Những rãnh nứt khổng lồ đang xuất hiện ở Tây Tạng – chuyện gì đã xảy ra vậy?
Dưới lòng đất cao nguyên Tây Tạng đang xuất hiện những vết nứt khổng lồ. Chúng có ý nghĩa gì?
Theo kết quả thăm dò máy tính mới đây, lớp phủ địa chất (hay lớp manti – mantle) Trái đất nằm bên dưới cao nguyên Tây Tạng đã xuất hiện những vết nứt vỡ, tách khu vực này thành 4 mảnh khổng lồ. Và thực sự, điều này đang khiến các nhà khoa học cảm thấy hết sức lo lắng, vì chưa ai xác định được chuyện gì đang xảy ra.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, để biết được chính xác tình hình sâu dưới lòng đất không phải là điều đơn giản. Bằng công cụ hỗ trợ, chúng ta xác định các xung động để dự đoán được thời điểm động đất xảy ra, cũng như vỏ Trái đất đang có xu hướng di chuyển thế nào.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cấu trúc của lớp vỏ manti Ấn Độ nằm bên dưới cao nguyên Tây Tạng là như thế nào thì vẫn đang còn là bí ẩn.
Để có câu trả lời, các chuyên gia từ ĐH Illinois đã sử dụng rất nhiều phương pháp đo lường địa chất tại khu vực này, để rồi phát hiện ra những vết nứt vỡ khổng lồ dưới lớp vỏ manti. Các vết nứt chia lớp vỏ thành 4 mảnh theo các góc và khoảng cách khác nhau.
Vết nứt chia thành 4 khu vực
“Các vết nứt này dường như là lý do vì sao những trận động đất sâu dưới vỏ manti lại chỉ xảy ra ở một số khu vực thuộc Nam và Trung Tây Tạng, trong khi các khu khác thì không có gì” – trích lời Xiaodong Song, một trong các chuyên gia thực hiện nghiên cứu.
Chuyên gia Song cho biết, mảng kiến tạo Ấn Độ đã chạm đến châu Á vào khoảng 50 triệu năm trước, kéo theo chuỗi phản ứng địa chất trong thời gian dài. Vấn đề là ở chỗ hiện tại không ai biết mảng kiến tạo này đang có cấu tạo như thế nào thôi.
Những vết nứt dưới lòng sâu có ý nghĩa gì?
Khi các khe nứt xuất hiện, nó gây ảnh hưởng đến nhiệt lượng từ lõi Trái đất chạm đến lớp manti và vỏ như thế nào. Chưa hết, tính linh hoạt của lớp vỏ này cũng bị tác động, và kéo theo xu hướng xuất hiện các trận động đất quy mô lớn.
Nếu như định hình được vết nứt, chúng ta có thể đưa nó vào một mô hình tính toán nhằm dự đoán được động đất một cách chính xác trong tương lai. Nếu có thể làm vậy, hàng ngàn sinh mạng sẽ được cứu sống.
Cao nguyên Tây Tạng
“Trước kia, chúng ta biết rằng một số khu vực phía Nam Cao nguyên Tây Tạng phải chịu nhiều động đất hơn mà không hiểu vì sao. Còn nay, mọi chuyện đã hợp lý hơn” – Jiangtao Li, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
“Có mối liên hệ rất rõ ràng giữa vị trí động đất và hướng phân mảnh của mảng kiến tạo.”
Tuy nhiên, để dự đoán được động đất thì vẫn là một thách thức không nhỏ. Trước kia, để dự đoán với mức độ chính xác ở tương lai xa thì vẫn là điều không tưởng, vì có quá nhiều biến số phức tạp. Nhưng nay, với các chỉ số mới về mảng manti Ấn Độ, các dữ liệu trong tương lai sẽ có độ chính xác cao hơn rât snhieuef.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Anh: "Phát hiện kim cương trị giá 150.000 tỷ tỷ bảng trong lòng đất"
Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra khối kim cương mà giá trị của nó có thể sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới.
Các nhà khoa học cho rằng có một triệu tấn kim cương được chôn vùi ở "vùng rễ cratonic" - phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa. Chỉ có một phần rất nhỏ được tìm thấy, và đó là kho báu được chôn dưới lòng đất 100 dặm, sâu hơn bất kỳ độ sâu nào mà mũi khoan đã từng thâm nhập, theo các nhà nghiên cứu MIT.
Các nhà khoa học ước tính "vùng rễ" có thể có 1-2% là kim cương, điều đó có nghĩa là khoảng một nghìn tỷ tấn kim cương được chôn dưới đó.
Giả thiết 1 tấn kim cương là 50 triệu cara, đáng giá ít nhất 3000 bảng Anh mỗi cara, thì tính ra sẽ có 150 x 1024 bảng Anh dưới đó.
Vùng rễ cratonic trong lòng đất, nơi tập trung rất rất nhiều kim cương.
"Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, nhưng trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến", Ulrich Faul, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh của MIT, nói. "Ta không thể lấy chúng, nhưng vẫn có rất nhiều kim cương hơn chúng ta đã từng nghĩ trước đây".
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng kim cương xuống dưới sâu lòng đất do một bất thường trong dữ liệu địa chấn, nơi sóng âm thanh dường như tăng tốc.
Faul và các cộng sự của ông đã tính toán rằng sự bất thường có thể gây ra bởi 1% -2% kim cương trong "vùng rễ cratonic":
"Kim cương rất đặc biệt. Một trong những đặc tính đặc biệt của nó là vận tốc âm thanh trong kim cương nhanh hơn gấp hai lần so với khoáng vật trội trong các lớp phủ trên, olivin".
Huyền Anh
Theo Dân trí
Anh em "siêu trộm" đột nhập 60 ngôi nhà trong vòng 7 tháng Thực hiện 61 vụ và có tới 60 vụ trót lọt, hai anh em đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng cho cư dân khắp nước Anh. Nếu không bị bắt, hai anh em có thể đã mở rộng phạm vi trộm cắp ra toàn nước Anh Patrick 23 tuổi và Miles Connors 18 tuổi đã thực hiện tổng cộng 61 vụ...