Những quốc gia mua nhiều vũ khí Mỹ nhất thế giới
Trong bối cảnh an ninh thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, Mỹ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu vũ khí.
Các chiến đấu cơ F-35 đỗ trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: AFP
Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt trong nhiều thập kỷ với Việt Nam. Với lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ, Việt Nam có thể sẽ gia nhập danh sách các quốc gia mua sắm vũ khí từ Mỹ, theo CNN.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 33% doanh thu từ thị trường vũ khí toàn cầu. Vậy những quốc gia nào nhập khẩu khí tài nhiều nhất từ siêu cường này?
Arab Saudi là khách hàng đáng chú ý hơn cả của Mỹ trong giai đoạn 2011-2015, theo nghiên cứu về các giao dịch mua sắm vũ khí kể từ năm 1968 do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là nước nhập khẩu vũ khí Mỹ lớn thứ hai thế giới.
Các khách hàng còn lại trong top 10 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu vũ khí Mỹ gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Australia, đảo Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập.
Giới chuyên gia cho rằng khu vực Trung Đông với những cuộc chiến chưa có hồi kết sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Mỹ trong thời gian tới. Khu vực này hiện chiếm 40% giá trị xuất khẩu vũ khí Mỹ.
“Những quan ngại sâu sắc về an ninh và một tương lai bất ổn mà khu vực có thể đối diện thậm chí còn lớn hơn nỗi lo về việc giá dầu giảm sâu thời gian qua”, ông Andrew Hunter thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế bình luận. “Những quốc gia trong khu vực này ưu tiên chi tiêu cho quốc phòng hơn là các lĩnh vực khác”.
Các quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới năm 2014. Nguồn: IHS Jane’s
Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đang xuất khẩu hàng loạt mặt hàng, từ vũ khí hạng nhẹ đến máy bay chiến đấu, xe tăng hay tên lửa hành trình Patriot.
Việc nhiều quốc gia châu Á có mặt trong top đầu danh sách phản ánh một thực tế là những căng thẳng hiện tại với Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này cùng những hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng đang ám ảnh khu vực, bình luận viên Curtis Brown, Ryan Browne và Zachary Cohen từ CNN đánh giá.
Cho vay tiền mua vũ khí
Trong khi hầu hết các quốc gia tự sử dụng nguồn tiền của mình để mua vũ khí thì một số nước được Washington cho vay tiền hoặc hưởng các ưu đãi khi mua khí tài Mỹ theo chương trình “Hỗ trợ Tài chính cho Quân đội Nước ngoài”.
Video đang HOT
Ngân sách cho chương trình nằm dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ này trong năm tới có thể lên đến 5,7 tỷ USD.
Cân đối ngân sách năm 2017 cho thấy 5 quốc gia nhận hỗ trợ quân sự lớn nhất từ Mỹ gồm Israel (3,1 tỷ USD), Ai Cập (1,3 tỷ USD), Jordan (350 triệu USD), Pakistan (265 triệu USD) và Iraq (150 triệu USD).
Israel là một trong những quốc gia nhận hỗ trợ tài chính nhiều nhất của Mỹ để mua sắm vũ khí. Ảnh: Haaretz
Nguồn hỗ trợ quân sự cho châu Phi năm 2017 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016 do những mối lo ngại về các hoạt động khủng bố tại châu lục này, điển hình là ở các nước như Mali, Somalia và Nigeria.
Theo ông Hunter, các công ty quốc phòng Mỹ đã thể hiện rõ mong muốn tăng cường bán vũ khí trong bối cảnh Washington liên tục cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng.
Ông Marillyn Hewson, giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin, phát biểu trong một sự kiện truyền thông hồi tháng ba, nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng xuất khẩu vũ khí trong những năm tới sẽ đến từ các thị trường nước ngoài”.
Bên cạnh Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp hay Đức cũng là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn và cạnh tranh ngày càng gay gắt với Mỹ.
Trung Quốc đã gia tăng thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu với tốc độ tăng trưởng trên 60% trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, theo nghiên cứu của SIPRI.
Lĩnh vực Bắc Kinh đầu tư mạnh là công nghệ không người lái. Trung Quốc đã bán máy bay không người lái tới Nigeria, Iraq và Pakistan. Ngoài ra, các loại vũ khí giá rẻ của Trung Quốc cũng là lợi thế lớn của nước này khi chào hàng tại những quốc gia không có nguồn ngân sách quốc phòng dồi dào.
“Càng ngày sẽ càng có nhiều vũ khí Trung Quốc xuất hiện tại các cuộc triển lãm nhằm cạnh tranh với Mỹ”, chuyên gia Hunter đánh giá.
Trần Việt
Theo VNE
Nga bằng lòng với ngôi vị số 2
Hãng Sputnik dẫn phân tích của chuyên gia Ruslan Pukhov cho rằng, Nga khá hài lòng về ngôi vị số 2 về xuất khẩu quốc phòng khi đứng sau Mỹ.
Thông tin này được hãng tin Sputnik (Nga), dẫn lời người đứng đầu Trung tâm phân tích quân sự Nga Ruslan Pukhov cho biết. Theo đó, mặc dù phải đối đầu với nhiều thách thức mới nhưng Moscow vẫn có nhiều lợi thế trong ngành công nghiệp quốc phòng. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Được biết, ông Ruslan Pukhov là thành viên Hội đồng tư vấn thuộc Bộ Quốc phòng Nga và là một trong những người sáng lập Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) ở Moscow, người đã theo dõi sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Theo ông này, Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và đã tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự khổng lồ, với chi phí hơn 350 tỷ USD. Ông Pukhov cho rằng, đây có thể coi là một thành tựu lớn của Nga. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Ông Pukhov phân tích, Nga có nhiều lợi thế đáng kể trong ngành công nghiệp quốc phòng khi so với Mỹ. Chẳng hạn, Moscow có nhiều công nghệ quân sự độc quyền. Ngoài ra, thiết bị của Nga không đắt đỏ như của Mỹ. Quy trình sản xuất bớt phức tạp hơn nên chi phí sản xuất rẻ hơn. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Một lợi thế khác là vũ khí Nga "rất dễ sử dụng", cho phép những người chưa có kỹ năng hay được đào tạo cụ thể vẫn có thể vận hành chúng. Ông Pukhov ví von: "Máy bay chiến đấu Mỹ giống những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, còn chiến đấu cơ Nga lại giống như những chiếc xe tăng. Vậy bạn muốn dùng xe tăng hay đồng hồ Thụy Sĩ để chiến đấu?". Trong ảnh: Tiêm kích Su-30SM.
Ông Ruslan Pukhov dẫn tuyên bố của Tổng thống Nga Putin hồi tháng 1/2015 cho biết nước này đã bán được lượng vũ khí trị giá hơn 15 tỷ USD trong năm 2014 và các đơn hàng mới mà Moscow đã ký kết ở mức gần 14 tỷ USD. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Điện Kremlin, ông Putin nói: "Nga sẽ mở rộng sự hiện diện tại những thị trường có triển vọng và các khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribbean. Việc xuất khẩu các sản phẩm quân sự công nghệ cao đóng vai trò quan trọng đối với Nga, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như hiện nay. Điều quan trọng là hiện đại hóa hoạt động sản xuất của khu vực quốc phòng và giải quyết nhiều vấn đề xã hội". Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Ông Putin cho biết thêm trong năm 2014, Nga đã xuất khẩu các thiết bị quân sự tới hơn 60 quốc gia, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đã xuống mức thấp nhất do cuộc xung đột ở Ukraine. Hiện Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu quốc phòng của Mỹ năm 2014 đạt 34,2 tỷ USD, thông tin này được Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) Mỹ cho biết. Theo đó, trong khuôn khổ Chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) do DSCA quản lý, Mỹ cung cấp cho quốc gia đồng minh, "đối tác thân thiện" các hợp đồng vũ khí trị giá 31,2 tỷ USD. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Số tiền còn lại là các hợp đồng cung cấp vũ khí được khách hàng nước ngoài ký trực tiếp với các hãng chế tạo Mỹ không thông qua FMS. Đứng đầu trong danh sách các thỏa thuận này là thương vụ bán vũ khí trị giá 11 tỷ USD hồi tháng 7/2014 với Qatar, bao gồm 10 khẩu đội tên lửa Patriot, 24 máy bay trực thăng Apache và 500 tên lửa chống tăng Javelin. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Trong tháng 8/2014, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công bố một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD với các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE) về việc cung cấp 4.500 xe bọc thép chống mìn, chống phục kích MRAP, do tập đoàn quốc phòng Navistar chế tạo, và một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD khác với Arap Saudi về việc nâng cấp phi đội kiểm soát và cảnh báo sớm trên không do tập đoàn Boeing của Mỹ chế tạo. Trong ảnh: Trực thăng tấn công Apache.
Hồi đầu năm 2014, Singapore và Mỹ cũng đạt được thoả thuận nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon trị giá 2,4 tỷ USD. Arap Saudi trong năm 2014 cũng quyết định chi hơn 2 tỷ USD hợp tác với Mỹ nâng cấp các đơn vị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không E-3A. Trong ảnh: Tiêm kích F-16.
Ngoài những bản hợp đồng trên, Mỹ còn ký một số hợp đồng với chính phủ Iraq trong năm 2014, trong đó có thỏa thuận bán máy bay AT-6C Texan II trị giá 790 triệu USD, cùng với các thỏa thuận riêng rẽ khác trị giá hàng trăm triệu USD bán đạn xe tăng Abram và tên lửa Hellfire cho quân đội nước này chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong ảnh: Tiêm kích F-16.
Dù có bước tăng nhẹ so với năm 2013 (khoảng 30 tỷ USD), nhưng các thỏa thuận năm 2014 còn kém xa so với con số kỷ lục trị giá 69,1 tỷ USD trong năm 2012 của các thỏa thuận FMS, trong đó có một thỏa thuận khổng lồ trị giá lên đến 29 tỷ USD bán 84 chiếc máy bay chiến đấu F-15 của Boeing cho Arap Saudi. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.
Với những bản hợp đồng ấn tượng của Mỹ thì việc Nga hài lòng với việc đứng ở ngôi vị số 2 là hoàn toàn dễ hiểu. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35 bên trên và F-35.
(heo Đất Việt
Nga tiết lộ các nước có đơn hàng mua vũ khí "khủng" Mới đây, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố rằng, Nga đứng thứ hai trên thế giới về cung cấp vũ khí, và Nga nên giữ vị trí này It nhất bơi vì viêc xuất khẩu vũ khí la một trong những nguồn thu lơn của ngân sách, và không ai giâu diêm điêu đo. Trong năm 2015, khối lượng xuất khẩu...