Những quán phá lấu đắt khách ở Sài Gòn
Phá lấu gồm nội tạng của bò như gan, xách, dạ dày, lá lách…. đã được sơ chế trước khi nấu nướng nhưng lại là một món ăn khá đắt khách ở đất Sài Gòn.
Quán phá lấu Cô Oanh nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Xóm Chiếu – “thiên đường ăn vặt” nổi tiếng ở Sài Gòn. Theo bà chủ, quán đã tồn tại được hơn 20 năm. Tuy quán nằm sâu trong hẻm chợ nhưng lúc nào cũng đông khách. Bà Oanh cho hay, các công đoạn để chế biến món ăn được các thành viên trong nhà chia ra làm từ sớm.
Ảnh: VNE
Gần giống với món thắng cố ở miền Bắc, nguyên liệu để nấu phá lấu ở miền Nam cũng là nội tạng của bò như gan, sách, dạ dày, lá lách… Tất cả đều được sơ chế trước khi nấu nướng. Ngoài món phá lấu truyền thống, quán của bà Oanh được nhiều khách biết đến với với món phá lấu nướng và phá lấu luộc.
Bà Oanh là người đứng chính ở gian bếp được kê một bộ bàn ghế nhỏ. Khi có khách gọi, bà chủ sẽ tự tay cắt từng miếng phá lấu cho vào chén. Sau đó, nhân viên sẽ bưng ra cho khách.
Món ăn sẽ mất ngon nếu thiếu đi chén nước mắm pha chua ngọt. Vị cay càng tăng thêm độ ngon của món ăn. Suất ăn thông thường có giá 20.000 đồng bao gồm một chén phá lấu, một ổ bánh mì và một chén nước dùng thêm. Hương vị bình dân còn có mùi thơm và vị béo của nước cốt dừa. Miếng bò làm kỹ, nấu rất thấm gia vị.
Quán Chú Ba nằm trên con đường nhỏ Dương Đình Nghệ bên hông siêu thị Vinatex (Lãnh Binh Thăng) ở quận 11. Quán tiền thân là môt tiệm chè Tàu mở cũng được gần 20 năm, rồi cách đây gần 10 năm mới bán thêm món phá lấu bò và súp cá viên khá độc đáo.
Phá lấu nướng cũng là món ăn khá thú vị. Ảnh: I.T
Chén phá lấu nóng hổi vừa dọn ra đã thoang thoảng mùi nước dừa cùng một chút cay nồng của quế và ngũ vị hương. Chấm qua một chút mắm me mới bật hết hương vị tuyệt vời của món ăn này. Và cũng đừng quên ăn kèm với bánh mì nữa bởi vị béo béo của nước súp khi ngấm vào bánh như đậm đà hơn bội phần.
Video đang HOT
Địa chỉ: 22 Dương Đình Nghệ, phường 08, quận 11. Mở cửa: 9h -19h
Phá lấu đường Đặng Văn Ngữ
Quán ăn này thâm niên cũng chẳng kém cạnh 2 quán trên, bác chủ quán đã có thâm niên đứng sau tủ đồ ăn 14 năm có lẻ, mở cửa từ 1h30- 23h00. Ngoài món phá lấu quen thuộc thì thực đơn phục vụ khách của quán này rất đa dạng.
Ngoài món phá lấu ăn với bánh mỳ, quán này còn có phá lấu xào me, ăn rất lạ. Mùi vị nghe khác hẳn phá lấu bình thường, nó mang một vị chua ngọt hơn hẳn.
Địa chỉ: Trước Chung Cư 141A Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận.
Phá lấu dì Liên
Quán ăn này đã có từ rất lâu đời, nằm ở số 102 Phan Văn Trị, Q.5. Quán mở đã được hơn 10 năm nay. Phá lấu ở đây không khác với những quán khác về màu nâu cánh gián đặc trưng của món ăn, nhưng nước dùng rất đặc biệt.
Phần nước sốt đặc sánh ấy là hòa quyện của vị ngọt của nước hầm nội tạng, của nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương. Lại còn thấy được cả vị chua chua thanh thanh. Thật sự rất hấp dẫn và khiến món này dễ ăn hơn. Phần cái lúc nào cũng đầy đặn và đầy đủ là: gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía, thịt dày… Cái vị chua cay mặn ngọt cùng với dai dòn sần sật và béo ngậy của “cái”. Bảo sao có thể ngồi cả tiếng để lai rai món này. Phá lấu được ăn kèm với bánh mỳ hoặc chan cùng bát mỳ sợi cũng rất tuyệt.
Địa chỉ: Quán dì Liên, số 102 Phan Văn Trị, Q.5, Sài Gòn.
Theo Dân Việt
3 biến thể phá lấu độc lạ, chỉ hội ăn cả thế giới mới biết ở Sài Gòn
Phá lấu có thể xem là món ăn vặt mang tính biểu tượng của Sài Gòn. Thời gian gần đây, phá lấu có nhiều biến tấu mới, trong đó đặc biệt phải kể đến 3 loại biến tấu dưới đây!
Phá lấu là món ăn vặt khoái khẩu của dân Sài Gòn nói chung. Những tưởng chỉ có vài cách chế biến truyền thống như chấm bánh mì, chan mì gói hay ăn khô bởi mấy chục năm qua đều thế. Vậy nhưng, ở Sài Gòn có 3 chỗ và chỉ duy nhất 3 điểm này có biến tấu phá lấu cực lạ.
1. Phá lấu nước cốt dừa
Phá lấu chị Thục nằm trong hẻm đường Phạm Văn Hai, đã bán qua hai thế hệ mẹ con nhưng đến nay vẫn giữ nguyên nếp bán trên xe đẩy cũ bằng gỗ, trở thành "dấu ấn thương hiệu". Nước dùng của chị Thục nấu từ nước cốt dừa, màu trắng đục, thơm ngọt, béo ngậy khó tả.
Phá lấu ở đâu bán cũng có màu cam đỏ để bắt mắt, quên đi cảm giác món ăn từ nội tạng. Nhưng phá lấu chị Thục lại... không màu. Việc làm phá lấu không cho màu thực phẩm, không dùng gia vị tạo mùi để "át" đi mùi thật của đồ lòng tức phải có cách xử lý lòng rất kỹ, nấu ra thơm ngon không hôi hay hăng. Quan trọng hơn cả, phá lấu chị Thục bán bên cạnh trường tiểu học, khách là trẻ nhỏ rất nhiều, bụng dạ nhạy cảm, đủ để hiểu chất lượng ở đây "không đùa được đâu".
Phá lấu chị Thục cực kỳ béo, ngọt thanh tao, đồ lòng làm sạch sẽ không hôi một tí nào, chấm cùng nước tắc chua nhẹ lại càng thèm thuồng hơn. Chén phá lấu đơn sơ chỉ có màu trắng đục của nước lèo, màu nguyên thủy của lòng, cũng chẳng có rau răm hay bánh mì hay mì gói gì, vậy mà có khi đến ăn còn chẳng có chỗ ngồi vì hai chiếc bàn với đôi ba cái ghế nhựa lúc nào cũng kín khách.
Quán phá lấu này đã bán ngót nghét hơn 30 năm, trở thành tuổi thơ của bao học trò trường tiểu học Bình Giã. Khó tìm thấy xe phá lấu cốt dừa nào như vầy ở Sài Gòn nữa. Một chén nhỏ chỉ 13 ngàn nhưng ai đến ăn cũng phải gọi 2 - 3 chén mới đã cơn thèm. Chị Thục bán từ 4 giờ chiều khi học sinh tan trường cho đến tối tầm 7 giờ là dọn.
2. Mì Ý xào phá lấu
Quán phá lấu ở Bình Thới quận 11 tuy nằm trong hẻm hóc vậy đó mà lại đông khách cực kỳ, cũng chỉ bởi có "món tủ" chẳng nơi nào bán: mì Ý xào phá lấu. Mì gói xào phá lấu cho cảm giác hơi ngấy dầu mỡ nhưng mì Ý thì khác, sợi mì dai hơn, thơm hơn, xào cùng nước phá lấu và bơ chỉ ngửi mùi thôi đã ứa nước miếng thèm thuồng, điểm xuyết mấy sợi rau muống đảo nhanh còn giòn sật, ăn khi nóng hổi vừa trút ra từ chảo thì đúng nghĩa mỹ vị nhân gian.
Phá lấu làm sạch, xào chung với bơ, khi ăn dai giòn, sần sật đã răng phải biết. Một đĩa mì xào khá to chỉ 25 ngàn, bạn nào ăn khỏe có thể gọi thêm phá lấu chén để ăn kèm, đảm bảo no căng.
Quán bán từ khoảng 5 giờ chiều đến hơn 10 giờ tối, điểm trừ là ở quận 11 khá xa trung tâm và ngõ ngách đường Bình Thới vốn khó tìm. Mì Ý xào phá lấu là "món hot" của quán nên nếu muốn thưởng thức bạn nên đi sớm, tầm sau 7 giờ tối có khi sẽ hết mì nhé!
3. Phá lấu lên mâm
Không mới ở món ăn nhưng rất mới lạ trong cách trình bày, đó là phá lấu lên mâm nằm ở quán ăn đối điện Ga tàu hỏa Sài Gòn. Một mâm phá lấu chắc phải 2 - 3 người ăn mới hết bởi mâm khá to và dễ ngấy do nhiều đạm, nhiều mỡ.
Các món trong mâm này sẽ gồm: phá lấu bò, phá lấu heo dùng mũi và tai heo, phá lấu gà có gan và mề gà, phá lấu mực, phá lấu bò xào me, mì gói xào phá lấu bò và xôi nếp pate. Nghe qua cũng đủ thấy độ "khủng" của phần ăn này rồi nhỉ.
Theo review của nhiều người, mâm phá lấu trình bày đẹp, quán sạch sẽ, phục vụ nhanh nhẹn nhưng các món ăn chỉ dừng ở mức độ ổn chứ không ngon xuất sắc. Phá lấu mực lạ miệng, mực ninh mềm, thú vị và nên thử. Một mâm có giá tầm 138 ngàn, tốt nhất nên ăn vặt và chia ba người bởi phá lấu vốn là món dễ ngấy, không nên ăn quá no trong một lần. Nhiều khách hàng khen phá lấu xào me và xôi nếp pate.
Phá lấu xào me là món ăn vặt ít nơi bán, đây có thể xem là biến tấu từ món hột vịt lộn xào me "huyền thoại Sài Gòn", độ chua nhẹ của me khi cân bằng với độ béo của phá lấu cũng rất hợp. Quán nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, đối diện với ga Sài Gòn, bán từ 2 giờ chiều đến 2 giờ đêm.
Theo Helino
Món thịt thối đặc sản "lúc nhúc giòi" ở vùng núi Sơn La Mùi hôi nồng của món canh thịt thối và rau thối ở Sơn La sẽ khiến những ai lần đầu thưởng thức đều thấy sợ và khó chịu nhưng khi đã ăn quen thì nó lại dễ gây nghiện, khiến ta nhớ mãi. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc không chỉ nổi tiếng về các điểm du lịch như...