Những quan niệm sai lầm về xu hướng thời trang bền vững
Thời trang bền vững là vấn đề nóng không chỉ trong phạm vi thời trang mà còn là xu thế được toàn thế giới quan tâm. Đã đến lúc chúng ta nên tìm hiểu và loại bỏ những quan niệm sai lầm nếu muốn ủng hộ thời trang “xanh”.
Nếu ví von thế giới của thời trang bền vững như nền ẩm thực thì chúng được xem là món ăn đang bị người ta nhúng, tẩm bột và chiên trong các quan niệm sai lầm.
Nhưng thời trang bền vững thực sự có ý nghĩa gì? Điều đó quan trọng như thế nào đối với tôi hoặc chúng ta, những con người trong cùng một xã hội?
Mỗi khi thấy nơi nào có những từ như “hữu cơ”, “thân thiện với môi trường” và “tốt hơn cho môi trường” thì thường sẽ được phủ ngập trong sắc xanh bắt mắt. (Ảnh: Getty Images)
Có thể hơi bất ngờ, nhưng theo bài viết của tạp chí Alternatives Journal, Ngành công nghiệp thời trang đang gặp phải những rủi ro như thế nào sau vụ sập toà nhà tám tầng Rana Plaza ở Savar, gần thủ đô của Bangladesh, ngành công nghiệp thời trang được cho là có mức sử dụng và ô nhiễm nước ngọt cao nhất. Phải mất khoảng 2.700 lít nước để làm một chiếc áo phông cotton và 17-20% ô nhiễm nước công nghiệp xuất phát từ việc nhuộm và xử lý dệt may.
Để giúp loại bỏ một số các tin vô căn cứ xoay quanh nó, dưới đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất về tính bền vững khi nói đến ngành thời trang hoặc thời trang chậm.
SAI LẦM THỨ NHẤT: TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI LO LẮNG VỀ THỜI TRANG KHI MÀ CHÚNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG?
Hầu hết nguồn nhân công đang phải đối mặt với nhiều hoá chất độc hại, điều kiện làm việc khắc nghiệt để nhận về cho mình từng đồng lương ít ỏi. (Ảnh: Gettyimages)
Trên thực tế, thời trang ảnh hưởng nhiều hơn đến môi trường, từ không khí bạn thở, nước bạn uống và thức ăn bạn ăn. Quần áo bạn mặc thậm chí có thể đắm mình trong các hóa chất và thuốc nhuộm thấm vào làn da mỏng manh của bạn.
Nếu chúng ta nghĩ về các quá trình được sử dụng để tạo ra một món đồ may mặc, nó khá đơn giản. Vải được tạo ra từ sợi, được trồng trên trái đất. Trái đất đã bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu và làm biến đổi gen thực phẩm của con người để sản xuất nhanh và hiệu quả hơn. Những loại thuốc này sau đó thải vào các hồ, sông và được hấp thụ vào đất. Nguồn nước từ sông, hồ được chúng ta, động vật hoang dã và thực vật tiêu thụ. Cuối cùng, con người sẽ ăn và uống các sản phẩm đã bị ô nhiễm.
Cuối cùng, không chỉ môi trường sống trên Trái Đất mà còn chính con người cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề. (Ảnh: Getty Images)
Song song đó, bạn không chỉ tiêu thụ các chất độc hại tiềm ẩn trong nội bộ mà còn tiêu thụ chúng bên ngoài. Trong một bài báo của trang Huffington Post, phải mất gần 151 gram phân bón tổng hợp để trồng 453 gram bông thô, và nó chỉ mất dưới số lượng bông thô này để làm một chiếc áo phông. Khi dùng bông để làm quần áo, nhiều vật liệu nguy hiểm được sử dụng để tạo ra sản phẩm như kim loại nặng, chất chống cháy, amoniac, phthalates và formaldehyde… Những hóa chất độc hại này xâm nhập vào các loại vải chúng ta sử dụng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại là lượng quần áo được sản xuất ở những quốc gia đang phát triển có nguồn nhân lực đang phải lao động dưới sự giám sát rất gắt gao và chỉ được nhận lương vừa đủ sống. Họ phải làm việc để tạo ra số lượng sản phẩm đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vào thời gian sớm nhất. Nhưng đổi lại, họ được chi trả với mức phí như thế nào?
Video đang HOT
Điều kiện làm việc không đảm bảo, sức khoẻ bị đe doạ, nhân công vẫn buộc phải làm việc liên tục để đảm bảo đủ nguồn cung ứng sản phẩm. (Ảnh: Getty Images)
SAI LẦM THỨ HAI: KHÔNG CÓ NHIỀU THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG BỀN VỮNG
Chúng ta sống trong một thế giới bão hòa với phương tiện truyền thông xã hội, internet được cải tiến không ngừng. Nếu bạn đang tìm kiếm các thương hiệu bền vững, cách đơn giản nhất là “làm bạn” với thanh công cụ tìm kiếm Google. Bạn có thể sử dụng cụm từ đơn giản như “thương hiệu thời trang bền vững”, kết quả sẽ liệt kê danh sách các bài viết, blog về thương hiệu trong và ngoài nước. Chúng sẽ cung cấp tất cả những gì bạn cần để sở hữu một cuộc sống “xanh”.
Những trang web như Refinery29, The Good Trade, Marie Claire đều có những bài viết khá hay cập nhật về xu hướng này cũng như chia sẻ các bí quyết thời trang bền vững.
Hiện nay, có khá nhiều thương hiệu trên thế giới phát triển theo xu hướng thời trang bền vững đáp ứng mọi nhu cầu mặc “xanh” của người tiêu dùng. (Ảnh: Getty Images)
Trang Eco Fashion World cũng là một địa chỉ phổ biến về phong trào bền vững khi cung cấp cho bạn rất nhiều mẹo để áp dụng vào đời sống thực tiễn. Hãy thử tìm hiểu sâu về lợi ích của sự bền vững, nếu không phải cho bạn, thì cho tương lai con của bạn.
SAI LẦM THỨ BA: NHỮNG MÓN ĐỒ THỜI TRANG BỀN VỮNG KHÁ ĐẮT VÀ KHÔNG THỂ ÁP DỤNG MỖI NGÀY
Một lựa chọn tuyệt vời khác là nghía qua các món vintage cổ điển, đồ cũ hoặc ký gửi còn tốt. Đó cũng là một trong các cách để ủng hộ thời trang bền vững và giảm lãng phí. (Ảnh: Getty Images)
Nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với việc mua hàng ngoài ý muốn mà không quá quan tâm chi phí hoặc sự cần thiết từ sản phẩm. Nếu được giảm giá hợp lý, chúng ta thường không ngần ngại là chi trả để mua chúng. Lúc này, giá cả dường như không còn là vấn đề quá lớn khi nói đến chất lượng.
Hãy suy nghĩ về lần cuối bạn quyết định không mua sữa bổ sung hormone. Bạn thậm chí đã suy nghĩ hai lần về nó? Chắc là không. Nó chỉ đến như bản năng rằng sữa hormone không cần thiết và không nên. Đó cũng là điều tương tự với các thương hiệu và sản phẩm bền vững, tất cả đều chú trọng về chất lượng và tuổi thọ, không có thêm yếu tố kích thích hấp dẫn nào.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ nguồn vốn con người cần để sản xuất nó cho đến khi bạn phân phối ra bên ngoài. (Ảnh: Unsplash)
Dưới đây là một vài thương hiệu có thể làm cho bạn “xanh” hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thrive Market là lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các nhu yếu phẩm hàng ngày. Họ có mọi thứ từ thuốc chữa bệnh cảm đến đồ chơi mới cho chú chó cưng. Và nếu bạn muốn cái gì đó địa phương hơn, hãy thử tìm ở những khu chợ ngay nơi bạn ở hoặc cửa hàng tạp hóa có bán sản phẩm hữu cơ.
Để tìm hiểu sâu hơn về thời trang bền vững, hãy xem các thương hiệu như People Tree, Everlane, Zady và Patagonia… Những thương hiệu này có giá cả phải chăng như chiếc áo 55 đô la Mỹ từ một cửa hàng lớn, nhưng họ luôn chú trọng đến vòng đời của từng sản phẩm may mặc. (Ảnh: Unsplash)
SAI LẦM THỨ TƯ: TÔI KHÔNG THỂ TÁC ĐỘNG SÂU SẮC ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG ĐANG BÃO HÒA
“Thời trang có thể là một “chiến binh toàn cầu” trong việc bảo vệ hành tinh”, Pharrell Williams nói với National Geographic. (Ảnh: thefashionfolks)
Nếu người mua yêu cầu thì những thay đổi trong ngành công nghiệp thời trang sẽ tồn tại lớn mạnh hơn. Chỉ mất một giây để suy nghĩ về tất cả những kết quả mà người tiêu dùng có khả năng thay đổi chỉ trong thập kỷ qua: mặt tiền cửa hàng sẽ không còn cần thiết khi sự hiện diện của hình ảnh quảng cáo trên web thu hút hơn, sử dụng thiết bị di động để mua sắm thay thế cho việc phải di chuyển ra phố.
Các đánh giá trực tuyến giờ đây cũng mang nhiều trọng lượng hơn đối với thương hiệu. Các sản phẩm cũng được đầu tư sống động như ngoài thực tế, tiện lợi hơn cho người tiêu dùng có thể thoải mái chọn lựa.
Chỉ cần bắt đầu từ một cá nhân, từ một nơi, rồi sau đó sẽ lan rộng ra phạm vi toàn cầu. (Ảnh: Unsplash)
Đây là cả một quá trình chậm và lâu dài, trong đó, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng cũng là một phần của sự phát triển tích cực đối với ngành thời trang. Nicole Peyraud chia sẻ trong một bài báo của tờ Yogi Times: việc ủng hộ nhiệt tình lựa chọn mang tính bền vững là cách người tiêu dùng chủ động mang đến sự thay đổi thân thiện với môi trường. Điều này thể hiện rõ sức mạnh mang tính đóng góp của từng cá nhân.
SAI LẦM THỨ NĂM: THỜI TRANG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG THÌ KHÔNG ĐẸP HOẶC KHÔNG HỢP PHONG CÁCH
Các thương hiệu thời trang bền vững này bao gồm rất nhiều các sản phẩm phù hợp cho tất cả lứa tuổi, từ cô con gái nhỏ đến người bà của bạn. Theo đó, sự đa dạng ở hết mọi phong cách như: tối giản, sang trọng hoặc retro sẽ chiều lòng cả những vị khách hàng khó tính. (Ảnh: Getty Images)
Đoán xem, khi bạn hình dung về thời trang bền vững, bạn có thể mường tượng ra hình ảnh một người ăn kiêng, người thuần chay hoặc thích yoga. Điều này hoàn toàn trái ngược với thế giới của thời trang bền vững. Các thương hiệu bền vững hiện nay đều có thể giúp bạn sắm những món đồ thời trang từ áo phông cho đến đồ lót thường ngày. Đây được coi là tầm ảnh hưởng của việc mua sắm.
Vậy nên, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như sử dụng ống hút kim loại, nói không với bao nilon… và đừng xem thường sức mạnh của từng hành động cá nhân.
Theo elle.vn
Nếu không muốn tổn thọ, hãy vứt đi ngay những thứ này trước khi quá muộn
Đôi khi, chính những vật dụng quen thuộc bạn sử dụng hằng ngày lại là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Vì vậy, hãy sẵn sàng bỏ đi 7 món đồ này để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình.
1. Hộp nhựa cũ
Trong số hộp nhựa gia đình bạn thường sử dụng, có chiếc nào bị biến dạng, nứt vỡ hay có dấu PC (polycarbonate) không? Nếu có, hãy lập tức bỏ đi vì chúng đặc biệt có hại do chứa nhiều hợp chất có thể ngấm vào các thức ăn lưu trữ trong đó. Ngoài ra, những chất độc hại cũng sẽ được sản sinh trong quá trình hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng hay đựng thức ăn chứa dầu mỡ. Hãy ưu tiên những chiếc hộp làm bằng thủy tinh.
2. Xịt phòng
Mặc dù các nhà sản xuất đã loại bỏ chất phthalates - chất có công dụng giữ mùi hương lâu hơn và diệt côn trùng tốt hơn trong sản phẩm xịt phòng. Tuy nhiên thực tế, một lượng hóa chất này vẫn còn tồn tại và nếu sử dụng thường xuyên trong khu vực kín như văn phòng, nhà ở sẽ dễ dẫn đến cách bệnh liên quan đến mũi.
3. Bàn chải đánh răng cũ
Bàn chải khi dùng sau một thời gian và để trong môi trường có độ ẩm cao như nhà tắm không chỉ dễ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập mà còn bị hư hỏng và làm giảm khả năng làm sạch mảng bám. Lúc này, bạn nên "tạm biệt" chúng ngay trước khi gây hại cho cơ thể những vấn đề về răng miệng.
Bạn nên thay bàn chải sau khoảng 2-3 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe và răng miệng.
4. Giày và quần áo cũ
Giày cũ có thể ảnh hưởng đến bàn chân và cơ bắp chân còn những mảng sợi cũ của quần áo có thể gây kích ứng da. Mọi thứ đều có thời hạn sử dụng, đừng chỉ vì đôi giày hay bộ quần áo đắt tiền đã cũ mà làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
5. Chăn gối cũ
Theo nghiên cứu về hen suyễn, dị ứng và miễn dịch học ở Mỹ, khoảng 10% người Mỹ bị dị ứng và mẫn cảm với bụi tích tụ trong gối cũ. Điều tương tự xảy ra từ nệm và chăn cũ.
6. Miếng bọt biển rửa bát
Theo các chuyên gia, khi bạn sử dụng miếng bọt biển rửa bát, nhiều loại vi khuẩn có hại như salmonella sẽ được lưu lại và ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Nếu không thường xuyên thay được, bạn hãy sử dụng miếng vải mỏng và giặt sạch sau mỗi ngày sử dụng.
7. Mascara cũ
Lông mi chính là vật cản vi trùng và bụi bẩn tiếp xúc với mắt nên khi sử dụng mascara, vô tình bạn có thể làm cho chúng bị dính vi khuẩn, lâu ngày, số lượng vi khuẩn này sẽ tăng lên sau đó lây lan và phát triển trên lông mi của bạn. Vì vậy, đừng ngần ngại mà vứt đi những chiếc chuốt mi đã quá lâu ngày.
Theo vietnamnet.vn
Bảo Hòa - từ chân dài đình đám đến bà mẹ hai con kín tiếng Rời Việt Nam khi đang nổi tiếng, siêu mẫu sang Mỹ tiếp tục sự nghiệp và kết hôn, sinh con. Bảo Hòa sinh năm 1985, cao 1,7 m. Cô là hiện tượng của làng mốt Việt những năm 2000 với vóc dáng mảnh mai, gương mặt sắc sảo, lạnh lùng và khả năng catwalk. Năm học lớp 11, cô lọt vào mắt xanh...