Những rào cản khiến tín đồ ảo khó cày game
Cùng tìm hiểu những khó khăn muôn thưở của dân cày Việt Nam trên con đường chinh phục các đỉnh cao trong game online.
Trong cuộc sống, nhiều lúc bạn thầm hứa với bản thân sẽ quyết tâm tập trung vào việc cày kéo nhân vật ảo của mình. Nhưng thực tế, nào phải ai cũng có thể làm được điều đó. Sau đây là các cản trở thường thấy khiến ta không thể dồn sức vào hoàn thành tâm nguyện của mình.
1. Gia đình
Không có gì phải thắc mắc nhiều khi sự quản lý từ phía gia đình chính là tác nhân hạn chế khả năng tiềm tàng của dân cày Việt để họ có thể tập trung vào chơi game. Những lời than phiền, mắng mỏ từ phía cha mẹ sẽ khiến cho bất cứ người nào cũng phải hạn chế số thời gian mà mình bỏ ra đầu tư vào cày kéo nhân vật ảo.
Phụ huynh chính là ngăn trở lớn nhất khiến ta khó có thể tập trung vào công cuộc cày kéo.
Bạn thử tưởng tượng về tình cảnh cứ mỗi khi ngồi vào máy, đang định tập trung vào làm nhiệm vụ, tham gia hoạt động thì lại nhận được một câu phàn nàn hay cái lườm từ phía phụ huynh. Ngay lập tức, ta sẽ cảm thấy chán nản, lo lắng và nhiều khi không dám tiếp tục chơi game nữa.
Thậm chí, có nhiều trường hợp game thủ đang săn boss hay sắp hoàn thành nhiệm vụ thì nhận được “mệnh lệnh” phải tắt máy ngay từ phía phụ huynh, và nếu không chịu nghe lời thì phụ huynh sẽ trực tiếp tắt hộ bằng cách “rút dây điện”.
Cha mẹ mà đã nổi giận thì chúng ta chỉ có nước “đầu hàng vô điều kiện”.
Chẳng bậc cha mẹ nào thích con mình chơi game vì họ quan niệm: “Chơi game là xấu”. Vì vậy, nếu không có được các biện pháp qua mặt phụ huynh, bạn sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, trở ngại trong việc “hành tẩu” của mình.
2. Khi bài vở lên tiếng
Việc học hành ở trường cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến dân cày không thể dồn lực vào công việc của mình. Ngoài thời gian phải đến trường lên lớp, có lẽ, khi về nhà, chúng ta cũng không thể toàn tâm toàn ý vào công cuộc “luyện” level cho account yêu quý. Học ở trường chưa xong, tối về, bạn còn phải làm bài tập, ôn bài để sáng hôm sau còn lên lớp.
Dù sao thì việc vẫn phải ưu tiên cho việc học, nhưng có dân cày nào thực tâm muốn vậy?
Hơn thế nữa, vào mùa thi, chúng ta còn phải dồn sức cho việc học khiến khoảng thời gian cày kéo bị giảm thiểu đi rất nhiều. Đối với các con nghiện game online đích thực, điều này thực sự là một gánh nặng đối với họ khi “Lý trí thì bảo là phải học, con tim lại bảo để mai tính, cứ cày game đi đã”. Do đó, gánh nặng bài vở luôn là áp lực lớn khiến cho nhiều người từng phải bỏ cả niềm đam mê của mình để chuyên chú vào học hành.
Để cân bằng giữa học và chơi là điều rất khó và chúng ta thường bị rơi vào tình thế “bên nặng, bên nhẹ” và từ cả áp lực của gia đình, việc học thường được đặt lên trên. Tuy rằng trong thâm tâm, chẳng dân cày nào muốn như vậy cả.
Video đang HOT
3. Bạn gái
Không phải ai cũng vậy nhưng người yêu là một trong những đối tượng chính khiến bạn phải bỏ lỡ cơ hội được chu du trong thế giới ảo. Đối với những kẻ đã là con nghiện game rồi mà lại còn “lụy tình” thì đây đúng là một khó khăn rất lớn. Khoảng thời gian bạn phải bỏ ra để cùng nàng đi chơi, ăn uống… khiến cho họ chỉ có duy nhất mỗi một cách là cày đêm để bù vào.
Mấy người có thể bỏ được bạn gái để tập trung vào cày game?
Thậm chí, nhiều khi chỉ riêng việc… nấu cháo điện thoại hay chat cùng nàng bằng tin nhắn hay qua Yahoo cũng khiến bạn phải hi sinh cả buổi tối cày game của mình. Hơn thế nữa, con gái vốn chẳng thích con trai quá ham mê chơi điện tử mà quên mất bạn gái của mình.
Có lẽ, chúng ta đã không còn lạ với câu nói đùa của một dân cày: “Em bảo anh bỏ game, anh bỏ em”. Khác với việc học được đặt lên trên, nhiều dân cày lại chấp nhận bỏ cả người yêu để có thể chuyên chú vào game online.
4. Bạn bè cùng lớp
Thật khó có thể chối những lời mời mọc, rủ rê đi chơi của chúng bạn cùng lớp. Những hoạt động offline bình thường hãy những hoạt động khác (ngoài việc học) ở trường cũng sẽ khiến cho bạn phải phân tâm khá nhiều.
Không nên bật Yahoo khi đang định chuyên tâm vào cày game.
Hãy thử hình dung khi đang tham dự các hoạt động của game hay làm nhiệm vụ, đột nhiên ta bị buzz trên Yahoo bởi một người bạn kêu rằng đang thiếu team đánh DotA. Vào lúc đấy, có lẽ, 9/10 người lâm vào tình cảnh này sẽ nghĩ “để sau cày cũng được” và quyết định đăng nhập vào Garena để chơi cùng đồng đội. Cứ thế, các cuộc chơi cùng bạn bè cứ đua nhau lấy mất thời gian “vàng ngọc” mà bạn dự định sẽ dồn cho việc cày kéo, luyện level.
5. Các hình thức giải trí khác trên mạng
Đừng coi thường những hình thức giải trí thông thường trên mạng như xem phim, nghe nhạc, truyện tranh… vì nếu không có được một ý trí thật kiên định, quyết tâm dồn sức vào việc cày game, bạn sẽ rất dễ bị cuốn vào các thú vui này mà quên đi nhiệm vụ chính của mình.
Cần phải bỏ hết các thú vui thông thường trên mạng thì mới có thể tập trung vào “luyện” được.
Đơn cử như việc xem phim, với mỗi bộ phim điện ảnh, bạn sẽ phải mất tới khoảng từ 1.5 – 2h đồng hồ để theo dõi hết và con số này còn lớn hơn gấp nhiều lần nếu đó là phim truyền hình. Các hình thức giải trí khác cũng ngốn thời gian không kém và nó sẽ khiến cho tốc độ cày kéo lên hàng khủng của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng và xác định rõ mục tiêu của mình để có thể tập trung, chuyên tâm một cách tốt nhất cho nhân vật của ta.
Theo GenK
Top MMO gamer Việt nghe thấy là sướng nhưng... chưa chơi
Vốn là một quốc gia chuyên nhập game, thế nhưng càng ngày chất lượng trò chơi được các NPH mang về nước càng trở nên khó đáp ứng được nhu cầu của game thủ Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ tín đồ ảo vẫn hàng ngày chăm chỉ theo dõi, chờ đón từng tin tức về các MMO đình đám trên thế giới.
Thế nhưng do điều kiện không cho phép hoặc nhiều lý do lặt vặt khác mà vẫn còn rất hiếm người chơi tại dải đất hình chữ S chạm tới chúng (ngay cả khi đã ra mắt). Hãy cùng điểm lại một số ứng viên điển hình như vậy.
World of WarCraft
Không thể phủ nhận một điều là các tin tức về WoW luôn thu hút độc giả Việt (nếu không muốn nói là hút view vào bậc nhất), thế nhưng một điều chắc chắn là không ít người chỉ đọc để biết chứ chưa hề động vào game hoặc mới chơi thử ít lần. Cộng đồng WoW-er tại Việt Nam là một trong những cộng đồng chơi game ngoại đông đảo nhất nhưng trên thực tế vẫn còn quá ít ỏi nếu so với toàn thị trường.
Điều này một phần là do mức độ nổi tiếng quá lớn của WoW khiến ai nghe thấy cũng muốn xem, thế nhưng là game thu phí giờ chơi, dung lượng quá lớn cộng với sự khác biệt về thị hiếu nên hiếm ai có điều kiện trải nghiệm.
Võ Lâm Truyền Kỳ 3
Chẳng phải nói thêm nhiều về mức độ cuốn hút của VLTK 3 với tín đồ ảo Việt Nam. Gần như có thông tin gì về MMO này là cư dân mạng ngấu nghiến đọc và ước mong mình có ngày được trải nghiệm nó, thế nhưng sự thật là rất, rất ít người đã từng chơi thử.
Khác với Cửu Âm Chân Kinh, VLTK 3 đã ra mắt tại Trung Quốc, thế nhưng việc thu phí giờ chơi và khác biệt về ngôn ngữ (tiếng Trung) nên chỉ có vài chục đến vài trăm gamer hard-core là chấp nhận mày mò hàng chục giờ liền để hiểu cách chơi như thế nào, tính năng ra sao. Hi vọng năm sau VNG sẽ cho ra mắt MMO này sớm để đáp ứng được nhu cầu trên.
Final Fantasy XIV
Là người kế nhiệm mới nhất của series Final Fantasy, một trong những series game được gamer Việt yêu thích nhất, thế nên cũng dễ hiểu vì sao FF XIV kể từ khi mới tiết lộ đến khi ra đời, mọi thông tin xoay quanh nó đều lôi kéo lượng người đọc cực lớn. Cá biệt ở thời điểm mới mở cửa thì con số ấy là khổng lồ.
Nhưng trái ngược với nhu cầu "đọc", nhu cầu "chơi" của gamer Việt với FF XIV lại không hề nhiều. Rất ít tín đồ ảo từng gia nhập trò chơi dẫu nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm miễn phí, điều này cũng do yêu cầu cấu hình máy quá cao và không có mấy phong trào lôi kéo họ hòa mình vào cộng đồng này.
Battery
Được coi là đối thủ nặng ký của A.V.A và cuốn hút được gamer Việt ngay sau cái nhìn đầu tiên nhờ đồ họa đẹp không thua kém gì COD: Modern Warfare, Battery một thời gian dài luôn được cư dân mạng trong nước ưu ái theo dõi tình hình. Lúc bấy giờ ai ai cũng muốn biết khi nào nó ra đời để còn chơi thử.
Thế nhưng dẫu hiện tại Battery đã OB được một thời gian, quá trình đăng ký không quá khó như các MMO Hàn khác mà vẫn vắng bóng gamer Việt. Câu trả lời cho vấn đề này chủ yếu là vì khác biệt ngôn ngữ (tiếng Hàn chứ không phải tiếng Anh như A.V.A), hơn nữa ping cũng quá cao, cấu hình nặng...
TERA
Cũng giống như Battery, TERA là một trong những MMO gây chú ý mạnh nhờ chất lượng hình ảnh lẫn gameplay vào dạng miễn chê. Mức độ đồ sộ của trò chơi này cộng với những clip trailer quá hoàng tráng khiến tín đồ ảo nước nhà nhanh chóng bị hút hồn. Vậy vì sao nó kén khách tới từ dải đất hình chữ S?
Câu trả lời là vì yêu cầu RAM 2GB, VGA 8800GT "đập vào mắt" người chơi Việt khiến họ choáng váng, khoản dung lượng lên tới... hơn 20 GB, hơn nữa phiên bản tiếng Hàn khó đăng ký còn phiên bản tiếng Anh chưa ra đời.
Heroes of Newerth
Mang danh "bản sao của DotA", dễ hiểu vì sao HoN gây sốt khi có tin nó được mang về Việt Nam, và sự thật là Garena đã phân phối MMO này miễn phí hoàn toàn. Dẫu vậy, sự thật là hiện tại cộng đồng HoN nước nhà đang ảm đạm trầm trọng do những nguyên nhân cốt lõi như chất lượng đường truyền, nạn quitter...
Một MMO tương tự khác là League of Legends cũng được chú ý nhiều, nhưng nó dường như quá xa vời với gamer Việt vì cộng đồng nhỏ bé.
Dynasty Warriors Online
Sự nổi tiếng quá lớn của các phiên bản offline khiến DWO khi vừa được công bố đã thu hút game thủ tại dải đất hình chữ S, mọi chuyện trở nên thực sự sốt dẻo khi phiên bản tiếng Anh ra mắt hồi tháng 10 vừa qua, miễn phí giờ chơi và đăng ký cũng dễ như ăn cháo. Khó có thể đếm xuể lượng người trông đợi ngày nó mở cửa.
Nhưng sau khoảng 2 tháng, đến bây giờ cộng đồng người Việt trong DWO còn lại rất ít ỏi, nếu không muốn nói là hiếm có thành viên mới gia nhập. Điều này chỉ có thể lý giải là do nhiều người bị cuốn hút bởi cốt truyện tam quốc cộng với lối chơi chặt chém đã tay, nhưng gameplay ấy thực sự không hợp với tín đồ ảo nước nhà.
Lưu Tinh Hồ Điệp Kiếm
Mới nổi lên thành thế lực mới của làng GO Trung Quốc, sự nổi tiếng của LTHĐK nhanh chóng lan sang Việt Nam. Tin tức về nó được đọc nhiều nhưng nếu nói trắng ra thì chưa có gamer Việt Nam có cơ hội thử nghiệm (dẫu game đã mở cửa một lần hồi tháng 08).
Cũng khó trách được vì lần đó game chỉ CB trong vỏn vẹn có 4 ngày và cũng chỉ từ 7h tối tới 10h tối. Tuy nhiên giai đoạn CB lần 2 sẽ diễn ra vào ngày 14/01/2011, hy vọng lần đó người chơi nước nhà sẽ gia nhập nhiều hơn (dĩ nhiên với điều kiện họ thỏa mãn được yêu cầu cấu hình không hề nhẹ nhàng của game).
Theo Gamek
Thức trắng 4 đêm liền hòng phá max level Kiếm Tiên! Nếu như gamer Trung Quốc phải mất hơn 3 tháng để max level 75 trong Kiếm Tiên, thì trâu cày Việt Nam chỉ tốn có... 2 tuần. Game thủ Việt từ lâu vốn đã nổi tiếng với khả năng "cày" game siêu việt. Không ít trường hợp mọi người đã phải "ngã ngửa" vì tốc độ cày game quá kinh khủng của họ....