Những quốc gia âm thầm quay lưng với Triều Tiên
Triều Tiên ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản), Triều Tiên đang cảm thấy cô độc hơn bao giờ hết vì những bạn bè ở châu Phi, Đông Nam Á và nhiều khu vực dần quay lưng, đặc biệt sau vụ phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-15.
Cuối tháng 11, Ngoại trưởng Angola Manuel Augusto tuyên bố đã trục xuất 150 người Triều Tiên làm việc trong một dự án xây dựng ở nước này. Lý do được đưa ra là vì họ đã hết hạn hợp đồng và không có lý do gì để tiếp tục ở lại Angola.
Nhiều quốc gia châu Phi từng phụ thuộc vào Triều Tiên để mua vũ khí và huấn luyện quân đội, nay cũng đang suy nghĩ lại. Đây được coi là một trong những cách để Triều Tiên tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
Kể từ tháng 10, Uganda và Sudan đã âm thầm ngừng các hoạt động hợp tác quân sự với Triều Tiên. Ai Cập đã hợp tác với Triều Tiên từ những năm 1950, nay cũng đang cắt đứt quan hệ, theo lời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sedki Sobhi.
Ngay cả các quốc gia Đông Nam Á, đối tác truyền thống của Triều Tiên cũng đang có động thái rời xa Bình Nhưỡng. Tháng trước, Singapore thông báo cấm tất cả các giao dịch thương mại xuất khẩu hàng hóa sang Triều Tiên hoặc nhập khẩu từ Triều Tiên qua Singapore.
Các cá nhân hay tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tới 150.000 USD, hoặc số tiền gấp bốn lần giá trị hàng hóa, phạt tù tới 3 năm hoặc cả hai hình thức trên.
Philippines hồi tháng 9 nói quốc gia này đã ngừng giao thương với Triều Tiên. Ấn Độ ngừng xuất khẩu năng lượng sang Triều Tiên cũng như không còn nhập hải sản và hàng dệt may từ Bình Nhưỡng.
Cuối tháng 10, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói với quốc hội rằng nước này sẽ cân nhắc lại mối quan hệ ngoại giao, chính trị và kinh tế với Triều Tiên.
Video đang HOT
Đại sứ quán Đức ở Triều Tiên.
Theo Nikkei. 90% kim ngạch thương mại của Triều Tiên đến từ giao thương với Trung Quốc, do đó việc các quốc gia châu Phi và Đông Nam Á ngừng quan hệ cũng không ảnh hưởng nhiều. Nhưng điều này cũng cho thấy rằng Triều Tiên ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Các quốc gia ở châu Âu, Trung và Nam Mỹ cũng dần quay lưng với Triều Tiên. Ngày 30.11, một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-15, Đức tuyên bố rút một số nhân viên ngoại giao khỏi Đại sứ quán ở Bình Nhưỡng.
Các quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Kuwait hay Mexico đều đã trục xuất đại sứ Triều Tiên.
Theo dự đoán của các chuyên gia, lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên sẽ bắt đầu có hiệu quả trong mùa đông năm nay. Cấm vận có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của Triều Tiên xuống khoảng 7%.
Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải chặn nguồn tiền Triều Tiên dùng để phát triển hạt nhân và chế tạo tên lửa. Để làm được điều này cần có sự hợp tác sâu rộng hơn từ Trung Quốc.
“Điều quan trọng là phải phơi bày và ngăn chặn mạng lưới cung cấp tiền cho Triều Tiên”, Katsuhisa Furukawa, cựu chuyên gia giám sát thực thi lệnh trừng phạt ở Triều Tiên, nhận định.
Theo Danviet
Kim Jong-un từng đặt chân đến những quốc gia nào?
Kim Jong-un được gửi ra nước ngoài ngay từ khi còn nhỏ và trở thành lãnh đạo tối cao Triều Tiên vào năm 2011, sau cái chết của người cha Kim Jong-il.
Bức ảnh hiếm hoi của Kim Jong-un thời thơ ấu và người cha Kim Jong-il.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là con trai thứ hai của cố lãnh đạo Kim Jong-il và người vợ thứ ba Ko Yong-hui. Ông Kim được cho là sinh năm 1982 hoặc 1983.
Không có nhiều thông tin về thời thơ ấu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng theo các nguồn tin không chính thức, ông Kim hoàn thành khóa học tiểu học ở quê nhà Triều Tiên.
Ông Kim lần đầu ra nước ngoài vào năm 1992, khi tháp tùng người mẹ đến Nhật Bản và Trung Quốc. Kim Jong-un sau đó được gửi sang theo học ở Thụy Sĩ, dưới cái tên Un Park và vỏ bọc là con trai của một nhà ngoại giao Triều Tiên.
Kim Jong-un khi còn theo học ở Thụy Sĩ.
Ở thời điểm quay trở về Triều Tiên vào năm 2000, ông Kim được cho là hoàn thành quá trình học cấp 2 và cấp 3, thông thạo tiếng Đức, Pháp và tiếng Anh. Trong quãng thời gian này, nhiều khả năng ông Kim được nhà trường gửi đến Pháp và Đức để trau đồi thêm kỹ năng về ngoại ngữ.
Theo BBC, ông Kim sau đó theo học trường Đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng và bắt đầu tháp tùng người cha Kim Jong-il trong các chuyến đi thị sát trong nước vào năm 2007.
Theo nguồn tin không chính thức, ông Kim từng tháp tùng người cha Kim Jong-il đến Trung Quốc vào năm 2009 và 2010. Quan chức Trung Quốc bác bỏ điều này nhưng tình báo Hàn Quốc lại cho rằng đây là thông tin chính xác.
Đây cũng là quãng thời gian ghi nhận bước tiến vượt bậc của ông Kim, khi trở thành tướng quân đội Triều Tiên ở tuổi 27.
Kim Jong-un tháp tùng người cha Kim Jong-il trong một chuyến thị sát năm 2010.
Cái chết của cố lãnh đạo Kim Jong-il vào năm 2011 đưa Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao ở Triều Tiên. Kể từ đó, ông Kim tập trung giải quyết vấn đề trong nước và đặt mục tiêu theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Đây cũng là lý do ông Kim hủy bỏ chuyến thăm đến Iran năm 2012. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng được đồn đoán sẽ đến thăm Nga năm 2015. Nhưng chuyến thăm này đã bị hủy bỏ vào phút chót
Tờ Chosun IIbo của Hàn Quốc khi đó cho rằng ông Kim không xuất hiện bởi Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng để mang hình ảnh Kim Jong-un ra thế giới. Phần tường thuật qua sóng truyền hình cũng có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ông.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu có bài phát biểu công khai trước công chúng vào ngày 15.4.2012, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên sau khi người cha Kim Jong-il qua đời năm 2011.
Ông Kim khi đó phát biểu rằng sự vượt trội trong công nghệ quân sự sẽ không còn nằm trong tay Mỹ và phương Tây.
Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Triều Tiên đạt bước tiến lớn trong công nghệ hạt nhân và tên lửa tầm xa. Ngày 29.11, vụ phóng tên lửa Hwasong-15 thành công đưa Triều Tiên trở thành quốc gia làm chủ công nghệ tên lửa hiện đại, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, một khi Triều Tiên được cộng đồng quốc tế xác nhận là cường quốc hạt nhân và tình hình đất nước trở nên ổn định, ông Kim sẽ bắt đầu có chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên.
Điểm đến mà nhà lãnh đạo Triều Tiên lựa chọn nhiều khả năng sẽ là Trung Quốc và Nga.
Theo Danviet
Tướng Mỹ: Quốc gia đe dọa Mỹ nhất không phải là Triều Tiên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford phát biểu trước Quốc hội rằng Trung Quốc mới là "kẻ thù lớn nhất" của Mỹ, không phải Triều Tiên. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford. Theo CNN, đây là tuyên bố của ông Dunford trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ...