Những quyết định gây tranh cãi trong lịch sử duyệt phim
Mặc dù đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển phức tạp và không ngừng của điện ảnh, hệ thống kiểm duyệt ở Hollywood vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và đôi khi đưa ra những quyết định gây nhiều tranh cãi.
Trong thời đại hoàng kim của Hollywood (giai đoạn từ năm 1920 đến đầu thập niên 1960), các hãng phim nắm quyền lực gần như tuyệt đối trong việc sản xuất và phát hành phim. Phương thức sản xuất và phân phối này được gọi là hệ thống xưởng phim (Studio System). Thời kỳ này còn được biết đến với tên gọi là kỷ nguyên xưởng phim (Studio Era).
5 mác xếp loại phổ biến trong hệ thống kiểm duyệt phim ở Hollywood.
Các hãng phim chủ yếu quay và dựng bối cảnh trong studio của mình, sử dụng nhân viên, diễn viên theo dạng ký kết hợp đồng dài hạn, độc quyền và quan trọng nhất là quyền sở hữu, kiểm soát rạp chiếu phim, hệ thống chiếu bóng để đảm bảo doanh thu. Khi Will Hays, cố chủ tịch Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPAA), xây dựng luật Hays về vấn đề theo dõi, kiểm duyệt nội dung của tất cả phim được trình chiếu, các ông chủ của các hãng phim đều nhiệt liệt ủng hộ bộ luật vì họ sở hữu gần như toàn bộ rạp chiếu bóng. Những bộ phim không vượt qua được sự kiểm tra khắt khe sẽ hoàn toàn biến mất, không bao giờ đến được với khán giả.
Quyền bá chủ của các hãng phim kết thúc vào năm 1950, khi bộ Tư pháp Mỹ đệ trình một vụ kiện chống độc quyền chống lại các hãng phim và giành chiến thắng. Các hãng phim phải bán lại các rạp phim cho những nhà kinh doanh độc lập, nhỏ lẻ và từ đó sự thi hành luật Hays cũng trở nên lỏng lẻo.
Hơn một thập kỷ sau, Jack Valenti – người trở thành chủ tịch MPAA vào tháng 5/1966 – từ chỗ cảm thấy luật Hays đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với môi trường văn hoá hiện tại và xu thế nghệ thuật của điện ảnh, đã đi đến quyết định thay thế luật Hays bằng hệ thống đánh giá, kiểm duyệt phim vẫn được sử dụng cho đến nay. Tuy là người đề xướng hệ thống xếp loại phim mới nhưng Jack Valenti không nắm quyền hành thực sự trong việc kiểm duyệt.
Trong suốt 20 năm ngồi ghế trưởng ban kiểm duyệt của MPAA, Richard Heffner được mệnh danh là một trong những người đàn ông quyền lực nhất ở Hollywood. Ủy ban 11 người, bao gồm cả Heffner, kiểm tra và xem xét khoảng vài trăm phim mỗi năm. Những người này đều là các bậc phụ huynh, chủ yếu sống tại California, trong độ tuổi từ 30 đến 60, được đích thân Heffner lựa chọn.
Phim “ Natural Born Killers” của đạo diễn Oliver Stone năm 1984 từng phải cắt bỏ hơn 150 cảnh để được dán mác R.
Để đảm bảo sự khách quan, chỉ có hai người được tham gia hai nhiệm kỳ và danh tính của họ không được tiết lộ. Những người tham gia đánh giá, xếp loại phim về cơ bản chỉ được hỏi một câu duy nhất: “Liệu một bậc phụ huynh bình thường ở Mỹ có coi phim này là phù hợp với trẻ em dưới 17 tuổi không?”.
Một bộ phim sẽ được xếp loại G nếu phụ huynh đánh giá nó có nội dung phù hợp với mọi lứa tuổi PG yêu cầu các bậc cha mẹ phải tự quyết định xem có cho con em mình xem không PG-13 là những phim có nội dung có thể không phù hợp với trẻ em dưới tuổi vị thành niên R là những phim không dành cho người dưới 17 tuổi nếu không đi kèm với phụ huynh và NC-17 là những phim hoàn toàn cấm người dưới 17 tuổi.
Đạo diễn Oliver Stone đã phải cắt hoặc loại bỏ hơn 150 cảnh trong bộ phim Natural Born Killers (1994) để bộ phim được dán mác R. Nhiều đạo diễn lừng danh Hollywood khác cũng đều phải thay đổi, chỉnh sửa những đứa con tinh thần của mình cho phù hợp với những quy định, tiêu chuẩn khắt khe của Heffner.
Những bộ phim gây nhiều tranh cãi trong lịch sử kiểm duyệt của Hollywood
Bully (2012)
Bully là quyết định xếp hạng kiểm duyệt gây tranh cãi gần đây nhất của MPAA. Đây là bộ phim tài liệu về nạn bạo lực học đường được các nhà phê bình đánh giá rất cao. Tuy nhiên, phim bị xếp loại R do ngôn ngữ bạo lực và không thể tiếp cận được với trẻ em – đối tượng được đề cập trong phim. Công ty Weinstein – đơn vị phát hành phim, đạo diễn Lee Hirsch, và diễn viên chính Alex Libby đều đã đệ đơn khiếu nại lên MPAA, yêu cầu thay đổi xếp loại từ R thành PG-13.
Video đang HOT
“Bully” là phim gần đây nhất gây tranh cãi trong chuyện kiểm duyệt.
Họ cho rằng trẻ em được quyền xem bộ phim này, vì mục đích của phim là làm cho các em thấy hậu quả khôn lường của việc bắt nạt bạn bè và từ đó có tác động tích cực đến việc ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Mặc dù vậy, khiếu nại của các nhà làm phim đã bị MPAA bác bỏ bằng một phiếu bầu duy nhất. Hãng Weinstein vô cùng giận dữ với quyết định này và đe dọa sẽ rút khỏi MPAA.
Blue Valentine (2010)
Là một trong những bộ phim độc lập xuất sắc của năm 2010 với vô số giải thưởng tại các liên hoan phim, Blue Valentine bị xếp loại NC-17 vì những cảnh sex của cặp nhân vật chính. Khi tin tức về việc xếp loại bị rò rỉ trên mạng, hãng phim (lại là Weinstein), nhà sản xuất, đạo diễn và dàn diễn viên đều tỏ ra rất tức giận.
Michelle Williams và Ryan Gosling trong phim “Blue Valentine”.
Nam diễn viên chính Ryan Gosling thậm chí còn cáo buộc MPAA thành kiến, phân biệt giới tính, bởi “những bộ phim đầy rẫy cảnh tra tấn phụ nữ thì được dán nhãn R, trong khi bộ phim với cảnh yêu đương vợ chồng lại bị cho là không phù hợp”. Cuối cùng, sau một cuộc bỏ phiếu, MPAA đã nhất trí thay đổi xếp loại R cho Blue Valentine.
The King’s Speech (2010)
Việc xếp loại tác phẩm giành giải Phim hay nhất của Oscar 2011 tiếp tục gây ra một cuộc chiến nữa giữa MPAA và hãng Weinstein. Bộ phim bị dán mác R vì một cảnh duy nhất: nhân vật vua George của Colin Firth nói liên tiếp 10 lần một từ tục tĩu khi nỗ lực chữa tật nói lắp.
“The King”s Speech” – phim hay nhất của Oscar 2011 cũng bị xếp loại R.
MPAA bào chữa rằng quyết định của họ là để bảo vệ trẻ em, tránh cho chúng không tiếp xúc quá mức cần thiết và dẫn đến lạm dụng từ ngữ bậy bạ. Điều ngạc nhiên là Weinstein không tranh cãi với MPAA về việc xếp loại R cho The King’s Speech. Thay vào đó, hãng phát hành một phiên bản PG-13 có chỉnh sửa phân đoạn này chỉ vài tháng sau khi bộ phim giành giải Oscar.
Hostel Part 2 (2007) và Once (2007)
“Hostel Part 2″ là phim bạo lực còn “Once” là phim tình cảm nhưng đều bị xếp loại R.
Tuy cùng được phát hành vào năm 2007 và cùng chung số phận tại hệ thống xếp loại của MPAA, nhưng hai bộ phim Hostel Part 2 và Once lại có nội dung và hoàn toàn trái ngược. Once kể về câu chuyện tình yêu ngọt ngào của hai nhạc sĩ tài năng, trong khi Hostel Part 2 là một bộ phim kinh dị, tra tấn và khiêu dâm với mức độ dã man gây sốc. Cả hai bộ phim đều được xếp loại R, trong khi thực tế là Oncechỉ có một số từ ngữ không đúng mực, còn Hostel Part 2 đầy rẫy cảnh chặt đầu, phanh thây.
The Wild Bunch (1969) và Midnight Cowboy (1969)
Bộ phim miền Tây kinh điển của đạo diễn Sam Peckinpah ra đời chỉ một năm sau khi hệ thống xếp loại MPAA được đưa vào vận hành và bị dán mác R. Đây là một quyết định hợp lý của MPAA bởi mức độ bạo lực đáng kể của bộ phim. Sau đó, Sam Peckinpah lựa chọn đưa thêm một số phân đoạn để phát hành bản director’s cut cho bộ phim và phiên bản này đã bị liệt vào hàng ngũ những phim loại X (tiền thân của loại NC-17). Hoàn toàn không có bóng dáng một cảnh bạo lực nào trong 10 phút được bổ sung vào bản mới này.
Poster phim “The Wild Bunch” và “Midnight Cowboy”.
Cũng vào năm đó, Midnight Cowboy, một bộ phim kinh điển khác của Hollywood, bị xếp loại X vì phơi bày trần trụi bộ mặt méo mó, bẩn thỉu của New York, cùng sự mưu sinh chật vật của những con người bên lề xã hội (với nhân vật nam chính hành nghề mại dâm). Tuy nhiên, xếp loại X sẽ chỉ chính xác nếu như loại X giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó là những bộ phim thích hợp với người lớn vì đụng chạm đến những đề tài nhạy cảm. Khi X trở nên đồng nghĩa với khiêu dâm theo tiêu chuẩn hiện đại, bộ phim được hạ bậc xếp loại xuống R.
Sweet Sweetback’s Baadasssss Song (1971)
Bộ phim có cái tên dài, khó nhớ và kỳ lạ này được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nền điện ảnh Mỹ – Phi. Lý do để MPAA cộp mác X cho bộ phim này xuất phát từ cảnh “mây mưa” của nhân vật chính với gái mại dâm khi mới là cậu bé 12 tuổi. Dù bộ phim được mở đầu bằng một phân đoạn có thể bị đưa ra tòa theo luật chống khiêu dâm đối với trẻ em, việc xếp hạng X có thể coi là một quyết định hơi “nặng tay” của MPAA, xét trên giá trị nghệ thuật của toàn tác phẩm.
“Sweet Sweetback”s Baadasssss Song” gây sốc bởi cảnh nóng giữa một cậu bé 12 tuổi với gái mại dâm.
Thay vì chống lại quyết định của MPAA, đạo diễn Melvin Van Peebles đã sử dụng xếp hạng X như một thứ vũ khí để quảng cáo cho bộ phim. Với việc tuyên bố rằng bộ phim bị “xếp loại X bởi một ủy ban toàn người da trắng”, Van Peebles bóng gió nhấn mạnh vào sự phân biệt chủng tộc và đã khéo léo biến việc bị xếp loại X thành một lợi thế đáng kể khi bộ phim đến với khán giả.
Longtime Companion (1989)
MPAA vốn nổi tiếng là khó tính và khắt khe đối với những bộ phim về đề tài đồng tính. Cảnh sex của các nhân vật đồng tính trong các bộ phim thuộc đề tài này thường bị kiểm tra, đánh giá ngặt nghèo hơn rất nhiều so với những cảnh nóng bình thường. Nhưng lý do khiến Longtime Companion gây tranh cãi là vì bộ phim hoàn toàn không có cảnh nóng thực sự nào.
“Longtime Companion” hoàn toàn không có cảnh nóng thực sự nào.
Phát hành cuối thập niên 80, khi phim ảnh nói chung còn chưa mạnh dạn trong việc đề cập đến đại dịch AIDS, Longtime Companion là một bộ phim tương đối nhạy cảm. Bộ phim bị xếp hạng R bởi “ngôn ngữ thô tục tràn lan” – một tiêu chí đánh giá rất mơ hồ mà MPAA thường dùng để gây khó dễ cho các nhà làm phim khi Ủy ban kiểm duyệt không thể bắt lỗi một cách chính xác. Xét theo tiêu chuẩn xếp loại ngày nay, Longtime Companion hoàn toàn có thể được trình chiếu trên TV với một vài sự điều chỉnh nhỏ.
Henry and June (1990)
Dựa trên hồi ức của tác giả người Pháp Anais Nin về cuộc tình của bà với nhà văn Henry Miller, bộ phim của đạo diễn Philip Kaufman là một trong những bộ phim đầu tiên được xếp hạng NC-17. NC-17 thay thế X nhằm hợp pháp hoá những bộ phim “người lớn”, vốn quá nóng bỏng để xếp hạng R, nhưng đồng thời cũng khác biệt với phim khiêu dâm để bị xếp hạng X.
“Henry and June” vào năm 1990 “nóng” từ Poster.
Tuy nhiên, sự ra đời của NC-17 đã khiến cho các rạp phim và chuỗi cửa hàng băng đĩa như Blockbuster ra lệnh cấm phát hành những phim bị xếp loại này, gây áp lực lên các hãng phim, bắt họ phải yêu cầu các nhà làm phim cắt giảm các cảnh nhạy cảm để được xuống hạng R, can thiệp trực tiếp vào các quyết định chỉ đạo nghệ thuật của đạo diễn.
Henry and June là minh chứng rõ nét nhất cho những khiếu nại chống lại MPAA vốn đã tồn tại từ rất lâu, khi họ thẳng tay trừng phạt những bộ phim “gợi tình”, nhưng lại đối xử tương đối dễ chịu với các bộ phim bạo lực và nhất là bạo lực tình dục.
Theo VNE
Đạo diễn của Người Dơi bảo vệ 'fan cuồng'
Sự việc này diễn ra sau khi một số fan đã dọa giết những ai dám phê bình The Dark Knight Rises.
The Dark Knight Rises, phần cuối cùng trong bộ ba phim về Người Dơi của đạo diễn Nolan hầu hết nhận được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên một vài nhà phê bình với những phát biểu không tích cực lắm đã làm các "fan ruột" mất bình tĩnh. Một số fan đã phản ứng các bình luận được đăng trên RottenTomatoes.com bằng những lời lẽ rất độc địa, thậm chí đe dọa giết các nhà phê bình này. Làn sóng phản hồi cực đoan đã làm cho ban quản trị của RottenTomatoes.com phải loại bỏ phần chia sẻ cảm xúc của người xem.
Trước tình trạng đó, tại buổi ra mắt công chiếu của The Dark Knight Rises vào thứ 4 vừa qua tại London, đạo diễn Christopher Nolan đã nhanh chóng "bào chữa" cho những phản ứng nóng giận này:
"Tôi nghĩ các fan chỉ thể hiến sự cuồng nhiệt với các nhân vật trong phim mà thôi. Batman đã xuất hiện và tạo dựng vị trí của mình được hơn 70 năm nay không phải là ngẫu nhiên. Anh ấy có một sức lôi cuốn rất lớn. Vì vậy, tôi nghĩ các bạn sẽ biết mọi người sẽ có phản ứng về nhân vật này như thế nào rồi đấy".
Đạo diễn Christopher Nolan
Tính đến thời điểm hiện tại phim đã nhận được điểm số 87% fresh được tổng hợp bởi RottenTomatoes.com từ các nhận xét của các nhà phê bình với 110 bài tích cực và 17 bài tiêu cực.
The Dark Knight Rises sẽ được công chiếu tại Mỹ vào 20/7 và tại Việt Nam từ 27/7 tới.
Theo Đất Việt
Choáng ngợp vì vẻ rực rỡ của "Phù thủy xứ Oz" "Oz: The Great and Powerful" sẽ là một trong những bom tấn đầu tiên của năm 2013. Hình ảnh trong bộ phim này được tạo ra bởi nhà sản xuất của hai bộ phim hoành tráng khác là Alice in Wonderland và Snow White and The Huntsman. Người xem chắc chắn sẽ có thêm một cơ hội được chiêm ngưỡng những hình ảnh...