Những quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới
Những ngày qua, nhiều người thắc mắc việc mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới sẽ được hưởng những quyền lợi gì; bởi vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh để làm rõ về vấn đề này.
PV: Thưa luật sư, việc mua bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Thứ nhất, tên gọi chuẩn xác của loại bảo hiểm này là “bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”, vì là bắt buộc nên chủ xe không mua sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thứ hai, trong trường hợp không may xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ xe cơ giới sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe cơ giới. Thay vào đó, công ty bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe cơ giới tiến hành việc chi trả phần trách nhiệm dân sự này. Cụ thể, tại Điều 5 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định phạm vi bồi thường thiệt hại đối với loại bảo hiểm này là thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Ảnh minh hoạ
PV: Số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm phải chi trả trong các vụ tai nạn sẽ như thế nào, thưa luật sư?
Video đang HOT
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 22/2016/TT-BTC, số tiền tối đa công ty bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như sau:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
PV: Thưa luật sư, có trường hợp nào công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại hay không?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2016/TT-BTC, công ty bảo hiểm không phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
PV: Trường hợp không mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ bị xử phạt như thế nào, thưa luật sư?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mắc lỗi này sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Thưa thớt hành khách về các bến xe tại TPHCM
Ngày 24-4, Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây (TPHCM) chính thức hoạt động trở lại, sau thời gian tạm dừng do thực hiện quy định giãn cách xã hội. Có khoảng 500 xe liên tỉnh được phép chở khách ra vào bến.
Cụ thể, tại Bến xe Miền Tây có hơn 100 xe từ các tỉnh về bến với khoảng 1.500 hành khách, như vậy lượng hành khách ra vào bến thấp hơn rất nhiều so với ngày thường (ảnh). Còn tại bến xe Miền Đông có khoảng 400 xe ra vào bến nhưng chưa đến 1.000 hành khách.
Phó Giám đốc Bến xe Miền Tây Nguyễn Văn Phương cho biết, ngày 23-4, bến đã lên kế hoạch và phối hợp với các đầu bến tỉnh, thành có kết nối tuyến với Bến xe Miền Tây thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GTVT trong công tác vận chuyển hành khách liên tỉnh, tối đa không vượt quá 30% theo biểu đồ. Theo ông Phương, việc số chuyến bị cắt giảm, bến xe sẽ bố trí phù hợp để đối lưu giữa các tỉnh, thành.
Bên cạnh đó, để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bến xe yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, hãng xe chở không quá 50% số ghế, mỗi xe không quá 20 người. Đồng thời, các hành khách trên xe bố trí ngồi xen kẽ và giữ khoảng cách tối thiểu và tất cả hành khách phải đeo khẩu trang; khuyến cáo xịt khử trùng phương tiện và khai báo y tế bắt buộc đối với người dân. Những đơn vị có tổng điểm dưới 60% (theo bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 với hoạt động giao thông vận tải) không được phép hoạt động.
QUỐC HÙNG
Nhiều nơi cho xe liên tỉnh hoạt động trở lại Sở GTVT nhiều địa phương đã cho phép các doanh nghiệp vận tải liên tỉnh hoạt động trở lại và phải thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Ngày 23-4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh trên cả nước về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô...