Những quy định an ninh kỳ lạ của Triều Tiên với Ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phải chấp nhận những quy định an ninh nghiêm ngặt của Bình Nhưỡng khi tới thăm nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không được sử dụng phiên dịch viên mà ông ưa thích
Theo RT, vệ sĩ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị cấm mang vũ khí vào trong khu vực diễn ra hội đàm.
Ngoài ra, ông Pompeo cũng không được đưa phiên dịch viên ưa thích tới các cuộc đàm phán với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un – hãng tin Bloomberg dẫn lời một phóng viên chuyên trách tháp tùng vị Ngoại trưởng cho biết.
Những quy định nghiêm ngặt trên do ông Kim Yong-chol, từng là đối tác ngoại giao cũ của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân, trực tiếp thông báo.
Theo RT, ông Pompeo đã cố từ chối những yêu cầu này và gọi đùa các vệ sĩ tháp tùng chỉ là những “gã to con” mà thôi.
Video đang HOT
B.T (Theo RT)
Theo baogiaothong
Mỹ dưới cơ Triều Tiên về hạt nhân?
Nhật Bản gọi Triều Tiên là "mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách nhất" với an ninh nước này
Mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên lúc ấm lúc lạnh đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần rồi đột ngột hủy kế hoạch thăm Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Mật thư "hiếu chiến"
Hôm 27-8, tờ The Washington Post tiết lộ ông chủ Nhà Trắng có quyết định trên sau khi Washington nhận được lá thư có nội dung "hiếu chiến" từ Bình Nhưỡng hôm 24-8. Hai quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết tác giả mật thư này là ông Kim Yong-chol, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, người từng tham gia các vòng đàm phán trước đó với ngoại trưởng Mỹ. Lá thư đến tay ông Pompeo chỉ vài giờ sau khi ông công bố kế hoạch thăm Triều Tiên.
Trong khi đó, đài CNN ngày 28-8 dẫn các nguồn tin tiết lộ lá thư trên cảnh báo "Mỹ vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Triều Tiên về việc tiến tới ký hiệp ước hòa bình" nên "các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa có thể tan vỡ". Lâu nay, Bình Nhưỡng xem một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là biện pháp sống còn nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo. Ngược lại, Mỹ ngần ngại vì muốn đối phương từ hỏ hạt nhân trước.
Nhận định về những diễn biến trên, ông Sean King, Phó Chủ tịch cấp cao Công ty Tư vấn Park Strategies (Mỹ), cho rằng vị thế của Mỹ hiện yếu hơn Triều Tiên so với thời điểm trước cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore hồi tháng 6 qua. Chuyên gia này chỉ ra rằng sau sự kiện lịch sử này, Mỹ đã đơn phương hủy tập trận quân sự với Hàn Quốc trong lúc Trung Quốc, Nga nới lỏng sức ép trừng phạt lên Triều Tiên.
Ngay cả tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều nói trên, theo ông King, cả hai bên dường như đều hiểu sai những gì bên kia đồng ý. "Ông Trump nghĩ ông Kim nói sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân và hai nước hướng tới một loại thỏa thuận hòa bình nào đó. Tuy nhiên, trong đầu ông Kim lại nghĩ liên minh Mỹ - Hàn Quốc phải kết thúc trước rồi ông mới có thể đồng ý phi hạt nhân hóa" - ông King nhận định với đài CNBC, đồng thời nói thêm Washington nên có lập trường cứng rắn hơn với cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng nếu xem phi hạt nhân hóa là ưu tiên hàng đầu.
Đáng chú ý là với quyết định hủy chuyến đi của ông Pompeo, bản thân ông chủ Nhà Trắng cũng lần đầu tiên công khai thừa nhận nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa đã bị đình trệ kể từ thượng đỉnh ở Singapore.
Ông Kim Yong-chol (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng hôm 7-7. Ảnh: REUTERS
Nhật - Hàn rạn nứt
Thông tin về mật thư trên được tiết lộ một ngày sau khi truyền thông nhà nước Triều Tiên cáo buộc Mỹ đang "âm mưu xâm lược" Bình Nhưỡng trong lúc vẫn "đối thoại với nụ cười trên mặt". Dẫn thông tin của truyền thông Hàn Quốc, tờ Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên cho rằng lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đến Philippines để tham gia cuộc diễn tập nhằm "xâm lược Bình Nhưỡng".
Trước đó, một đài phát thanh Hàn Quốc đưa tin Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản (USFJ) cũng đang diễn tập cho mục đích tương tự. Tuy nhiên, theo đài CNN, đại diện USFJ hôm 27-8 nhấn mạnh họ không biết gì về những cuộc diễn tập được nhắc đến ở trên.
Song song với việc chỉ trích Washington, Bình Nhưỡng còn đang cáo buộc Tokyo phá hoại nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Trong chỉ trích mới nhất, truyền thông Triều Tiên vào cuối ngày 27-8 cho rằng Nhật Bản đang tập trận hải quân với lực lượng Anh nhằm kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa đến nước này. Trong lúc chưa rõ cáo buộc đúng đến đâu, Nhật Bản, một đồng minh lâu năm của Mỹ, không hề che giấu nỗi lo ngại sâu sắc về chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Trong Sách trắng quốc phòng công bố hôm 28-8, Tokyo gọi Bình Nhưỡng là "mối đe dọa nghiêm trọng và cấp bách nhất" với an ninh của họ bất chấp những động thái ngoại giao giữa Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên thời gian qua.
Không như Nhật Bản, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ là Hàn Quốc lại đang dần cải thiện quan hệ với Triều Tiên theo sau cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Kim Jong-un hồi tháng 4. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc hiện xem xét mở văn phòng liên lạc liên Triều và dự định thăm Bình Nhưỡng tháng tới.
Một số nhà phân tích nhận định sự chia rẽ giữa Tokyo và Seoul cộng với sự thù địch tiếp diễn giữa Nhật Bản và Triều Tiên có thể cản trở nỗ lực phi hạt nhân hóa còn bấp bênh này.
Hoàng Phương
Theo nld.com.vn
Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên vẫn sản xuất nhiên liệu bom hạt nhân Sáu tuần sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Triều Tiên tiếp tục sản xuất nguyên liệu hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters) "Họ tiếp tục sản xuất nguyên liệu hạt nhân", Ngoại trưởng Pompeo phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 25/7. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại...