Những rắc rối thường gặp khi lái xe ô tô trong thời tiết mưa rét
Lái xe ô tô trong điều kiện thời tiết mưa và lạnh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Đồng thời khi trời mưa rét, ô tô cũng gặp khá nhiều vấn đề rắc rối mà chủ xe cần nắm rõ.
Xe ô tô khó khởi động khi trời mưa lạnh
Khi nhiệt độ xuống thấp, van xe ô tô hoặc rơ le bị nguội dẫn đến tình trạng khó khởi động xe. Theo kinh nghiệm lái xe của các bác tài lâu năm, chủ xe không nên để xe ở môi trường lạnh quá lâu, cũng như thỉnh thoảng cho xe khởi động kể cả khi không có nhu cầu sử dụng. Thói quen này sẽ giúp cho ‘trái tim’ của xế cưng hoạt động tốt hơn thay vì ‘bỏ không’ 1 thời gian dài. Ngoài ra, chủ xe cũng nên cẩn thận sắm 1 bộ kích nổ xe phòng trường hợp ô tô khó khởi động khi trời mưa lạnh.
Video đang HOT
Tình trạng xe chết máy giữa đường vì hết ắc quy không phải hiếm gặp trong quá trình sử dụng xe ô tô. Tuy nhiên, tình trạng này đặc biệt xảy ra nhiều hơn vào mùa đông, mùa hè và mùa mưa bão.
Tình trạng xe chết máy giữa đường vì hết ắc quy không phải hiếm gặp trong quá trình sử dụng xe ô tô
Ở những thời điểm này, ắc quy xe ô tô tiêu hao năng lượng nhiều hơn vì hệ thống điều hòa, sưởi, đèn xe hay các tính năng khác được sử dụng thường xuyên hơn. Chính vì thế, trước khi khởi hành, hãy kiểm tra lại bình ắc quy để chủ động nạp năng lượng cho xe.
Kính lái xe bị mờ
Trong điều kiện trời mưa hay mùa đông lạnh ẩm, kính lái xe ô tô thường hay bị mờ và hạn chế tầm nhìn của tài xế. Những hạt nước ngưng tụ lại trên bề mặt kính chắn gió và cả gương chiếu hậu 2 bên khiến cho người lái rất khó để quan sát tình hình. Đây là rắc rối mà không ít tài xế phàn nàn khi phải điều khiển phương tiện trong mùa đông giá rét, trong thời tiết mưa hay dày đặc sương mù.
Để khắc phục tình trạng kính lái bị mờ, tài xế nên khởi động chế độ sưởi kính (nếu có), cần gạt nước và bật hệ thống điều hòa.
Lưu ý, cần gạt nước được xem là bộ phận ‘nhỏ nhưng có võ’ trên xe ô tô, đặc biệt khi xe lưu thông trong thời tiết xấu như mưa hay nồm ẩm, sương mù. Chính vì vậy, chủ xe cần chú ý và kiểm tra thường xuyên cần gạt nước để kịp thời khắc phục những vấn đề hỏng hóc như cần gạt bị mòn, hoạt động kém hoặc không hoạt động nhằm đảm bảo được tầm quan sát tốt nhất. Thông thường, chủ xe nên thay mới cần gạt nước xe ô tô định kỳ 6 tháng/lần.
Kinh nghiệm xử lý khi gặp xe phía trước phanh gấp trên đường cao tốc
Dù trong đô thị hay cao tốc thì việc xe trước đột ngột phanh gấp hâu hết cũng có thể gây nên những vụ va chạm, thậm chí dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Việc lái xe trên đường cao tốc mới thể hiện được khả năng vận hành thực sự của chiếc xe. Tài xế sẽ ít bị ngăn cản bởi đèn giao thông hoặc tắc đường. Cũng chính bởi vậy đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều khả năng xảy ra va chạm do không làm chủ tốc độ.
Một trong số đó là những vụ va chạm từ phía sau, hậu quả để lại thật khó lường. Tài xế cần chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết để xử lý, ngăn chặn và hạn chế tối đa thiệt hại của những lần va chạm này.
Trong trường hợp tốc độ xe không nhanh lắm, tài xế có thể kịp thời kiểm soát tốc độ và quan sát thấy không có xe phía sau gương chiếu hậu, thì hãy bật xi nhan và sau đó chuyển làn càng sớm càng tốt nếu thấy an toàn.
Việc lái xe trên đường cao tốc mới thể hiện được khả năng vận hành thực sự của chiếc xe
Như vậy, tài xế có thể ngăn chặn xe mình va chạm với xe phía trước. Sau khi xe đã dừng lại an toàn, hãy cắm biển cảnh báo ở phía sau đuôi xe ở một khoảng cách nhất định để nhắc nhở các phương tiện phía sau.
Trường hợp tốc độ xe đang cao, hãy đạp nhẹ phanh để giảm dần tốc độ, chú ý duy trì khoảng cách an toàn nhất định. Nếu xe đang chạy tốc độ 100km/h thì khoảng cách là 70m. Nếu tốc độ khoảng 80km/h thì khoảng cách tối thiểu là 50m.
Nếu tốc độ trên 80 km/h, tài xế phía sau có thể không kịp phản ứng nếu thấy xe phía trước phanh gấp. Do đó, tài xế nên nhấp nhả phanh để cảnh báo, cách này an toàn hơn so với đạp phanh đột ngột và cũng sẽ an toàn hơn. Khoảng cách giữa hai xe cũng được đảm bảo hơn.
Theo kinh nghiệm lái xe của các tài xế lâu năm, khi gặp trường hợp phanh gấp ở tốc độ cao, không nên đánh lái gấp, vì như vậy sẽ khiến xe mất kiểm soát, có thể khiến xe bị lật và văng ra khỏi đường cao tốc. Lái xe trên đường cao tốc là bài kiểm tra kĩ năng và phẩm chất tâm lý của tài xế, vì vậy phải chú ý tuân thủ luật lệ giao thông và tập trung vào việc lái xe.
Máy phát điện ô tô bị hỏng có dấu hiệu gì? Máy phát điện là bộ phận quan trọng giúp cho sự vận hành của động cơ ô tô. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo máy phát điện đến thời kỳ hư hỏng. Máy phát điện trên ô tô có tác dụng gì? Mát phát điện ô tô có nhiệm vụ tạo ra dòng điện, cung cấp điện cho ắc quy...