Những rào cản tiếp theo trên con đường gia nhập EU của Ukraine
Theo báo Deutsche Welle (Đức), mới đây Ủy ban châu Âu đã trao tư cách “ứng cử viên” cho Ukraine gia nhập EU
Chỉ hơn ba tháng sau khi xung đột với Nga nổ ra, Ukraine đã vượt qua rào cản đầu tiên trên con đường trở thành thành viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để Ukraine là một thành viên đầy đủ trong EU.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) phát biểu trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Kiev. Ảnh: AP
Cả Ukraine, Moldova và Gruzia đều nộp đơn xin gia nhập EU chỉ vài ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2.
Ba tháng rưỡi sau, Ủy ban châu Âu đã hoàn thành đợt kiểm tra đầu tiên với hàng nghìn trang tài liệu và đề nghị Hội đồng châu Âu gồm 27 quốc gia thành viên EU trao “ tư cách ứng cử viên” cho Ukraine và Moldova.
Video đang HOT
Hội đồng châu Âu có thể nhất trí xác nhận bước đầu tiên quan trọng này tại hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào ngày 23-24/6. Sau khi các nhà lãnh đạo của ba quốc gia thành viên lớn nhất châu Âu – Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi – lên tiếng ủng hộ Ukraine, ít có khả năng Hội đồng châu Âu sẽ phản đối.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Ukraine đã chứng minh rằng họ tôn trọng các giá trị châu Âu và mong muốn sống theo các tiêu chuẩn đó. “Cuộc xung đột cho thấy người Ukraine sẵn sàng hy sinh vì viễn cảnh của châu Âu và giờ đây, Ukraine tự quyết định tương lai của mình”, bà Leyen lưu ý.
Tuy nhiên, tư cách thành viên ngay lập tức mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề nghị sẽ không xảy ra. EU quy định một quy trình phức tạp cho nước gia nhập. Các ứng cử viên phải đáp ứng một loạt tiêu chí liên quan đến hệ thống chính trị, pháp quyền và tuân thủ các quy tắc toàn diện của EU.
Cho đến nay, Phần Lan là quốc gia hoàn thành quá trình này nhanh nhất, chỉ trong ba năm. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia đàm phán từ năm 2005, nhưng vẫn không có kết quả cụ thể.
Chỉ vài tuần trước, Tổng thống Pháp Macron đã cảnh báo trước rằng các cuộc đàm phán với Ukraine có thể mất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ. Thay vào đó, ông Macron đã gợi ý giải pháp tạm thời là hợp tác chính trị giữa Ukraine và EU.
Kinh nghiệm cho thấy một số trở ngại có thể xuất hiện trong quá trình gia nhập. Trên hết, EU đang tìm cách tránh lặp lại những sai lầm trước đây: Năm 2004, khối này đã mở rộng tư cách thành viên cho quốc đảo Cyprus (Síp) ở Địa Trung Hải, mặc dù phía Bắc của nước này vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Do đó, cuộc xung đột đã trở thành một phần của EU và vẫn chưa được giải quyết cho đến ngày nay. Vì vậy, việc trở thành thành viên thực sự là một viễn cảnh xa vời, vì cả Ukraine và Moldova đều có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Nga hoặc phe đòi độc lập.
Các quy tắc hiện hành của EU quy định rằng các cuộc xung đột liên quan Ukraine (ở Donbass và Crimea) cũng như liên quan Moldova (ở Trans-Dniester) phải được giải quyết trước khi một trong hai nước có thể trở thành thành viên.
Các quan chức EU cũng nhận ra những thách thức tài chính mà mỗi ứng cử viên sẽ mang lại. Tư cách thành viên của Ukraine, vốn tương đối kém so với phần còn lại của EU, sẽ có những hậu quả sâu rộng đối với các quốc gia tiếp nhận ở Trung Âu hiện tại. Hệ thống trợ cấp nông nghiệp của khối cũng sẽ phải được cơ cấu lại toàn diện vì Ukraine sẽ gia nhập khối với tư cách là quốc gia có diện tích đất canh tác lớn nhất EU.
Công dân Nhật Bản tạm thời không được thăm các đảo mà Nga đang kiểm soát
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản vừa quyết định tạm dừng tham gia vào chương trình cho phép công dân nước này đã từng sống ở 4 hòn đảo mà Nga đang kiểm soát quay lại thăm các đảo này mà không cần thị thực.
Quần đảo Nam Kuril. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Các hòn đảo trên gồm Etorofu, Kunashiri, Shikotan và nhóm đảo nhỏ Habomai (theo cách gọi của Nhật Bản). Moskva đã kiểm soát các đảo này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và gọi là quần đảo Nam Kurils, trong khi Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Đài truyền hình NHK cho biết kể từ năm 1992 đến nay, trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, những người đã từng sống trên 4 hòn đảo trên trước khi Nga kiểm soát thường được phép về thăm mà không cần thị thực. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các chuyến thăm như vậy đã bị tạm dừng trong hai năm qua. Gần đây, khi số ca mắc COVID-19 giảm, Tokyo đã từng cân nhắc nối lại các hoạt động thăm viếng này. Tuy nhiên, ngày 26/4, Chính phủ Nhật Bản thông báo quyết định tạm dừng tham gia vào chương trình này vô thời hạn.
Tháng trước, Nga thông báo tạm dừng các cuộc đàm phán với Nhật Bản về hiệp định hòa bình nhằm chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây được cho là hành động đáp trả việc Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Bình luận về quyết định của Nga khi đó, Chính phủ Nhật Bản khẳng định rất lấy làm tiếc, đồng thời nhấn mạnh rằng triển vọng cho chương trình thăm các đảo trên có thể thay đổi do xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, trong Sách Xanh ngoại giao công bố hôm 22/4, Nhật Bản khẳng định 4 hòn đảo mà Nga đang kiểm soát nằm ở phía Bắc nước này là "đang bị chiếm đóng bất hợp pháp".
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003, Nhật Bản có lập trường cứng rắn như vậy trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập kỷ với Nga. Điều này cho thấy dường như Tokyo đã từ bỏ cách tiếp cận mang tính hòa giải với Moskva.
Bắc Kinh chối bỏ vụ Philippines tố tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng hai tàu Philippines đã "xâm phạm vùng biển" gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong ngày 16/11. Ông nói rằng tàu Philippines đã đi vào vùng biển này khi "chưa được sự đồng ý" của Trung Quốc. Tàu...