Những quán món Bắc ngon gần sân bay Tân Sơn Nhất
Khu huấn luyện bay ở quận Tân Bình, TP HCM là nơi tập trung nhiều người Bắc di cư và đi kèm với đó là rất nhiều món ăn gốc Bắc ngon miệng.
1. Bánh đa cua Hải Phòng
Từ những nguyên liệu bình dị như: cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… nhưng nhờ sự khéo léo mà những người con thành phố hoa phượng đỏ đã tạo nên món bánh đa cua nổi tiếng khắp cả nước. Điểm làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này là nước dùng, không trong, có màu hơi đục, khi ăn có vị ngọt thanh và dậy mùi cua. Để có được điều đó thì nước dùng phải nấu từ nước hầm xương lợn và thân cua giã nát đã lược nên nước dùng có vị ngọt thanh đậm đà và thoang thoảng trong đó là mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng của cua đồng.
Bát bánh đa cua thơm ngon nhiều màu sắc, màu nâu của bánh đa, vàng nâu của gạch cua, xanh của rau muống, rau nhút, màu vàng của hành phi… tất cả hòa lẫn trong cái ngọt thanh, thơm vị cua của nước dùng tạo thành một món ăn hấp dẫn mà ai đã ăn một lần thì không thể quên được.
Địa chỉ: Bánh đa cua Hải Phòng, 12M đường Hát Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ sáng đến chiều tối. Mỗi bát bánh đa cua có giá 40.000 đồng.
2. Bún chả Hà Nội
Thực khách của quán là những người dân và giới văn phòng trong khu vực. Đặc biệt, quán là địa chỉ quen thuộc của các phi hành đoàn, các nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp ghé ăn vào mỗi buổi trưa. Món ăn của quán mang đậm hương vị miền Bắc, thể hiện qua cách chế biến của từng nguyên liệu. Thịt nướng là thịt ba chỉ, thái lát mỏng vừa phải, ướp gia vị và nướng chín trên bếp than củi. Chả được làm từ thịt băm, ướp gia vị cho ngấm đều, nặn thành từng viên vừa ăn và làm chín bằng cách nướng.
Trong khi đó, nước chấm của quán được pha có vị chua thanh của giấm bỗng, vị ngọt vừa phải của đường, bên trong là vài lát đu đủ xanh thái mỏng, cùng vị cay của ớt bột. Ăn kèm là các loại rau đặc trưng miền Bắc như xà lách, kinh giới, húng quế…
Địa chỉ: Quán Đồng Xuân ở số B92 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM. Quán bán từ 10h đến chiều tối. Mỗi phần bún chả có giá 38.000 đồng.
3. Bún cá rô đồng Hải Dương
Video đang HOT
Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn của đất Hải Dương này chính là cá rô đồng. Những con cá rô sau khi bắt về được đánh vẩy, làm sạch ruột, rửa sạch. Dùng dao lóc xương, tách lấy phần thịt, sau đó cho phần thịt cá vào chảo dầu chiên vàng.
Bún cá rô muốn ngon không thể thiếu vị ngọt thanh của nước dùng. Cho phần xương và đầu cá vào ninh nước dùng, có thể cho thêm một ít xương heo vào ninh chung để nước dùng có vị ngọt hơn. Nướng một củ gừng hơi cháy vỏ, đập dập, thả vào nồi ninh cùng để nước dùng không tanh, có mùi quyến rũ và làm ấm lòng người thưởng thức.
Bát bún còn có thêm các nguyên liệu khác như thì là, dọc mùng, giúp thực khác thêm ngon miệng, tăng thêm hương vị cho món ăn. Địa chỉ: Quán bún cá rô đồng – 76 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 6h sáng đến 10h tối.
4. Bún đậu mắm tôm
Nằm trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình), khu vực tập trung rất đông người gốc Bắc sinh sống, quán bún đậu này nhanh chóng trở thành địa chỉ lui tới của nhiều người. Món bún đậu mắm tôm của quán tuy không giữ được toàn vẹn hương vị của món ăn như ở Hà Nội, nhưng cũng đủ để thỏa mãn vị giác của những thực khách trót mê món bún đậm đà này.
Khi đã thưởng thức xong món bún đậu mắm tôm, nếu như vẫn còn thòm thèm, bạn có thể thưởng thức thêm các món ăn ngon miệng khác của miền Bắc như: bún ốc chuối đậu, bún mắm tép thịt luộc, nem rán… Địa chỉ: 6 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 10h đến 22h, mỗi phần ăn ở quán có giá từ 55.000 đồng.
5. Nem tai Nam Định
Đây là món ăn rất nổi tiếng của người dân Nam Định. Món ăn có thành phần đơn giản là tai lợn trộn thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, nước mắm ngọt…. Nếu nói về bí quyết thì để có món nem tai “chuẩn” cần cả 3 yếu tố: tai lợn ngon được hấp vừa tới, thính (gạo rang) phải thơm, nước chấm phải vừa miệng, đủ vị.
Tai heo được làm sạch, luộc chín rồi làm nguội bằng nước đá lạnh. Thính trộn với tai heo là loại thính làm từ gạo rang, đậu xanh và đậu nành nguyên chất để món ăn vừa thơm lại bùi và béo khi ăn. Đợi tai nguội, vớt ra và thái thành từng lát mỏng vừa ăn. Sau đó cho vào chiếc thau nhỏ, trộn đều với giềng, sả đã giã nhuyễn, ít hạt nêm, lá chanh thái sợi. Tiếp đến cho thính vào, trộn đều đến khi thính bám đầy từng lát tai lợn là được. Khi ăn, hương vị của các loại rau như đinh lăng, lá sung, sung muối, kinh giới…cuốn lẫn với bánh tráng, nem tai cùng chén nước chấm chua cay đem đến cảm giác thơm ngon, lạ miệng cho người ăn.
Địa chỉ: Quán nem tai Ông Vàng – 19 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Quán bán từ 8h đến 22h hằng ngày. Mỗi phần nem tai có giá từ 50.000 đồng.
Ngoài những món ngon kể trên, khu vực này còn có rất nhiều món ăn ngon khác như: bún mọc, bún bung; lẩu dê Nình Bình…
Theo Tapchiamthuc
70 năm bánh mì thịt nguội Sài Gòn
Nhà hàng Nguyên Sinh bán món bánh mì với thịt nguội (người Hà Nội xưa hay gọi là "cơm Tây") cho tầng lớp trung lưu hay công chức làm việc cho Pháp từ năm 1942, cũng là một trong những nhà hàng đầu tiên do người Việt mở ở Hà Nội, với cái tên "Nguyên Sinh restaurant".
Dĩa bánh mì thịt nguội Nguyên Sinh cũng là hình ảnh về lối thưởng ngoạn phong lưu của người Hà Nội dưới thời Pháp thuộc
Chủ tiệm bánh mì Nguyên Sinh là ông Nguyễn Văn Miêu năm nay 96 tuổi, hiện sống ở Sài Gòn cùng người con trai cả và con trai út, cũng hai người đang nối nghiệp ông. "Nguyên Sinh" chính là tên người con trai cả của ông. Tiệm bánh mì Nguyên Sinh ở Sài Gòn mở năm 1982 dù ông Miêu vào Sài Gòn từ 1979. Còn chi nhánh bánh mì Nguyên Sinh ở Hà Nội là của người con trai thứ.
Cách thưởng thức bánh mì thịt ở tiệm Nguyên Sinh Sài Gòn thật khác lạ, một dĩa thịt nguội được đưa ra gồm 7 loại khác nhau: paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói... ăn kèm đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ ngoại nhập. Có lẽ đây cũng là hình ảnh về lối thưởng ngoạn phong lưu của người Hà Nội dưới thời Pháp thuộc.
Ấn tượng nhất phải kể đến món pâté gan heo hay gan gà với một hương vị đặc trưng không thể diễn tả bằng lời, hòa quyện với hương bánh mì để lại một dư vị thật khó tả. Chủ quán tiết lộ, món pâté được cho bột quế (chứ không phải húng lìu như thường thấy) ở một mức rất ít, vừa đủ để món này không quá nồng mà dậy lên mùi thơm quyến rũ. Các món thịt xông khói hay xúc xích cũng vậy, với hương vị đặc thù mà không tiệm nào khác có được (dù cho hình thức có thể rất giống nhau).
Đùi heo xông khói làm theo chỉ dẫn của người Pháp trong thời gian ông Miêu làm việc cho hãng đồ nguội Michaux
Giò thủ và giò tai là món thuần Việt của Nguyên Sinh
Anh Nguyên Sinh cho biết, cụ Miêu trước đây làm cho hãng Michaux của Pháp, được hãng này đào tạo bài bản về cách làm món ăn Pháp từ năm 1938. Sau khi thôi làm ở đây, cụ Miêu đã mở nhà hàng có thể nói là đầu tiên ở Hà Nội do người Việt làm chủ (năm 1942 nhà hàng này ở Quán Thánh, đến năm 1946 dời về Lý Nam Đế, sau đó chuyển về phố Thuốc Bắc, để rồi từ năm 1956 chuyển về Lý Quốc Sư).
Những "restaurant cơm Tây" Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp chỉ đếm trên đầu ngón tay và không phổ biến bằng "cơm Tàu" vì kén khách. Trong cuốn Hà Nội 36 phố phường của nhà văn Thạch Lam, ông liệt kê nhiều tiệm cơm Tàu mà lại không nhắc hề đến tiệm cơm Tây nào.
Món thịt nguội ở Nguyên Sinh vẫn tuân theo công thức có từ thời Pháp thuộc
Paté gan gà, món trứ danh của Nguyên Sinh với hương vị độc đáo, phảng phất mùi quế
Các món thịt nguội Nguyên Sinh ngày nay vẫn giữ nguyên cách làm do cụ Miêu truyền lại. Theo anh Nguyên Sinh, bây giờ có tiết lộ công thức cho người khác thì không ai dám mở tiệm. Bởi cách làm rất nghiêm ngặt và kỹ lưỡng, chỉ có thể xuất phát từ tâm huyết của dòng họ thì mới lưu truyền được đến ngày hôm nay. Những món thịt nguội làm ra phải cần một tủ giữ lạnh chuyên biệt giá vài ngàn đô để lưu giữ mới an toàn. Đầu tư lớn và kỳ công như vậy, đố ai dám bán bánh mì kiểu Nguyên Sinh?
Đa phần khách tới tiệm bánh mì Nguyên Sinh đều mua mang về. Nhưng nếu có thời gian bạn có thể thưởng thức bánh mì tại đây với một phong cách chậm rãi để cảm nhận hương vị đặc biệt của nhiều loại thịt nguội. Với một chút hoài niệm, từ cung cách phục vụ cho cách bài trí kiểu Hà Nội xưa, sạch sẽ, nền nã, như một khoảng lặng đẹp giữa Sài Gòn tấp nập.
Những thương hiệu bánh mì thịt nguội đến từ Hà Nội như Hòa Mã, Nguyên Sinh, Hà Nội, Cụ Lý... gợi mở cho chúng ta nhiều điều lý thú về bánh mì Sài Gòn. Người Sài Gòn ăn bánh mì từ khi nào, có phải bánh mì Sài Gòn ngày nay là "di sản kế thừa" của những thương hiệu Hà Nội di cư vào Nam năm 1954... là những câu hỏi thú vị cần được làm sáng tỏ. Một câu chuyện ẩm thực rõ ràng, trọn vẹn sẽ góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, điều mà Hồng Kông hay Singapore đã hoàn tất từ rất lâu.
Bánh mì Nguyên Sinh
141 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 01
Giờ mở cửa: 6h sáng đến 9h tối
Giá: Bánh mì thịt nguội thập cẩm (32.000đ/phần), Ốp la thịt nguội (38.000đ/phần)
Theo SGAT
Phở Minh: Khoảng lặng giữa Sài Gòn Từ một món ngon của xứ Bắc, phở đã "Nam tiến" và trở thành một phần quen thuộc trong đời sống ẩm thực miền Nam. Đặc biệt ở Sài Gòn, phở có mặt trong hang cùng ngõ hẻm với đa dạng những biến thể thú vị. Người Sài Gòn có thể ăn phở bất kể sáng trưa chiều tối, không kể là hàng...