Những quyết định gây tranh cãi của Bộ Công thương thời Bộ trưởng Hoàng
Không chỉ lùm xùm việc bổ nhiệm con trai làm lãnh đạo Sabeco, dưới thời nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương còn có không ít các quy định, quyết định gây nhiều tranh cãi.
Việc bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm lãnh đạo Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) – doanh nghiệp lớn hàng đầu TP HCM – của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đang thu hút sự chú ý của dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí, bản thân ông Vũ Huy Hoàng còn bị Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính gửi thư chất vấn về việc bổ nhiệm nói trên. Trước đó, dưới thời lãnh đạo của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương còn có không ít những quyết định, quy định gây nhiều tranh cãi.
Thông tư 37 về thủ tục kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may
Nói đến quyết định, quy định gây nhiều tranh cãi của Bộ Công thương dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, không thể không nói đến vụ lùm xùm liên quan đến thông tư 37 năm 2015 của Bộ này về thủ tục kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may. Xung quanh thông tư này, các doanh nghiệp dệt may và cơ quan quản lý nhà nước đã có những ý kiến tranh cãi gay gắt trong suốt một thời gian với điểm vướng mắc nhất là quy định về kiểm tra hàng mẫu.
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Mới đây, trong hội thảo ngày 26/5/2016, nhiều doanh nghiệp dệt may, viện nghiên cứu, các chuyên gia đã bày tỏ nhiều ý kiến liên quan đến thông tư 37 của Bộ Công thương. Theo các doanh nghiệp đánh giá, thông tư này rườm rà hơn những thông tư trước, không giải quyết được các vướng mắc của doanh nghiệp và không đáp ứng được yêu cầu sửa đổi mà Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 19.
Đại diện cho các doanh nghiệp, Trưởng ban Chính sách hội nhập quốc tế, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bà Hoàng Ngọc Ánh thẳng thắn nêu ý kiến: “Khi Thông tư 37 ra đời, các doanh nghiệp đều kêu ca rằng, họ nhập một lượng mẫu với số lượng rất nhỏ, giá trị thấp nhưng vẫn bị cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra mẫu. Điều này gây mất thời gian và thêm chi phí cho doanh nghiệp”.
Một số doanh nghiệp cho rằng, họ bức xúc vì quy định về kiểm tra hàng mẫu trong thông tư 37 của Bộ Công thương và yêu cầu phải đưa ra khỏi Thông tư. Bởi các mẫu đã được đóng nhãn hoặc đóng dấu để phục vụ cho doanh nghiệp nghiên cứu thì làm sao gây nguy hại cho người tiêu dùng được. Hơn nữa, theo thông tư 32 trước đây, doanh nghiệp nhập 25 mét vải mẫu trở xuống thì không phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm. Trong thông tư 37, nếu nhập dưới 30m vải mẫu vẫn bị yêu cầu kiểm tra sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian, chi phí với thủ tục rườm rà hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cho rằng, thông tư 37 quy định còn nhiều vướng mắc và chung chung, chẳng hạn như: các mặt hàng DN nhận gia công, sản xuất, xuất khẩu sẽ bị kiểm tra hồ sơ, giấy tờ. Nhưng Thông tư không nói rõ là cơ quan nào sẽ kiểm tra hồ sơ. Theo các DN, nếu giao cho cơ quan kiểm tra chất lượng để xác định loại hình xuất nhập khẩu thì sẽ không chuẩn bằng cơ quan hải quan kiểm tra.
Video đang HOT
Nói về việc này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị: “Bộ Công thương xem xét đình chỉ thi hành Thông tư 37, bổ sung ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nghiên cứu cách thức làm theo đúng yêu cầu Nghị quyết 19″.
Khi đó, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công thương) lại cho rằng, các quy định tại Thông tư 37 chỉ với mục đích làm rõ hơn Thông tư 32 chứ không hề làm khó cho DN hơn Thông tư 32. Trước đề xuất của các DN ngành dệt may về việc cần loại bỏ yêu cầu kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với các sản phẩm mẫu, vì chủ yếu hàng mẫu có số lượng nhỏ, giá trị thấp, không mang tính chất giao dịch thương mại, không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ông Cường cho hay, sẽ xem xét lại vấn đề này.
Trước đó, khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt với sản phẩm dệt may, nhằm kiểm soát việc sử dụng hóa chất có hại cho sức khỏe cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nội địa cũng đã bị các doanh nghiệp phản ứng do Thông tư 32 rộng, thủ tục kiểm tra phức tạp cộng với chi phí cao, ngày 30/10/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT thay thế Thông tư 32.
Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép
Trong những quyết định gây nhiều tranh cãi của Bộ Công Thương dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, dư luận chắc hẳn vẫn nhớ việc Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép từ ngày 22/3/2016. Vụ việc làm này cũng tốn không ít giấy mực của báo chí và khiến nhiều doanh nghiệp, chuyên gia có ý kiến không đồng tình. Bởi họ cho rằng, việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài chỉ mang lại lợi ích cho vài doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn hiện nay, không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Trả lời về lo ngại trên, Bộ Công Thương cho biết, mức thuế tự vệ tạm thời 23,3% cho sản phẩm phôi thép và 14,2% cho thép dài giúp bảo vệ tạm thời các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép dài trong nước. Cũng theo Bộ Công thương, trên thị trường thép hiện nay không có doanh nghiệp nào chiếm vị trí thống lĩnh thị trường (từ 30% thị phần trở lên). Đối với sản phẩm phôi thép, trên thị trường có 14 doanh nghiệp lớn với lượng sản xuất chiếm gần 73% thị phần (trong đó lớn nhất là Hoà Phát chiếm gần 25% thị phần) và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 27% thị phần. Đối với sản phẩm thép dài, trên thị trường có 21 doanh nghiệp lớn với thị phần chiếm gần 93% (trong đó lớn nhất là Hoà Phát chiếm gần 20% thị phần) và hàng chục doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 7% thị phần…
Ngay khi khởi xướng, Bộ Công thương đã nhận được công văn của 7 nhà sản xuất thép dài trong nước từ phôi nhập khẩu đề nghị loại bỏ mặt hàng phôi thép ra khỏi phạm vi điều tra với lý do chưa đủ tính pháp lý để áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm này. Đại diện Bộ Công thương cho biết, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp phản đối nêu trên vào đầu tháng 4/2016 để làm rõ cơ sở, lập luận của các doanh nghiệp đối với kiến nghị loại bỏ phôi thép ra khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Quy định cấm bán bia trên vỉa hè
Quy định cấm bán bia trên vỉa hè, trường học, người say, người mang thai và đang cho con bú… do Bộ Công thương đề xuất vào năm 2014 trong dự thảo Nghị định kinh doanh và sản xuất bia cũng gây nhiều ý kiến tranh luận gay gắt. Nhiều người cho rằng, việc cấm mà không đi liền với giải pháp quản lý sẽ dẫn đến thiếu tính khả thi và xấu nhất là tình trạng loạn bia ở Việt Nam.
Quy định cấm bán bia vỉa hè gây nhiều tranh cãi gay gắt.
Ngay trong hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định kinh doanh và sản xuất bia được tổ chức 9/9/2014, nhiều ý kiến thẳng thắn, tranh cãi về quy định này. Mặc dù khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Hồ Thị Kim Thoa, cho rằng “việc xây dựng Nghị định với mục đích cuối cùng là đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm an toàn về chất lượng và quản lý được hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành bia cũng như hạn chế được phần nào bia cỏ, bia nhập lậu”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định không có tính khả thi cao. Cụ thể, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước giải khát khi nêu ý kiến về quy định cấm bán bia vỉa hè, trường học, người say, người mang thai và đang cho con bú cho rằng: “Thiếu tính khả thi trong khi các nước trên thế giới việc bán bia vỉa hè được xem là văn hóa, văn minh. Nên đưa các quy định này vào mục cảnh báo, giáo dục nhằm mục đích khuyến cáo chứ không cấm”.
Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Vụ pháp chế Bộ Giao thông vận tải lại cho rằng muốn quản lý hiệu quả phải dựa trên nguyên tắc rõ ràng chứ không phải đưa ra các quy định hời hợt rồi đòi cấm. Như vậy, dư luận sẽ cho rằng Nhà nước không quản được thì cấm cho nhanh, người dân, doanh nghiệp họ không phục.
“Với dự thảo mới này, nhiều quy định mới rất khó hiểu, đặt địa vị là các doanh nghiệp tôi cũng không biết hết được mình cần bao nhiêu giấy phép, thủ tục để ổn định sản xuất. Vấn đề là phải minh bạch các quy định trong dự thảo phải chi tiết để tránh rối loạn. Trong trường hợp nêu quy định và không kiểm soát được thì nên bỏ để tránh doanh nghiệp phải bơi trong biển các giấy tờ, hồ sơ”, bà Nga thẳng thắn nêu quan điểm. Khi đó, ông Lê Văn Giang – Cục Phó Cục ATVSTP – Bộ Y tế cho rằng, văn bản pháp quy thì phải có tính khả thi, còn nếu không khả thi thì cần phải cân nhắc.
PV (Tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Chính phủ cân nhắc trước đề xuất lập Sở giao dịch vàng quốc gia
"Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.
Hiện nay có 2 luồng ý kiến về đề xuất thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Những người đồng tình cho rằng việc này giúp huy động nguồn lực vàng trong dân (dự tính khoảng 500 tấn); nhưng ý kiến khác lại đánh giá việc này kém khả thi và rủi ro cao, lo ngại sàn vàng nếu hình thành sẽ chỉ như "cái chợ" mua bán trung gian, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, nguy cơ vàng hóa nền kinh tế.
Chiều ngày 2/6, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau 4 năm Ngân hàng Nhà nước nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay thị trường vàng đang diễn biến ổn định, biến động của giá vàng không còn tác động lớn đến tỷ giá thị trường ngoại tệ cũng như ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế, nguồn vốn bằng vàng đang có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Hiện nay, quản lý hoạt động mua, bán vàng miếng đã đi vào nề nếp và cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ảnh: Tuấn Minh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu, đánh giá, tổng kết Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có đề xuất giải pháp quản lý thị trường vàng hiệu quả hơn trong thời gian tới, theo hướng tiếp tục duy trì sự ổn định thị trường vàng, ngăn chặn tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế, tạo tiền đề để tiếp tục chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
"Tất cả các ý kiến đề xuất thành lập hay phản đối thành lập sàn vàng đều là những ý kiến để Ngân hàng Nhà nước phân tích, cân nhắc hết sức thận trọng trước khi đưa ra các biện pháp quản lý thị trường vàng theo đúng chủ trương của Chính phủ", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Trước đó, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, ước tính khoảng 500 tấn vàng đang được người dân tích trữ. Hiệp hội đã kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia.
"Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước..." - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN Nguyễn Thành Long cho biết.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, trước mắt để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Ông Phạm Quý Tiên làm Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Chiều 3-6, UBND TP Hà Nội đã công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ của Văn phòng UBND TP. Theo đó, ông Phạm Quý Tiên (SN 1968), Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chúc...