013 hơn 32.000 và từ đầu năm nay số lượng bệnh nhân là học sinh đến khám tăng liên tục.
Minh họa: DAD
Thấy số 4 là bỏ chạy
Theo bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Phó trưởng khoa Tâm lý tâm thần trẻ em (Bệnh viện Tâm thần TP.HCM), những năm trước, thường đến thời gian thi cử thì lượng trẻ đến khám và điều trị tăng lên nhưng kể từ đầu năm 2014 đến nay, phòng khám này luôn trong tình trạng đông đúc, trung bình mỗi tuần tiếp nhận từ 600 - 700 ca. Với tốc độ tăng như vừa nêu, theo bác sĩ Minh, trong khoảng 5 năm nữa, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM sẽ quá tải bệnh nhân trẻ.
Cũng theo bác sĩ Minh, trẻ đến đây có rất nhiều biểu hiện bệnh lý tâm thần khác nhau, có em bị rối loạn chứng lo âu, có em bị trầm cảm... Đáng nói, trong đó có nhiều học sinh (HS) giỏi, học trường chuyên.
Điển hình là trường hợp của N.V.M. Là HS lớp 10 tại TP.HCM, M. đã đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố. Trong quá trình ôn tập để giành một suất vào đội tuyển HS giỏi của TP chuẩn bị kỳ thi HS giỏi cấp quốc gia thì M. rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần.
"Khi thăm khám, chúng tôi phát hiện em mắc chứng rối loạn lo âu. Em thường run tay chân, đổ mồ hôi liên tục. Những lúc thấy sách vở là em sợ hãi, hoảng loạn", bác sĩ Minh nói.
Hay như trường hợp nam sinh một trường chuyên tại TP.HCM vì không hài lòng trong quyết định chọn nguyện vọng của mình mà dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nam sinh này là một HS giỏi, từng dự định chọn nguyện vọng vào một trường chuyên khác với trường chuyên em đang theo học. Nhưng sau đó, gia đình khuyên em nên chọn nguyện vọng vào trường em đang học. Sau khi thi, em cảm thấy tiếc vì điểm số của em đủ đậu vào trường chuyên em thích. Không hài lòng với nguyện vọng trúng tuyển, em dần bực bội, thay đổi tính cách, dẫn đến rối loạn hành vi trong học tập và sinh hoạt.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề HS giỏi bị rối loạn tâm thần, bác sĩ Minh cho biết ông đã từng khám và điều trị cho một học sinh THPT luôn bị ám ảnh và sợ... số 4. "Trong rất nhiều cuộc thi, em chỉ toàn đạt hạng tư. Và cũng từ đó, em càng áp lực mình phải đạt thành tích tốt hơn, nhưng sau nhiều lần như vậy, cuối cùng em vẫn chỉ hạng tư. Từ đó em sợ số 4. Mỗi lần nhìn thấy số 4 là em bỏ chạy", bác sĩ Minh nói.
Sợ đến mức tiểu luôn trong quần
Ghi nhận của chúng tôi tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho thấy có rất nhiều HS hiện nay rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng...
H. là HS lớp 8 của một trường THCS tại TP.HCM, bị trầm cảm suốt một thời gian dài nhưng mẹ em không hề phát hiện. Mãi đến khi giáo viên nhận thấy em có nhiều biểu hiện lạ như ít nói, không giao tiếp với ai... thì mới yêu cầu phụ huynh đưa em đi khám. "Cháu gái này do bị ảnh hưởng từ nhiều chuyện buồn của gia đình, cộng với việc bị bạn bè ăn hiếp, cô lập... dần em bị trầm cảm. Ban đầu em ấy định vào phòng tư vấn tâm lý học đường của trường, nhưng sợ bạn bè thấy và trêu ghẹo là mình có vấn đề nên thôi. Với trường hợp này chúng tôi phải điều trị đến 6 tháng", bác sĩ Minh cho biết thêm.
Ở phòng khám, bác sĩ Minh cũng từng tiếp nhận một nam sinh THCS bị áp lực vì bị cô giáo la rầy quá nhiều trong học tập. Cứ mỗi lần em nhìn thấy cô giáo là sợ run lên. Có lần, em rất mắc tiểu, nhưng lại không dám xin đi vì sợ cô giáo. Cuối cùng em tiểu luôn trong quần.
Theo bác sĩ Minh, HS bị các bệnh lý liên quan đến tâm thần có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu từ áp lực học tập, gia đình. Chẳng hạn cha mẹ ép buộc con phải học thật giỏi, luôn áp đặt, la rầy con cái vô cớ. Có trường hợp HS sợ thầy cô giáo, sợ đến trường do bị giáo viên la rầy quá mức. "Điều đáng nói là có nhiều trường hợp con cái bị các chứng liên quan đến tâm thần nhưng phụ huynh không phát hiện kịp thời nên khi các em đến phòng khám thì bệnh tình đã nặng", bác sĩ Minh nói.
Cần thời gian chuyện trò, chia sẻ với con cái
Theo bác sĩ Minh, phụ huynh nên quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Hiện nay, phần đông cha mẹ thường ít khi ăn cơm chung và tâm sự với con. Tối về nhà, cha mẹ cũng không trò chuyện với con nên không nắm bắt được các thay đổi tâm lý của các em. "Phụ huynh cần có thời gian nói chuyện, chia sẻ với con cái về vấn đề học tập, những muộn phiền trong cuộc sống, để từ đó giúp con giải tỏa được áp lực tâm lý", bác sĩ Minh khuyên.
Bác sĩ Minh tư vấn khi phát hiện con có các triệu chứng sau thì nên đưa trẻ đến phòng khám chuyên về tâm thần: Thay đổi thói quen, ít biểu hiện cảm xúc, tắm thưa đi, mất ngủ, chơi game nhiều, ít nói, chân tay run... Một số triệu chứng khác cũng có thể liên quan đến bệnh tâm thần, như: đột nhiên cáu gắt, có thái độ chống đối với những người xung quanh, hay thể hiện những hành vi bạo lực.
Thiếu giáo viên tư vấn học đường
Hiện nay có gần 120 giáo viên tư vấn chuyên trách tư vấn học đường trong các đơn vị giáo dục tại TP.HCM. Theo ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên (Sở GD-ĐT TP.HCM) thì lực lượng giáo viên tư vấn chuyên trách của các trường vẫn còn rất ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Nguyên nhân là do các chế độ đãi ngộ, lương, chế độ làm việc còn hạn chế, chưa thu hút được giáo viên tư vấn chuyên trách làm việc. Theo phản ánh của nhiều giáo viên, mức lương của họ hiện tại ở các trường chỉ vào khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng. Cũng theo ông Huy, hiện nay một số đơn vị trường học chưa thực sự quan tâm và cũng chưa hiểu rõ các quy định về công tác tư vấn trường học nên việc thực hiện còn mang tính đối phó. Có trường phân công giáo viên tư vấn làm luôn công tác giám thị nên nhiều học sinh không gần gũi, không tâm sự, chia sẻ được với giáo viên tư vấn, nên kém hiệu quả.
Minh Lân
Theo TNO
Nuôi quân 8 năm, "xuất" trong 1 phút Có lẽ vì thủ dâm quá nhiều mà giờ em bị xuất tinh sớm, nó có ảnh hưởng tới sau này không? Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the! Chuyên mục hãy giúp em giải đáp một vài thắc mắc. Em năm nay 22 tuổi. Em biết thủ dâm từ năm 14 tuổi. Từ đó đến nay em vẫn thủ dâm...