Những quốc gia đã ngừng cấp vũ khí cho Israel
Israel khẳng định các động thái của nước này tại Gaza nhằm mục đích chính là tiêu diệt lực lượng Hamas.
Tuy nhiên, khi số người dân thường thương vong tiếp tục gia tăng ở Gaza, trên toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Binh sĩ Israel được triển khai tại khu vực biên giới với Dải Gaza, ngày 21/1. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 13/2, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật về gói viện trợ trong đó có 14 tỷ USD dành cho Israel trong cuộc chiến chống lực lượng Hamas. Ngay cả trước khi xung đột Israel-Hamas bùng phát vào tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã hỗ trợ Israel về thiết bị quân sự, đóng góp 3 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm.
Nhiều quốc gia khác cũng hỗ trợ quân sự cho Israel thông qua việc bán vũ khí. Theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, 68% vũ khí Israel nhập khẩu từ năm 2013 đến năm 2022 bắt nguồn từ Mỹ, 28% từ Đức.
Theo cơ quan y tế Gaza, hiện có hơn 28.000 người Palestine sống tại dải đất này đã tử vong và hàng nghìn trường hợp khác vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát sau 4 tháng xung đột bùng phát. Số người chết ngày càng tăng đang khiến dư luận quốc tế lên án, phản đối hỗ trợ quân sự cho Israel. Ví dụ như tại Canada, hàng chục nhóm xã hội dân sự gần đây đã kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau chấm dứt xuất khẩu vũ khí sang Israel. Ở Pháp, một cuộc biểu tình ủng hộ Palestine vào ngày 7/2 đã kêu gọi các doanh nghiệp nước này, trong đó có Dassault Aviation, ngừng bán vũ khí cho Israel.
Một số quốc gia đã có động thái trước áp lực này.
Bộ trưởng Ngoại giao Antonio Tajani ngày 20/1 thông báo Italy đã đình chỉ tất cả các chuyến vận chuyển quân khí tới Israel kể từ ngày 7/10/2023. Điều này nhằm đáp lại lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng Dân chủ Elly Schlein yêu cầu chính phủ dừng cung cấp vũ khí cho Israel
Video đang HOT
Ngoại trưởng Tây Ban Nha vào tháng 1 cho biết nước này đã không bán bất kỳ loại vũ khí nào cho Israel kể từ khi xung đột bùng phát và hiện đang có lệnh cấm bán vũ khí. Tuy nhiên, nhật báo El Diario (Tây Ban Nha) ngày 12/1 đưa ra một báo cáo cho thấy nước này đã xuất khẩu đạn dược trị giá khoảng 1,1 triệu USD sang Israel vào tháng 11/2023. Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha biện minh rằng số đạn dược này là để thử nghiệm hoặc trình diễn và tương ứng với các giấy phép được cấp trước ngày 7/10/2023″.
Gần đây nhất, Tòa phúc thẩm ở The Hague (Hà Lan) ngày 12/2 ra phán quyết cho chính phủ một tuần để ngừng xuất khẩu các bộ phận của chiến đấu cơ F-35 đến Israel. Tòa phúc thẩm ở The Hague trích dẫn “nguy cơ rõ ràng rằng tiêm kích F-35 của Israel có thể bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế”.
Phán quyết này là kết quả của một vụ kiện do các tổ chức nhân đạo Hà Lan như Oxfam Novib, Quỹ Phong trào Hòa bình Hà Lan PAX và Diễn đàn Nhân quyền, đệ trình chống lại chính phủ. Tòa phúc thẩm Hà Lan đánh giá: “Israel không tính toán đầy đủ về hậu quả từ các cuộc tấn công của nước này đối với người dân thường. Điều này có nghĩa là việc xuất khẩu các bộ phận của F-35 từ Hà Lan sang Israel phải dừng lại”.
Điều trị cho em nhỏ bị thương tại bệnh viện ở Rafah, Dải Gaza ngày 23/1. THX/TTXVN
Tại Bỉ, một chính quyền địa phương xác nhận họ đã đình chỉ hai giấy phép xuất khẩu thuốc súng sang Israel vào ngày 6/2.
Công ty Nhật Bản Itochu Corporation ngày 5/2 thông báo sẽ chấm dứt hợp tác với nhà sản xuất vũ khí Elbit Systems của Israel vào cuối tháng 2. Giám đốc tài chính của Itochu Tsuyoshi Hachimura phát biểu trong một cuộc họp báo rằng việc đình chỉ biên bản ghi nhớ (MOU) với Elbit Systems dựa trên yêu cầu từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản và không liên quan đến cuộc xung đột hiện tại. Tuy nhiên, ông bổ sung: “Dựa trên phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và chính phủ Nhật Bản ủng hộ vai trò của tòa án này, chúng tôi đã đình chỉ các hoạt động mới liên quan đến MOU và có kế hoạch kết thúc MOU vào ngày cuối cùng của tháng Hai”.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vào ngày 26/1 đã ra lệnh cho Israel ngăn chặn hành vi diệt chủng chống lại người Palestine và hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ người dân thường.
Điều này đã thúc đẩy các tổ chức nhân đạo trên khắp thế giới gây áp lực buộc chính phủ phải ngừng bán vũ khí và viện trợ quân sự cho Israel.
Ông Raed Jarra tại tổ chức nghiên cứu Dân chủ cho Thế giới Arab hiện nay (DAWN) có trụ sở ở Mỹ nhận định: “Phán quyết này đã vượt ra ngoài phạm vi của Israel”. Phán quyết tạm thời nêu bật nghĩa vụ pháp lý và chính trị của các quốc gia trong việc ngăn chặn nạn diệt chủng. Những người ủng hộ nói rằng việc bán vũ khí và viện trợ quân sự có thể bị coi là đồng lõa với tội diệt chủng và vi phạm luật pháp quốc tế.
Cuộc chiến tại Gaza gây rủi ro cho chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 của phương Tây
Chính phủ Hà Lan đang khẩn trương kháng cáo phán quyết của tòa án nước này vốn sẽ khiến việc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây trên toàn cầu bị đình trệ.
Máy bay chiến đấu F-35 của không quân Israel tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Eilat, miền bắc Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định của tòa phúc thẩm Hà Lan ngày 12/2 cho chính phủ một tuần để ngừng xuất khẩu các bộ phận của máy bay ném bom tàng hình F-35 đến Israel. Tòa phúc thẩm ở The Hague trích dẫn "nguy cơ rõ ràng rằng tiêm kích F-35 của Israel có thể bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế".
Israel khẳng định các động thái của nước này tại Gaza nhằm mục đích chính là tiêu diệt lực lượng Hamas. Tuy nhiên, số người dân thường thiệt mạng ngày càng tăng. Việc Israel bắn phá trường học, trại tị nạn và bệnh viện; buộc gần như toàn bộ người dân thường tại Gaza phải di dời, đã gây ra phẫn nộ trên toàn cầu.
Tháng 12/2023, Nam Phi đã kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), cáo buộc nước này có những hành động "diệt chủng" tại Dải Gaza. Mặc dù vậy, Israel đã bác bỏ lập luận này. ICJ vào ngày 26/1 đã ra phán quyết yêu cầu Israel ngừng hành vi diệt chủng chống lại người Palestine và hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ người dân thường.
Và tòa án ở The Hague dường như có chung quan ngại với ICJ. Tòa phúc thẩm Hà Lan đánh giá: "Israel không tính toán đầy đủ về hậu quả từ các cuộc tấn công của nước này đối với người dân thường. Điều này có nghĩa là việc xuất khẩu các bộ phận của F-35 từ Hà Lan sang Israel phải dừng lại".
Dưới đây là video F-35 của Israel đánh chặn một tên lửa hướng đến không phận nước này (nguồn: tài khoản mạng xã hội X, trước đây là Twitter, của IDF):
Al jazeera cho rằng diễn biến tại Hà Lan có thể tác động nặng nề đến chương trình F-35. Điều đáng chú ý là Hà Lan vốn vừa sản xuất vừa dự trữ các bộ phận của F-35.
Một trong ba kho chứa các bộ phận của F-35 trên toàn thế giới nằm tại Hà Lan, cụ thể là Woensdrecht, tỉnh Noord-Brabant.
Tuy nhiên, chính phủ Hà Lan lập luận rằng không thể ngăn chặn chuyển các bộ phận F-35 cho Israel bởi Amsterdam xuất khẩu chúng sang tất cả các nước trong chương trình F-35 theo giấy phép duy nhất AV009. Đây là lý do ngay từ đầu chính phủ Hà Lan đã từ chối đình chỉ việc giao các bộ phận F-35 cho Israel.
Tòa án ở The Hague thừa nhận dựa trên AV009, không thể loại trừ một quốc gia cụ thể do đó phía cung cấp sẽ không được phép chuyển cho các quốc gia khác nữa.
Quyết định này, nếu không được thay đổi trong quá trình kháng cáo, có thể có tác động nghiêm trọng đối với chương trình tiêm kích F-35, do Tập đoàn Lockheed Martin có trụ sở tại Mỹ thiết kế và chế tạo.
Nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn sử dụng F-35 làm máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của họ. Các quốc gia có đơn đặt hàng F-35 trị giá hàng chục tỷ USD bao gồm Mỹ, Thụy Sĩ, Phần Lan, Đan Mạch và Cộng hòa Séc. Israel là quốc gia duy nhất vận hành F-35 ở phía Đông Địa Trung Hải. Họ đã mua ba phi đội, mỗi phi đội 24 chiếc.
Phán quyết của tòa án Hà Lan dựa trên Công ước Geneva năm 1949. Các chuyên gia cho rằng quyết định này là chưa từng có vì thông thường chỉ có các tòa án quốc tế mới áp dụng luật quốc tế.
Tiêm kích F-35 được kỳ vọng trở thành trụ cột của phi đội thuộc Hải quân, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ. F-35 đã có chuyến bay thử đầu tiên từ năm 2006. Tiêm kích F-35 có chiều dài 15,67 m, sải cánh 10,7 m và tốc độ tối đa là 1.930 km/h.
New York Times: Hamas ngày càng lấy được nhiều vũ khí từ Israel Các quan chức quân sự và tình báo Israel đã kết luận rằng một số lượng đáng kể vũ khí được lượng Hamas sử dụng trong cuộc tấn công ngày 7/10/2023 cũng như trong xung đột ở Dải Gaza hiện nay lại bắt nguồn từ chính quân đội Israel. Binh sĩ Israel bên trong một cơ sở nghi là nơi sản xuất rocket...