Những quốc gia có quân số thường trực đông nhất thế giới
Lực lượng quân nhân, đặc biệt là binh sĩ thường trực, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của quân đội các nước.
Việc so sánh các lực lượng quân sự trên thế giới là điều không đơn giản vì mỗi lực lượng sẽ có những khả năng khác nhau và thể hiện sự vượt trội trong những môi trường khác nhau. Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự 2017 của tổ chức Global Firepower đã tìm cách cân bằng sự khác biệt bằng cách đưa ra 50 tiêu chí để xếp hạng 133 quốc gia, bao gồm sự đa dạng về vũ khí, nguồn nhân lực sẵn có, khả năng hậu cần,…
Số lượng binh sĩ và nguồn nhân lực mà một quốc gia có thể huy động được xem là yếu tố cốt lõi thể hiện sức mạnh quân sự của quốc gia đó. Business Insider đã công bố bảng xếp hạng những lực lượng quân sự có quân số thường trực đông nhất. Đây cũng là các đơn vị “sẵn sàng tác chiến” trong trường hợp xảy ra xung đột tại mỗi quốc gia.
Trung Quốc: 2.183.000 quân thường trực/hơn 1,3 tỷ dân (Ảnh: Reuters)
Ấn Độ: 1.362.500 quân thường trực/hơn 1,2 tỷ dân (Ảnh: Reuters)
Mỹ: 1.281.900 quân thường trực/hơn 326 triệu dân (Ảnh: US Army)
Nga: 1.013.628 quân thường trực/hơn 142 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Triều Tiên: 945.000 quân thường trực/hơn 25 triệu dân (Ảnh: AP)
Pakistan: 637.000 quân thường trực/hơn 204 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Hàn Quốc: 625.000 quân thường trực/hơn 51 triệu dân (Ảnh: Getty)
Iran: 534.000 quân thường trực/hơn 82 triệu dân (Ảnh: Getty)
Algeria: 520.000 quân thường trực/hơn 40 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Ai Cập: 454.250 quân thường trực/hơn 97 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Indonesia: 435.750 quân thường trực/ hơn 250 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Myanmar: 406.000 quân thường trực/hơn 55 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Colombia: 369.000 quân thường trực/hơn 47 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Thổ Nhĩ Kỳ: 350.000 quân thường trực/hơn 80 triệu dân (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo Dantri
Ấn Độ rầm rộ khoe "cơ bắp" nắn gân Trung Quốc
Không quân Ấn Độ đang thực hiện một cuộc tập trận khổng lồ với sự tham gia của hàng nghìn máy bay và binh sĩ dọc biên giới phía Tây và phía Bắc trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc leo thang.
Ấn Độ đang tiến hành một trong những cuộc tập trận lớn nhất của nước này.
Cuộc tập trận được gọi là Gagan Shakti bắt đầu từ 8.4 đến 21.4 với sự tham gia của hơn 15.000 binh sĩ và 1.100 máy bay.
Trong cuộc tập trận, Không quân Ấn Độ cũng có kế hoạch thử nghiệm chiến đấu cơ siêu thanh HAL Tejas mới - dấu hiệu cho thấy nước này đang phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực. Cũng sẽ có những khoa mục tập trận bắn đạn thật nhằm khoe khả năng thực chiến của quân đội.
Cuộc tập trận là cơ hội để Ấn Độ khoe cơ bắp "dằn mặt Trung Quốc.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đang quan ngại Trung Quốc và Pakisstan đặt ra mối đe dọa 2 mặt cho nước này.
Cách đây một vài ngày, Ấn Độ đã triển khai các máy bay chiến đấu Su-30MKI hàng đầu tại các căn cứ không quân Bagdogra và Hasimara ở Tây Bengal để sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc tấn công nào từ Trung Quốc.
Theo công ty tình báo địa chính trị Mỹ Stratfor, các căn cứ không quân Trung Quốc gần Lhasa và Shigatse thậm chí còn bị phát hiện có mức độ "hoạt động thậm chí còn lớn hơn".
"Ấn Độ đang tăng tốc, vì vậy Trung Quốc phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra. Và ở những vùng miền núi như thế này, ưu việt trên không là vô cùng quan trọng", chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping tuyên bố.
Theo Danviet
Vũ đài quan trọng của Nga Việc tiếp cận các cảng nước ấm ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải có thể cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân sự ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Những ai cho rằng Syria là mục tiêu can thiệp duy nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố vị thế của Moscow ở Trung Đông sẽ...